Philippines phản đối Trung Quốc xây trường tại Hoàng Sa
Thứ Bảy vừa rồi, Trung Quốc khởi công xây dựng một ngôi trường trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Philippines hôm nay (16/6) cho biết sẽ đề xuất việc tạm ngưng các hoạt động xây dựng trên biển Đông. Động thái này của Manila được đưa ra hai ngày sau khi Trung Quốc khởi công xây một trường học phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hãng thông tấn AP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói, ông sẽ đề xuất Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi việc tạm ngừng các hoạt động xây dựng trên biển Đông. Cho dù, như AP nhận xét, động thái này của Philippines có thể sẽ vấp phải sự phớt lờ hoặc phủ nhận của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ, chúng tôi nên tranh thủ cộng đồng quốc tế trong việc tiến tới và nói rằng nên xử lý căng thẳng trên biển Đông trước khi mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông del Rosario nói.
Thứ Bảy vừa rồi, Trung Quốc khởi công xây dựng một ngôi trường trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hai năm trước, Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam, ngay trên quần đảo Hoàng Sa, biến đảo Phú Lâm thành trung tâm của “thành phố” này.
Phát biểu trên kênh ABS-CBN News, Ngoại trưởng del Rosario của Philippines nói rằng, Trung Quốc đang đẩy nhanh “chương trình mở rộng” trên biển Đông để hoàn thành chương trình này trước khi các nước ASEAN và Trung Quốc đạt tới một bộ quy tắc ứng xử (COC) với các quy định ngăn chặn những hành vi tương tự trên biển Đông.
Ông del Rosario cũng nói rằng, gợi ý của ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách khu vực Đông Á, về việc đặt ra các quy định nhằm đóng băng các hoạt động gây căng thẳng ở biển Đông giữa lúc COC còn chưa đạt được là “một các làm phù hợp” và điều mà “tôi muốn khởi xướng”.
Khi Trung Quốc xây dựng “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm vào năm 2012, chính quyền của “thành phố” phi pháp với khoảng 1.000 dân này đã dựng nên bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện…
Theo số liệu của “chính quyền Tam Sa”, dân số của “thành phố” này hiện là 1.443 người, có thời điểm lên tới 2.000 người. Hiện “thành phố Tam Sa” đã có một sân bay, khách sạn, thư viện, 5 đường chính, được phủ sóng di động và trạm thu tín hiệu truyền hình vệ tinh. Ngoài ra, “thành phố” này cũng có tàu tiếp tế để vận chuyển lương thực, thực phẩm, nước uống, vật liệu xây dựng và con người.
Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc xây dựng trường học mới trên đảo Phú Lâm là hành vi tiếp tục sự xâm phạm chủ quyền này.
Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 5.
Philippines cho biết, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động khai hoang trên một loạt bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bao gồm bãi Ken Nan, bãi Gạc Ma, bãi Châu Viên, và bãi Ga Ven. Ngày 15/5, Philippines cho biết đã phản đối việc Trung Quốc khai hoang bãi Ken Nan.
Manila cho rằng, Trung Quốc có thể xây các căn cứ quân sự và đường băng trên các bãi đá này, nhằm tăng cường hiện diện quân sự trên biển Đông.
Hãng thông tấn AP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói, ông sẽ đề xuất Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi việc tạm ngừng các hoạt động xây dựng trên biển Đông. Cho dù, như AP nhận xét, động thái này của Philippines có thể sẽ vấp phải sự phớt lờ hoặc phủ nhận của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ, chúng tôi nên tranh thủ cộng đồng quốc tế trong việc tiến tới và nói rằng nên xử lý căng thẳng trên biển Đông trước khi mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông del Rosario nói.
Thứ Bảy vừa rồi, Trung Quốc khởi công xây dựng một ngôi trường trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hai năm trước, Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam, ngay trên quần đảo Hoàng Sa, biến đảo Phú Lâm thành trung tâm của “thành phố” này.
Phát biểu trên kênh ABS-CBN News, Ngoại trưởng del Rosario của Philippines nói rằng, Trung Quốc đang đẩy nhanh “chương trình mở rộng” trên biển Đông để hoàn thành chương trình này trước khi các nước ASEAN và Trung Quốc đạt tới một bộ quy tắc ứng xử (COC) với các quy định ngăn chặn những hành vi tương tự trên biển Đông.
Ông del Rosario cũng nói rằng, gợi ý của ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách khu vực Đông Á, về việc đặt ra các quy định nhằm đóng băng các hoạt động gây căng thẳng ở biển Đông giữa lúc COC còn chưa đạt được là “một các làm phù hợp” và điều mà “tôi muốn khởi xướng”.
Khi Trung Quốc xây dựng “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm vào năm 2012, chính quyền của “thành phố” phi pháp với khoảng 1.000 dân này đã dựng nên bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện…
Theo số liệu của “chính quyền Tam Sa”, dân số của “thành phố” này hiện là 1.443 người, có thời điểm lên tới 2.000 người. Hiện “thành phố Tam Sa” đã có một sân bay, khách sạn, thư viện, 5 đường chính, được phủ sóng di động và trạm thu tín hiệu truyền hình vệ tinh. Ngoài ra, “thành phố” này cũng có tàu tiếp tế để vận chuyển lương thực, thực phẩm, nước uống, vật liệu xây dựng và con người.
Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc xây dựng trường học mới trên đảo Phú Lâm là hành vi tiếp tục sự xâm phạm chủ quyền này.
Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 5.
Philippines cho biết, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động khai hoang trên một loạt bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bao gồm bãi Ken Nan, bãi Gạc Ma, bãi Châu Viên, và bãi Ga Ven. Ngày 15/5, Philippines cho biết đã phản đối việc Trung Quốc khai hoang bãi Ken Nan.
Manila cho rằng, Trung Quốc có thể xây các căn cứ quân sự và đường băng trên các bãi đá này, nhằm tăng cường hiện diện quân sự trên biển Đông.