Phơi phới triển vọng Windows 7
Microsoft đang ráo riết chuẩn bị cho việc tung ra hệ điều hành mới nhất của hãng là Windows 7 vào ngày 22/10 này
Microsoft đang ráo riết chuẩn bị cho việc tung ra hệ điều hành mới nhất của hãng là Windows 7 vào ngày 22/10 này.
Theo các nhà phân tích, việc Windows 7 thành công hay thất bại sẽ quyết định tương lai của hãng phần mềm lớn nhất thế giới.
Khi nói đến Microsoft, ấn tượng mạnh mẽ nhất có lẽ là tầm vươn rộng toàn cầu. Ước tính hệ điều hành Windows của Microsoft được cài đặt cho khoảng 90% số máy tính trên thế giới, phục vụ cho hơn 1 tỷ người sử dụng. Windows cũng là mảng sản phẩm đem tới nhiều sức mạnh nhất cho Microsoft. Trong năm tài chính vừa qua, khoản tổng doanh thu 58,4 tỷ USD đã đem đến cho Microsoft khoản lợi nhuận ròng 14,6 tỷ USD, trong đó quá một nửa là lợi nhuận từ Windows.
Nhiều năm qua, giới phê bình luôn cho rằng, câu chuyện Microsoft gần như độc quyền trên thị trường hệ điều hành sắp đi tới chương cuối. Theo các nhà phê bình, Microsoft sẽ mất thế độc tôn do sự nổi lên của các đối thủ như Apple hay phần mềm mã nguồn mở Linux, hoặc một cuộc cách mạng trong cách con người sử dụng máy tính - trong đó kỹ thuật điện toán máy chủ ảo (cloud computing) cho phép máy tính cá nhân sử dụng các phần mềm có trên trên máy chủ từ xa.
Nhưng trên thực tế, kẻ thù lớn nhất của Microsoft lại chính là Microsoft. Sự ngạo nghễ của "đại gia" này đã khiến các cơ quan chức năng như Ủy ban châu Âu (EC) hay Bộ Tư pháp Mỹ để ý. Vào năm 2004, tòa án chống độc quyền của châu Âu đã tuyên phạt Microsoft 657 triệu USD. Tuy vậy, tiền phạt mà Microsoft phải nộp đã lên tới 1,16 tỷ USD vào năm ngoái do hãng này không chịu tuân thủ phán quyết năm 2004.
Đặc biệt, hệ điều hành Windows Vista mà Microsoft tung ra 3 năm trước là cả một nỗi thất vọng đối với người sử dụng. Vista là một hệ điều hành nặng nề, khó cài đặt, và nếu đã được cài đặt thì có thể vô hiệu hóa phần mềm và phần cứng của chiếc máy tính được cài. "Thảm họa" mang tên Vista đã xói mòn nghiêm trọng mức tín nhiệm của Microsoft trước người tiêu dùng và các hãng phát triển phần mềm.
Hiện nay, Vista vẫn tồn tại mờ nhạt bên "ông anh" đã 8 năm tuổi là Windows XP. Hãng nghiên cứu Net Applications thậm chí cho rằng hệ điều hành này chỉ chiếm thị phần 18,6% trên thị trường hệ điều hành, trong khi một số nhà dự báo khác cho rằng, con số này phải là 35%. Nhưng đây đều là những con số hết sức khiêm tốn.
Theo Giám đốc nghiên cứu Annette Jump thuộc công ty nghiên cứu công nghệ Gartner, đối với các doanh nghiệp, "Vista là hệ điều hành dở nhất từng được sử dụng".
Chủ tịch bộ phận thị trường quốc tế của Microsoft là Jean-Philippe Courtois thì tỏ thái độ "chữa cháy" khi phát biểu: "Chúng tôi không thấy tuyệt vời lắm với việc dùng Vista".
Bởi thế, Windows 7 là một cơ hội, có thể là cơ hội duy nhất, cho Microsoft cải thiện hình ảnh đã bị sứt mẻ của mình. "Chúng tôi đã học được nhiều từ những hạn chế của Vista" là khẩu hiệu mà mọi lãnh đạo của Microsoft nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Theo ghi nhận ban đầu, ít nhất Windows 7 cũng không trễ hẹn như Vista - hệ điều hành bị trì hoãn tới 2 năm. Thêm vào đó, những người từng thử dùng Windows 7 đều cho biết đây là một hệ điều hành chạy nhanh, đáng tin cậy, an toàn và dễ sử dụng.
Quan trọng hơn cả, Microsoft đã tìm cách để tránh lặp lại một trong những sai lầm lớn nhất đã mắc phải với Vista - sai lầm không chịu hợp tác với các đối tác để chuẩn bị cho hệ điều hành mới.
Theo ông Alex Gruzen, người đứng đầu bộ phận sản phẩm tiêu dùng của hãng máy tính Dell cho biết: "Công tác chuẩn bị cho Windows 7 là một bước tiến đáng kể so với thời Windows Vista sắp ra mắt. Trước đây, Microsoft nhìn nhận hệ điều hành của họ với sự cách biệt, nên chuyển giao sản phẩm cho nhà sản xuất máy tính muốn làm gì thì làm. Giờ đây đã khác, họ hợp tác với chúng tôi, giúp tìm ra nguyên nhân nào làm hệ điều hành chạy chậm lại, rồi cải thiện tình trạng đó".
Ông Courtois cũng khẳng định, Microsoft đã làm việc rất tích cực để tăng cường tính tương thích của Windows 7 với các ứng dụng. Khi gói dịch vụ đầu tiên cho Vista được đưa ra, chỉ có 2.700 ứng dụng được chứng nhận tương thích. Nhưng khi Windows 7 chính thức được tung ra, sẽ có tới 8.500 ứng dụng được chứng nhận tương thích.
Trong trường hợp người sử dụng muốn dùng phần mềm cũ trên máy tính của họ, Microsoft đã chuẩn bị sẵn một "công cụ tương thích" cho phép chạy những ứng dụng được xây dựng cho các hệ điều hành cũ, thậm chí tới Windows 95. Một ưu điểm nữa của Windows 7 là chiếm dung lượng nhỏ hơn so với Vista, nên những chiếc máy tính cũ vẫn có thể hoạt động nhẹ nhàng nếu được cài Windows 7.
Tới đây, câu hỏi đặt ra là liệu lúc này có phải là thời điểm hợp lý để đưa ra một hệ điều hành mới? Phần lớn các nền kinh tế trên thế giới có thể đã thoát khỏi suy thoái, nhưng hoạt động đầu tư vẫn ở mức thấp và người tiêu dùng còn đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Tuy nhiên, khả năng tính toán thời điểm có lẽ chính là tài sản lớn nhất của Microsoft.
"Từ trước tới nay, công nghệ luôn dẫn đầu quá trình thoát khỏi suy thoái của các nền kinh tế", ông George Colony, Giám đốc hãng nghiên cứu công nghệ Forrester, nhận xét.
Theo hãng phân tích IDC, mặc dù kinh tế thế giới suy giảm thời gian qua, đầu tư vào công nghệ thông tin vẫn tăng trưởng với tốc độ lớn gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế. Thậm chí trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng, khả năng tăng trưởng vẫn là rất lớn, đặc biệt là ở các sản phẩm máy tính kích thước nhỏ netbook -loại máy không "xài" nổi Windows Vista, nhưng chạy rất tốt với Windows 7.
"Việc Windows 7 hoạt động hiệu quả hơn Windows Vista đồng nghĩa với chuyện Windows 7 rất phù hợp với những chiếc máy tính giá rẻ. Do đó, sẽ là an toàn nếu cho rằng nên lạc quan về hệ điều hành mới này", ông Richard Huddy, một quan chức của hãng sản xuất bộ vi xử lý AMD, nói.
Ông Alex Gruzen, một quan chức của Dell, cũng tỏ ra lạc quan. Theo ông Gruzen, do suy thoái, nhiều công ty đang tăng thời gian sử dụng những chiếc máy tính cũ của họ thêm ít nhất 1 năm so với thời gian bình thường. Bởi vậy, sang năm, chu kỳ thay máy mới sẽ diễn ra, tạo cơ hội tăng trưởng khả quan cho Windows 7.
Thêm vào đó, một thế giới kỹ thuật số đã thay đổi cũng sẽ đem tới những cơ hội cho Windows 7. Người tiêu dùng và đối tượng sử dụng máy tính doanh nghiệp đã tăng mức độ di động, trong khi Windows XP không phù hợp với thực tế này. Mặt khác, Microsoft đã tuyên bố sẽ ngừng hỗ trợ Windows XP vào tháng 4/2014, tạo áp lực buộc người sử dụng phải nâng cấp hệ điều hành lên Windows 7.
Microsoft cũng tỏ ra khôn ngoan khi chọn thời điểm đưa ra Windows 7 trước thời hạn đối thủ nặng ký Google tung ra hệ điều hành Chrome OS một quãng khá xa. Theo dự kiến, giữa năm sau Google mới chính thức xuất xưởng Chrome OS. Từ nay tới thời điểm đó, Microsoft có rất nhiều thời gian để tạo một chỗ đứng vững chắc cho Windows 7 trên thị trường netbook. Chưa hết, sự thất bại của hệ điều hành mang tên Snow Leopard mà đối thủ Apple giới thiệu lại là một lợi thế nữa cho Microsoft khi tung ra Windows 7.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, vài năm tới đây sẽ chứng kiến xu thế chuyển dịch sang các ứng dụng trung gian như các ứng dụng trình duyệt, Java, Silverlight, Flash, Net... khiến sự thống trị của Windows bị hạn chế. Bởi vậy, nếu Microsoft tự hài lòng với Windows 7, thì đây có thể sẽ là hệ điều hành thành công cuối cùng của hãng.
(Theo BBC)
Theo các nhà phân tích, việc Windows 7 thành công hay thất bại sẽ quyết định tương lai của hãng phần mềm lớn nhất thế giới.
Khi nói đến Microsoft, ấn tượng mạnh mẽ nhất có lẽ là tầm vươn rộng toàn cầu. Ước tính hệ điều hành Windows của Microsoft được cài đặt cho khoảng 90% số máy tính trên thế giới, phục vụ cho hơn 1 tỷ người sử dụng. Windows cũng là mảng sản phẩm đem tới nhiều sức mạnh nhất cho Microsoft. Trong năm tài chính vừa qua, khoản tổng doanh thu 58,4 tỷ USD đã đem đến cho Microsoft khoản lợi nhuận ròng 14,6 tỷ USD, trong đó quá một nửa là lợi nhuận từ Windows.
Nhiều năm qua, giới phê bình luôn cho rằng, câu chuyện Microsoft gần như độc quyền trên thị trường hệ điều hành sắp đi tới chương cuối. Theo các nhà phê bình, Microsoft sẽ mất thế độc tôn do sự nổi lên của các đối thủ như Apple hay phần mềm mã nguồn mở Linux, hoặc một cuộc cách mạng trong cách con người sử dụng máy tính - trong đó kỹ thuật điện toán máy chủ ảo (cloud computing) cho phép máy tính cá nhân sử dụng các phần mềm có trên trên máy chủ từ xa.
Nhưng trên thực tế, kẻ thù lớn nhất của Microsoft lại chính là Microsoft. Sự ngạo nghễ của "đại gia" này đã khiến các cơ quan chức năng như Ủy ban châu Âu (EC) hay Bộ Tư pháp Mỹ để ý. Vào năm 2004, tòa án chống độc quyền của châu Âu đã tuyên phạt Microsoft 657 triệu USD. Tuy vậy, tiền phạt mà Microsoft phải nộp đã lên tới 1,16 tỷ USD vào năm ngoái do hãng này không chịu tuân thủ phán quyết năm 2004.
Đặc biệt, hệ điều hành Windows Vista mà Microsoft tung ra 3 năm trước là cả một nỗi thất vọng đối với người sử dụng. Vista là một hệ điều hành nặng nề, khó cài đặt, và nếu đã được cài đặt thì có thể vô hiệu hóa phần mềm và phần cứng của chiếc máy tính được cài. "Thảm họa" mang tên Vista đã xói mòn nghiêm trọng mức tín nhiệm của Microsoft trước người tiêu dùng và các hãng phát triển phần mềm.
Hiện nay, Vista vẫn tồn tại mờ nhạt bên "ông anh" đã 8 năm tuổi là Windows XP. Hãng nghiên cứu Net Applications thậm chí cho rằng hệ điều hành này chỉ chiếm thị phần 18,6% trên thị trường hệ điều hành, trong khi một số nhà dự báo khác cho rằng, con số này phải là 35%. Nhưng đây đều là những con số hết sức khiêm tốn.
Theo Giám đốc nghiên cứu Annette Jump thuộc công ty nghiên cứu công nghệ Gartner, đối với các doanh nghiệp, "Vista là hệ điều hành dở nhất từng được sử dụng".
Chủ tịch bộ phận thị trường quốc tế của Microsoft là Jean-Philippe Courtois thì tỏ thái độ "chữa cháy" khi phát biểu: "Chúng tôi không thấy tuyệt vời lắm với việc dùng Vista".
Bởi thế, Windows 7 là một cơ hội, có thể là cơ hội duy nhất, cho Microsoft cải thiện hình ảnh đã bị sứt mẻ của mình. "Chúng tôi đã học được nhiều từ những hạn chế của Vista" là khẩu hiệu mà mọi lãnh đạo của Microsoft nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Theo ghi nhận ban đầu, ít nhất Windows 7 cũng không trễ hẹn như Vista - hệ điều hành bị trì hoãn tới 2 năm. Thêm vào đó, những người từng thử dùng Windows 7 đều cho biết đây là một hệ điều hành chạy nhanh, đáng tin cậy, an toàn và dễ sử dụng.
Quan trọng hơn cả, Microsoft đã tìm cách để tránh lặp lại một trong những sai lầm lớn nhất đã mắc phải với Vista - sai lầm không chịu hợp tác với các đối tác để chuẩn bị cho hệ điều hành mới.
Theo ông Alex Gruzen, người đứng đầu bộ phận sản phẩm tiêu dùng của hãng máy tính Dell cho biết: "Công tác chuẩn bị cho Windows 7 là một bước tiến đáng kể so với thời Windows Vista sắp ra mắt. Trước đây, Microsoft nhìn nhận hệ điều hành của họ với sự cách biệt, nên chuyển giao sản phẩm cho nhà sản xuất máy tính muốn làm gì thì làm. Giờ đây đã khác, họ hợp tác với chúng tôi, giúp tìm ra nguyên nhân nào làm hệ điều hành chạy chậm lại, rồi cải thiện tình trạng đó".
Ông Courtois cũng khẳng định, Microsoft đã làm việc rất tích cực để tăng cường tính tương thích của Windows 7 với các ứng dụng. Khi gói dịch vụ đầu tiên cho Vista được đưa ra, chỉ có 2.700 ứng dụng được chứng nhận tương thích. Nhưng khi Windows 7 chính thức được tung ra, sẽ có tới 8.500 ứng dụng được chứng nhận tương thích.
Trong trường hợp người sử dụng muốn dùng phần mềm cũ trên máy tính của họ, Microsoft đã chuẩn bị sẵn một "công cụ tương thích" cho phép chạy những ứng dụng được xây dựng cho các hệ điều hành cũ, thậm chí tới Windows 95. Một ưu điểm nữa của Windows 7 là chiếm dung lượng nhỏ hơn so với Vista, nên những chiếc máy tính cũ vẫn có thể hoạt động nhẹ nhàng nếu được cài Windows 7.
Tới đây, câu hỏi đặt ra là liệu lúc này có phải là thời điểm hợp lý để đưa ra một hệ điều hành mới? Phần lớn các nền kinh tế trên thế giới có thể đã thoát khỏi suy thoái, nhưng hoạt động đầu tư vẫn ở mức thấp và người tiêu dùng còn đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Tuy nhiên, khả năng tính toán thời điểm có lẽ chính là tài sản lớn nhất của Microsoft.
"Từ trước tới nay, công nghệ luôn dẫn đầu quá trình thoát khỏi suy thoái của các nền kinh tế", ông George Colony, Giám đốc hãng nghiên cứu công nghệ Forrester, nhận xét.
Theo hãng phân tích IDC, mặc dù kinh tế thế giới suy giảm thời gian qua, đầu tư vào công nghệ thông tin vẫn tăng trưởng với tốc độ lớn gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế. Thậm chí trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng, khả năng tăng trưởng vẫn là rất lớn, đặc biệt là ở các sản phẩm máy tính kích thước nhỏ netbook -loại máy không "xài" nổi Windows Vista, nhưng chạy rất tốt với Windows 7.
"Việc Windows 7 hoạt động hiệu quả hơn Windows Vista đồng nghĩa với chuyện Windows 7 rất phù hợp với những chiếc máy tính giá rẻ. Do đó, sẽ là an toàn nếu cho rằng nên lạc quan về hệ điều hành mới này", ông Richard Huddy, một quan chức của hãng sản xuất bộ vi xử lý AMD, nói.
Ông Alex Gruzen, một quan chức của Dell, cũng tỏ ra lạc quan. Theo ông Gruzen, do suy thoái, nhiều công ty đang tăng thời gian sử dụng những chiếc máy tính cũ của họ thêm ít nhất 1 năm so với thời gian bình thường. Bởi vậy, sang năm, chu kỳ thay máy mới sẽ diễn ra, tạo cơ hội tăng trưởng khả quan cho Windows 7.
Thêm vào đó, một thế giới kỹ thuật số đã thay đổi cũng sẽ đem tới những cơ hội cho Windows 7. Người tiêu dùng và đối tượng sử dụng máy tính doanh nghiệp đã tăng mức độ di động, trong khi Windows XP không phù hợp với thực tế này. Mặt khác, Microsoft đã tuyên bố sẽ ngừng hỗ trợ Windows XP vào tháng 4/2014, tạo áp lực buộc người sử dụng phải nâng cấp hệ điều hành lên Windows 7.
Microsoft cũng tỏ ra khôn ngoan khi chọn thời điểm đưa ra Windows 7 trước thời hạn đối thủ nặng ký Google tung ra hệ điều hành Chrome OS một quãng khá xa. Theo dự kiến, giữa năm sau Google mới chính thức xuất xưởng Chrome OS. Từ nay tới thời điểm đó, Microsoft có rất nhiều thời gian để tạo một chỗ đứng vững chắc cho Windows 7 trên thị trường netbook. Chưa hết, sự thất bại của hệ điều hành mang tên Snow Leopard mà đối thủ Apple giới thiệu lại là một lợi thế nữa cho Microsoft khi tung ra Windows 7.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, vài năm tới đây sẽ chứng kiến xu thế chuyển dịch sang các ứng dụng trung gian như các ứng dụng trình duyệt, Java, Silverlight, Flash, Net... khiến sự thống trị của Windows bị hạn chế. Bởi vậy, nếu Microsoft tự hài lòng với Windows 7, thì đây có thể sẽ là hệ điều hành thành công cuối cùng của hãng.
(Theo BBC)