“Quả bom hẹn giờ” khủng hoảng ở Venezuela
Venezuela không còn nhiều lựa chọn để ngăn chặn sự hỗn loạn cả về kinh tế, chính trị và xã hội
Đất nước đối mặt nguy cơ một cuộc suy sụp toàn diện, giới chức Venezuela đang loay hoay tháo ngòi “quả bom” khủng hoảng nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra được biện pháp nào hữu hiệu.
Giá dầu giảm sâu, siêu lạm phát, đồng tiền mất giá “không phanh” đã đẩy Venezuela, một quốc gia giàu tài nguyên dầu lửa ở Nam Mỹ, tới tình cảnh không còn nhiều lựa chọn để ngăn chặn sự hỗn loạn cả về kinh tế, chính trị và xã hội - hãng tin CNBC cho biết.
Cuối tuần vừa rồi, các thủ lĩnh đối lập ở Venezuela đã phản đối mạnh việc Tổng thống Nicolas Maduro công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày vào tối hôm thứ Sáu. Ông Maduro nói rằng việc công bố tình trạng khẩn cấp là do có những âm mưu từ trong nước và từ Mỹ nhằm lật đổ ông.
Với một nền kinh tế “rơi tự do”, nạn cướp giật trong các cửa hàng thực phẩm, thiếu điện và nước sinh hoạt triển miên, và nhiều bệnh viện mất khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh, “có thể nghe thấy tiếng tảng băng đang rạn nứt. Một cuộc khủng hoảng đang tới”, một quan chức tình báo Mỹ nói với báo giới hôm thứ Sáu về những gì đang diễn ra ở Venezuela.
Cuộc khủng hoảng ở Venezuela đã hình thành từ mấy năm trước, nhưng tốc độ của nó đặc biệt được đẩy nhanh trong những tuần gần đây. Giữa lúc người dân Venezuela thiếu nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống, các vụ trộm cướp hàng hóa như quần áo và thực phẩm tại các siêu thị diễn ra như cơm bữa.
Tuần trước, binh sỹ Venezuela đã phải xịt hơi cay vào những người biểu tình kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm bãi nhiệm Tổng thống Maduro.
Về phần mình, ông Maduro tuyên bố sẽ tại vị cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2019, đồng thời cho rằng phe đối lập đang âm mưu đảo chính nhằm lật đổ ông.
Ngày 16/5, Phó tổng thống Venezuela Miguel Perez tìm cách trấn an các nhà đầu tư rằng Chính phủ nước này đang chuẩn bị cho việc thanh toán các khoản nợ sắp đáo hạn. Trao đổi với hãng tin Reuters, ông Perez nói Chính phủ Venezuela đã dàn xếp được một khoản vay 50 tỷ USD từ Trung Quốc để có thể chống chọi với sự sụt giảm nguồn thu ngân sách do giá dầu giảm sâu gây ra.
Ông Perez cũng nói Chính phủ Venezuela có kế hoạch cắt giảm mạnh nhập khẩu và dự báo nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục suy giảm cho tới cuối năm sau.
Cho dù giá dầu có phục hồi, thì Venezuela vẫn phải đối mặt với một chặng đường dài để quay trở lại với sự ổn định kinh tế và chính trị. Trong dự báo mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Venezula sẽ giảm 8% trong năm nay và 4% trong năm 2017.
Do đồng nội tệ của Venezuela rớt giá chóng mặt, lạm phát ở nước này đã tăng vọt, đẩy giá hàng hóa nhập khẩu lên những mức khó tưởng tượng. IMF dự báo tỷ lệ lạm phát ở Venezuela sẽ vượt ngưỡng 700% trong năm nay và nhảy qua ngưỡng 2.000% trong năm tới.
Không chỉ đương đầu khó khăn kinh tế, Tổng thống Maduro còn đối mặt với làn sóng phản đối chính trị sau khi ông hạ lệnh cắt giảm lương công chức và các dịch vụ công cộng. Hiện Venezuela đang áp dụng chế độ phân phối điện. Tỷ lệ tội phạm tăng vọt. Các dịch vụ y tế cơ bản trở nên thiếu thốn.
Trong cuộc bầu cử ở Venezuela vào tháng 12 năm ngoái, phe đối lập đã giành quyền kiểm soát Quốc hội. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm bãi nhiệm ông Maduro đã không vượt qua được Tòa án Tối cao, cơ quan tiếp tục nằm dưới quyền lực của vị Tổng thống từng là thủ lĩnh công đoàn và lái xe bus này.
Thế bế tắc và tình trạng xấu đi mỗi ngày ở Venezuela đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình và bất ổn xã hội lan rộng. Một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy gần 70% người dân Venezuela muốn ông Maduro từ chức.
“Nếu con đường dân chủ bị chặn lại, chúng tôi không biết điều gì có thể xảy ra đất nước này. Venezuela là một quả bom hẹn giờ có thể nổ bất kỳ lúc nào”, chính trị gia Henrique Capriles của Venezuela, người từng chạy đua tổng thống hai lần, nói với hãng tin Reuters.
Giá dầu giảm sâu, siêu lạm phát, đồng tiền mất giá “không phanh” đã đẩy Venezuela, một quốc gia giàu tài nguyên dầu lửa ở Nam Mỹ, tới tình cảnh không còn nhiều lựa chọn để ngăn chặn sự hỗn loạn cả về kinh tế, chính trị và xã hội - hãng tin CNBC cho biết.
Cuối tuần vừa rồi, các thủ lĩnh đối lập ở Venezuela đã phản đối mạnh việc Tổng thống Nicolas Maduro công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày vào tối hôm thứ Sáu. Ông Maduro nói rằng việc công bố tình trạng khẩn cấp là do có những âm mưu từ trong nước và từ Mỹ nhằm lật đổ ông.
Với một nền kinh tế “rơi tự do”, nạn cướp giật trong các cửa hàng thực phẩm, thiếu điện và nước sinh hoạt triển miên, và nhiều bệnh viện mất khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh, “có thể nghe thấy tiếng tảng băng đang rạn nứt. Một cuộc khủng hoảng đang tới”, một quan chức tình báo Mỹ nói với báo giới hôm thứ Sáu về những gì đang diễn ra ở Venezuela.
Cuộc khủng hoảng ở Venezuela đã hình thành từ mấy năm trước, nhưng tốc độ của nó đặc biệt được đẩy nhanh trong những tuần gần đây. Giữa lúc người dân Venezuela thiếu nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống, các vụ trộm cướp hàng hóa như quần áo và thực phẩm tại các siêu thị diễn ra như cơm bữa.
Tuần trước, binh sỹ Venezuela đã phải xịt hơi cay vào những người biểu tình kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm bãi nhiệm Tổng thống Maduro.
Về phần mình, ông Maduro tuyên bố sẽ tại vị cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2019, đồng thời cho rằng phe đối lập đang âm mưu đảo chính nhằm lật đổ ông.
Ngày 16/5, Phó tổng thống Venezuela Miguel Perez tìm cách trấn an các nhà đầu tư rằng Chính phủ nước này đang chuẩn bị cho việc thanh toán các khoản nợ sắp đáo hạn. Trao đổi với hãng tin Reuters, ông Perez nói Chính phủ Venezuela đã dàn xếp được một khoản vay 50 tỷ USD từ Trung Quốc để có thể chống chọi với sự sụt giảm nguồn thu ngân sách do giá dầu giảm sâu gây ra.
Ông Perez cũng nói Chính phủ Venezuela có kế hoạch cắt giảm mạnh nhập khẩu và dự báo nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục suy giảm cho tới cuối năm sau.
Cho dù giá dầu có phục hồi, thì Venezuela vẫn phải đối mặt với một chặng đường dài để quay trở lại với sự ổn định kinh tế và chính trị. Trong dự báo mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Venezula sẽ giảm 8% trong năm nay và 4% trong năm 2017.
Do đồng nội tệ của Venezuela rớt giá chóng mặt, lạm phát ở nước này đã tăng vọt, đẩy giá hàng hóa nhập khẩu lên những mức khó tưởng tượng. IMF dự báo tỷ lệ lạm phát ở Venezuela sẽ vượt ngưỡng 700% trong năm nay và nhảy qua ngưỡng 2.000% trong năm tới.
Không chỉ đương đầu khó khăn kinh tế, Tổng thống Maduro còn đối mặt với làn sóng phản đối chính trị sau khi ông hạ lệnh cắt giảm lương công chức và các dịch vụ công cộng. Hiện Venezuela đang áp dụng chế độ phân phối điện. Tỷ lệ tội phạm tăng vọt. Các dịch vụ y tế cơ bản trở nên thiếu thốn.
Trong cuộc bầu cử ở Venezuela vào tháng 12 năm ngoái, phe đối lập đã giành quyền kiểm soát Quốc hội. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm bãi nhiệm ông Maduro đã không vượt qua được Tòa án Tối cao, cơ quan tiếp tục nằm dưới quyền lực của vị Tổng thống từng là thủ lĩnh công đoàn và lái xe bus này.
Thế bế tắc và tình trạng xấu đi mỗi ngày ở Venezuela đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình và bất ổn xã hội lan rộng. Một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy gần 70% người dân Venezuela muốn ông Maduro từ chức.
“Nếu con đường dân chủ bị chặn lại, chúng tôi không biết điều gì có thể xảy ra đất nước này. Venezuela là một quả bom hẹn giờ có thể nổ bất kỳ lúc nào”, chính trị gia Henrique Capriles của Venezuela, người từng chạy đua tổng thống hai lần, nói với hãng tin Reuters.