Tổng thống Venezuela công bố tình trạng khẩn cấp
Tình báo Mỹ nói với giới truyền thông rằng họ ngày càng trở nên lo ngại về một cuộc suy sụp kinh tế và chính trị có thể xảy ra ở Venezuela
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 13/5 đã công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày, Reuters cho biết. Ông Maduro nói rằng, nguyên nhân đẩy Venezuela vào tình trạng này là những âm mưu từ trong nước và từ Mỹ nhằm lật đổ chính phủ cánh tả do ông lãnh đạo.
Chi tiết của tình trạng khẩn cấp không được ông Maduro nêu cụ thể. Tuy nhiên, trước đây, khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở các bang của Venezuela gần biên giới với nước láng giềng Colombia, tất cả các đảm bảo theo hiến pháp cho các khu vực đó bị tạm ngừng, trừ các đảm bảo liên quan đến nhân quyền.
Các quan chức tình báo Mỹ nói với giới truyền thông rằng họ ngày càng trở nên lo ngại về một cuộc suy sụp kinh tế và chính trị có thể xảy ra ở Venezuela và dự báo ông Maduro khó có thể hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống.
Phe đối lập của Venezuela hiện đang tìm cách khiến ông Maduro, 53 tuổi, phải từ chức trong bối cảnh quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ bao gồm thiếu nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, mất điện như cơm bữa, cướp bóc, và tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông Maduro, một cựu thủ lĩnh công đoàn kiêm lái xe bus, đã thề sẽ giữ ghế Tổng thống cho tới hết nhiệm kỳ. Ông cáo buộc Mỹ xúi giục một cuộc đảo chính ngầm nhằm vào ông. Ông Maduro cũng cho rằng việc Tổng thống cánh tả của Brazil, bà Dilma Rousseff, bị Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm và luận tội mới đây là một dấu hiệu cho thấy ông sẽ là người tiếp theo.
“Washington đang kích hoạt mọi biện pháp theo đòi hỏi của phe phát xít ở Venezuela, những kẻ trở nên hung hăng hơn bởi cuộc đảo chính ở Brazil”, ông Maduro nói trên kênh truyền hình quốc gia vào đêm thứ Sáu.
Suốt nhiều năm qua, mối quan hệ Washington-Caracas không hề xuôi chèo mát mái, đặc biệt sau vụ Mỹ ủng hộ một cuộc đảo chính ngắn ngủi vào năm 2002 nhằm vào nhà cố lãnh đạo Hugo Chavez.
Đảng Xã hội cầm quyền của Venezuela vốn là một đồng minh mạnh của Đảng Công nhân của bà Rousseff. Bởi vậy, việc bà Rousseff bị bãi nhiệm càng gia tăng tình trạng bị cô lập của ông Maduro ở Mỹ Latin.
Đứng bên tượng nhà cố lãnh tụ Chavez, vây quanh là các bộ trưởng trong nội các, ông Maduro ký tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời gia hạn tình trạng khẩn cấp kinh tế để bảo vệ đất nước khỏi “những mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài”, nhưng không nói các biện pháp đó là gì.
Phe đối lập ngay lập tức chỉ trích tình trạng khẩn cấp mà ông Maduro đưa ra. “Ngày hôm nay, Maduro lại một lần nữa vi phạm hiến pháp. Tại sao? Vì ông ấy sợ mất chức”, nghị sỹ Tomas Guanipa thuộc phe đối lập phát biểu.
Chi tiết của tình trạng khẩn cấp không được ông Maduro nêu cụ thể. Tuy nhiên, trước đây, khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở các bang của Venezuela gần biên giới với nước láng giềng Colombia, tất cả các đảm bảo theo hiến pháp cho các khu vực đó bị tạm ngừng, trừ các đảm bảo liên quan đến nhân quyền.
Các quan chức tình báo Mỹ nói với giới truyền thông rằng họ ngày càng trở nên lo ngại về một cuộc suy sụp kinh tế và chính trị có thể xảy ra ở Venezuela và dự báo ông Maduro khó có thể hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống.
Phe đối lập của Venezuela hiện đang tìm cách khiến ông Maduro, 53 tuổi, phải từ chức trong bối cảnh quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ bao gồm thiếu nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, mất điện như cơm bữa, cướp bóc, và tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông Maduro, một cựu thủ lĩnh công đoàn kiêm lái xe bus, đã thề sẽ giữ ghế Tổng thống cho tới hết nhiệm kỳ. Ông cáo buộc Mỹ xúi giục một cuộc đảo chính ngầm nhằm vào ông. Ông Maduro cũng cho rằng việc Tổng thống cánh tả của Brazil, bà Dilma Rousseff, bị Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm và luận tội mới đây là một dấu hiệu cho thấy ông sẽ là người tiếp theo.
“Washington đang kích hoạt mọi biện pháp theo đòi hỏi của phe phát xít ở Venezuela, những kẻ trở nên hung hăng hơn bởi cuộc đảo chính ở Brazil”, ông Maduro nói trên kênh truyền hình quốc gia vào đêm thứ Sáu.
Suốt nhiều năm qua, mối quan hệ Washington-Caracas không hề xuôi chèo mát mái, đặc biệt sau vụ Mỹ ủng hộ một cuộc đảo chính ngắn ngủi vào năm 2002 nhằm vào nhà cố lãnh đạo Hugo Chavez.
Đảng Xã hội cầm quyền của Venezuela vốn là một đồng minh mạnh của Đảng Công nhân của bà Rousseff. Bởi vậy, việc bà Rousseff bị bãi nhiệm càng gia tăng tình trạng bị cô lập của ông Maduro ở Mỹ Latin.
Đứng bên tượng nhà cố lãnh tụ Chavez, vây quanh là các bộ trưởng trong nội các, ông Maduro ký tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời gia hạn tình trạng khẩn cấp kinh tế để bảo vệ đất nước khỏi “những mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài”, nhưng không nói các biện pháp đó là gì.
Phe đối lập ngay lập tức chỉ trích tình trạng khẩn cấp mà ông Maduro đưa ra. “Ngày hôm nay, Maduro lại một lần nữa vi phạm hiến pháp. Tại sao? Vì ông ấy sợ mất chức”, nghị sỹ Tomas Guanipa thuộc phe đối lập phát biểu.