“Quá lãng mạn” và “bắn súng phát một”
Kinh tế, xã hội, ngân sách, dự án quan trọng quốc gia... từ những góc nhìn khác nhau của các vị đại biểu Quốc hội
Một “siêu dự án” về đường sắt cao tốc với số vốn chiếm 50% GDP một năm của đất nước được cho là “quá lãng mạn”. Còn “bắn súng phát một” là nhận xét dành cho điều hành kinh tế - xã hội, không chỉ trong năm vừa qua.
Mới chỉ dừng ở phạm vi từng tổ, song hai buổi thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tình hình, kinh tế, xã hội, ngân sách của Quốc hội đã cho thấy những băn khoăn, lo lắng… của không ít các vị đại biểu đến từ mọi miền đất nước, trên nhiều cương vị công tác đã sớm gặp nhau.
Dù phân tích ở nhiều góc độ, song tựu trung lại, những ý kiến chưa nhất trí hiện thực hóa “ước mơ” về “tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới với 1.570 km nhưng lại chỉ có 364 km đi trên mặt đất” đều lo ngại gánh nặng nợ nần mà thế hệ sau phải trả. Khi ngân sách đã không còn tích lũy và số tiền đi vay ngày càng tăng theo những “đại dự án”.
Và cái sự “quá lãng mạn” của dự án đường sắt cao tốc, vốn đã được phân tích ở nhiều tổ thảo luận chiều 21/5, lại được không ít vị đại biểu nhấn lại tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng hôm sau.
Bởi, nói riêng trong lĩnh vực giao thông thì theo nhiều vị đại biểu Quốc hội dự án này còn nhiều điểm chưa thống nhất với các chiến lược và quy hoạch về giao thông đã được phê duyệt.
Còn nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế, xã hội thì nhiều ý kiến có cùng nhận xét như Trung tướng Nguyễn Văn Hiến, là cách điều hành đang theo kiểu “bắn súng phát một”.
"Chúng ta nhằm vào từng mục tiêu: tăng trưởng, lạm phát, tổng đầu tư xã hội… thế nhưng, cần nhất là một chiến lược tổng thể để đón cơ hội thì lại chưa có".
Đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Tp.HCM) đặt câu hỏi: lúc khó khăn thì “nóng” lên việc tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ cũng giao làm cả một đề án, nhưng “nay thì có vẻ đã rơi vào quên lãng?”. Chính phủ cần chủ động sớm đưa ra đường hướng, đại biểu Hồng đề nghị.
Một số vị đại biểu khác cũng có chung sự sốt ruột này, khi ngay từ kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã xác định cần có đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Và Chính phủ đã xác định là cần khoảng một năm để xây dựng đề án.
Tại kỳ họp thứ sáu vào cuối năm 2009, nhiều đại biểu cũng đã đề nghị cần bắt tay tái cấu trúc nền kinh tế ngay trong năm 2010. Song hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ gửi đến đại biểu đề cương xây dựng cho đề án quan trọng này.
Trao đổi với VnEconomy trước thềm kỳ họp thứ bảy, một số vị đại biểu Quốc hội cũng đã bày tỏ mong muốn trong kỳ họp này sẽ nhận được bản đề án tương đối hoàn chỉnh. Song kỳ họp đã diễn ra, và bản đề án vẫn chỉ nằm trong… trông đợi.
Trong buổi thảo luận sáng qua, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch phát biểu, cái gốc của bất ổn kinh tế Việt Nam là xuất phát từ mô hình tăng trưởng kinh tế, với thâm hụt thương mại lớn triền miên, càng xuất khẩu càng tăng nhập khẩu, nhập siêu.
"Năm ngoái, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ đưa ra đề án chuyển đổi mô hình kinh tế để có thể giải quyết vấn đề này. Cái doanh nghiệp cần là định hướng kinh tế rõ ràng để họ chuyển hướng đi theo. Với một nền kinh tế thiên về gia công như hiện nay, chúng ta chỉ có thể ổn định vĩ mô thành công một cách nhất thời, không thể giải quyết các nguyên nhân sâu xa, trừ phi chúng ta phải tái cấu trúc lại nền kinh tế", đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến khác cũng chỉ ra, vì thiếu những quyết định rõ ràng có tính chiến lược, nên nền kinh tế dù chưa phát triển bền vững song đã có những “yếu kém bền vững”. Nhiều vấn đề chưa có lời giải cho thật căn cơ. Đó là tăng trưởng dựa trên tăng vốn nên đời sống không được cải thiện tương xứng. Đó còn là lạm phát cao, bội chi lớn, nợ nần tăng…., và đặc biệt là các vấn đề môi trường đã “trở nên bức xúc hơn bao giờ hết”, nhưng giải pháp lại rất nhẹ.
Những yếu kém đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 cũng là câu hỏi được nhiều vị đại biểu nêu ra.
Từ một góc nhìn lạc quan hơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Trần Văn cho rằng, nếu sự cân bằng giữa ổn định vĩ mô và tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay được giữ vững thì chắc chắn các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 sẽ được thực hiện và có thể sẽ hoàn thành ở mức cao hơn. Thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai sẽ được thu hẹp, dự trữ ngoại hối sẽ được cải thiện, bội chi ngân sách giảm theo hướng tích cực, nợ công được giữ ở mức an toàn.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Văn, để phát triển bền vững trong trung và dài hạn, Việt Nam vẫn cần tiếp tục giải quyết các vấn đề về cơ cấu như tính hiệu quả của nền kinh tế qua hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP), nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị khởi động một loạt các dự án lớn, quan trọng của quốc gia.
Bên cạnh đó, các tiềm năng lớn, lợi thế so sánh của đất nước cần được tập trung phát huy để Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài tính tổng thể theo chỉ số cạnh tranh quốc gia. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2011-2015 hiện đang được soạn thảo theo hướng này, đại biểu Trần Văn cho biết.
Mới chỉ dừng ở phạm vi từng tổ, song hai buổi thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tình hình, kinh tế, xã hội, ngân sách của Quốc hội đã cho thấy những băn khoăn, lo lắng… của không ít các vị đại biểu đến từ mọi miền đất nước, trên nhiều cương vị công tác đã sớm gặp nhau.
Dù phân tích ở nhiều góc độ, song tựu trung lại, những ý kiến chưa nhất trí hiện thực hóa “ước mơ” về “tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới với 1.570 km nhưng lại chỉ có 364 km đi trên mặt đất” đều lo ngại gánh nặng nợ nần mà thế hệ sau phải trả. Khi ngân sách đã không còn tích lũy và số tiền đi vay ngày càng tăng theo những “đại dự án”.
Và cái sự “quá lãng mạn” của dự án đường sắt cao tốc, vốn đã được phân tích ở nhiều tổ thảo luận chiều 21/5, lại được không ít vị đại biểu nhấn lại tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng hôm sau.
Bởi, nói riêng trong lĩnh vực giao thông thì theo nhiều vị đại biểu Quốc hội dự án này còn nhiều điểm chưa thống nhất với các chiến lược và quy hoạch về giao thông đã được phê duyệt.
Còn nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế, xã hội thì nhiều ý kiến có cùng nhận xét như Trung tướng Nguyễn Văn Hiến, là cách điều hành đang theo kiểu “bắn súng phát một”.
"Chúng ta nhằm vào từng mục tiêu: tăng trưởng, lạm phát, tổng đầu tư xã hội… thế nhưng, cần nhất là một chiến lược tổng thể để đón cơ hội thì lại chưa có".
Đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Tp.HCM) đặt câu hỏi: lúc khó khăn thì “nóng” lên việc tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ cũng giao làm cả một đề án, nhưng “nay thì có vẻ đã rơi vào quên lãng?”. Chính phủ cần chủ động sớm đưa ra đường hướng, đại biểu Hồng đề nghị.
Một số vị đại biểu khác cũng có chung sự sốt ruột này, khi ngay từ kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã xác định cần có đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Và Chính phủ đã xác định là cần khoảng một năm để xây dựng đề án.
Tại kỳ họp thứ sáu vào cuối năm 2009, nhiều đại biểu cũng đã đề nghị cần bắt tay tái cấu trúc nền kinh tế ngay trong năm 2010. Song hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ gửi đến đại biểu đề cương xây dựng cho đề án quan trọng này.
Trao đổi với VnEconomy trước thềm kỳ họp thứ bảy, một số vị đại biểu Quốc hội cũng đã bày tỏ mong muốn trong kỳ họp này sẽ nhận được bản đề án tương đối hoàn chỉnh. Song kỳ họp đã diễn ra, và bản đề án vẫn chỉ nằm trong… trông đợi.
Trong buổi thảo luận sáng qua, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch phát biểu, cái gốc của bất ổn kinh tế Việt Nam là xuất phát từ mô hình tăng trưởng kinh tế, với thâm hụt thương mại lớn triền miên, càng xuất khẩu càng tăng nhập khẩu, nhập siêu.
"Năm ngoái, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ đưa ra đề án chuyển đổi mô hình kinh tế để có thể giải quyết vấn đề này. Cái doanh nghiệp cần là định hướng kinh tế rõ ràng để họ chuyển hướng đi theo. Với một nền kinh tế thiên về gia công như hiện nay, chúng ta chỉ có thể ổn định vĩ mô thành công một cách nhất thời, không thể giải quyết các nguyên nhân sâu xa, trừ phi chúng ta phải tái cấu trúc lại nền kinh tế", đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến khác cũng chỉ ra, vì thiếu những quyết định rõ ràng có tính chiến lược, nên nền kinh tế dù chưa phát triển bền vững song đã có những “yếu kém bền vững”. Nhiều vấn đề chưa có lời giải cho thật căn cơ. Đó là tăng trưởng dựa trên tăng vốn nên đời sống không được cải thiện tương xứng. Đó còn là lạm phát cao, bội chi lớn, nợ nần tăng…., và đặc biệt là các vấn đề môi trường đã “trở nên bức xúc hơn bao giờ hết”, nhưng giải pháp lại rất nhẹ.
Những yếu kém đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 cũng là câu hỏi được nhiều vị đại biểu nêu ra.
Từ một góc nhìn lạc quan hơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Trần Văn cho rằng, nếu sự cân bằng giữa ổn định vĩ mô và tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay được giữ vững thì chắc chắn các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 sẽ được thực hiện và có thể sẽ hoàn thành ở mức cao hơn. Thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai sẽ được thu hẹp, dự trữ ngoại hối sẽ được cải thiện, bội chi ngân sách giảm theo hướng tích cực, nợ công được giữ ở mức an toàn.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Văn, để phát triển bền vững trong trung và dài hạn, Việt Nam vẫn cần tiếp tục giải quyết các vấn đề về cơ cấu như tính hiệu quả của nền kinh tế qua hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP), nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị khởi động một loạt các dự án lớn, quan trọng của quốc gia.
Bên cạnh đó, các tiềm năng lớn, lợi thế so sánh của đất nước cần được tập trung phát huy để Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài tính tổng thể theo chỉ số cạnh tranh quốc gia. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2011-2015 hiện đang được soạn thảo theo hướng này, đại biểu Trần Văn cho biết.