Quốc hội muốn miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1
306/361 đại biểu Quốc hội qua phiếu xin ý kiến đã tán thành việc miễn thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm nay
306/361 đại biểu Quốc hội qua phiếu xin ý kiến đã tán thành việc miễn thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm nay.
Chiều 21/6, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012.
Đây là nội dung đã được thảo luận tại tổ và hội trường, với quan điểm còn khác nhau giữa Chính phủ, cơ quan thẩm tra và đại biểu ở một số nội dung cụ thể.
Tại báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, với đề nghị giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 cho một số đối tượng của Chính phủ, đa số ý kiến tán thành.
Đề nghị miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2012 đối với các đối tượng do Chính phủ đề xuất cũng được đa số ý kiến thuận, dù cơ quan thẩm tra không đồng ý.
Không có trong đề xuất của Chính phủ, song nhiều ý kiến của các vị đại biểu đã đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế này ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm 2012. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không nên vì người có thu nhập tới mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 không phải là đối tượng khó khăn nhất, cần hỗ trợ hiện nay. Nếu miễn thuế cho các đối tượng này trong 6 tháng cuối năm 2012 sẽ giảm thu ngân sách nhà nước từ 1.900 - 2.000 tỷ đồng. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức thấp, đồng thời từ tháng 5/2012, mức lương tối thiểu của người lao động đã được điều chỉnh tăng.
Để có thêm căn cứ xem xét, quyết định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến và chỉ có 55/361 đại biểu (chiếm 15,24%) không tán thành việc miễn thuế.
Tiếp thu ý kiến của đa số, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, trong bối cảnh hiện nay, nên miễn thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm 2012 vì: mặc dù mức lương tối thiểu của người lao động đã được điều chỉnh tăng, song trên thực tế, vẫn còn ở mức rất thấp. Mặt khác, giá cả nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn ở mức cao và đời sống của các đối tượng thuộc diện nộp thuế đang gặp nhiều khó khăn. Việc cắt giảm tối đa chi tiêu đã đẩy nền kinh tế đứng trước tình trạng thiểu phát, sản xuất ngưng trệ. Vì vậy, giải pháp miễn thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Mặt khác, theo ước tính, nếu miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế này ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm thì chỉ giảm thu khoảng 1.900 - 2.000 tỷ đồng, song việc miễn thuế sẽ tạo động lực kích thích tiêu dùng, qua đó góp phần tăng thu từ các khoản thuế khác, từ sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn bù đắp số hụt thu.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận, việc miễn thuế thu nhập cá nhân, bên cạnh góp phần giải quyết một phần khó khăn về kinh tế còn mang ý nghĩa động viên lớn đối với người dân; thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc cùng góp sức giúp người lao động vượt qua khó khăn.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị thực hiện việc miễn thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế ở bậc 1 từ 1/7/2012 đến hết ngày 31/12/2012. Trường hợp do miễn thuế thu nhập cá nhân dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2012 mà vẫn phải bảo đảm chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định thì Chính phủ báo cáo Quốc hội theo Luật Ngân sách.
Chiều 21/6, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012.
Đây là nội dung đã được thảo luận tại tổ và hội trường, với quan điểm còn khác nhau giữa Chính phủ, cơ quan thẩm tra và đại biểu ở một số nội dung cụ thể.
Tại báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, với đề nghị giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 cho một số đối tượng của Chính phủ, đa số ý kiến tán thành.
Đề nghị miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2012 đối với các đối tượng do Chính phủ đề xuất cũng được đa số ý kiến thuận, dù cơ quan thẩm tra không đồng ý.
Không có trong đề xuất của Chính phủ, song nhiều ý kiến của các vị đại biểu đã đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế này ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm 2012. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không nên vì người có thu nhập tới mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 không phải là đối tượng khó khăn nhất, cần hỗ trợ hiện nay. Nếu miễn thuế cho các đối tượng này trong 6 tháng cuối năm 2012 sẽ giảm thu ngân sách nhà nước từ 1.900 - 2.000 tỷ đồng. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức thấp, đồng thời từ tháng 5/2012, mức lương tối thiểu của người lao động đã được điều chỉnh tăng.
Để có thêm căn cứ xem xét, quyết định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến và chỉ có 55/361 đại biểu (chiếm 15,24%) không tán thành việc miễn thuế.
Tiếp thu ý kiến của đa số, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, trong bối cảnh hiện nay, nên miễn thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm 2012 vì: mặc dù mức lương tối thiểu của người lao động đã được điều chỉnh tăng, song trên thực tế, vẫn còn ở mức rất thấp. Mặt khác, giá cả nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn ở mức cao và đời sống của các đối tượng thuộc diện nộp thuế đang gặp nhiều khó khăn. Việc cắt giảm tối đa chi tiêu đã đẩy nền kinh tế đứng trước tình trạng thiểu phát, sản xuất ngưng trệ. Vì vậy, giải pháp miễn thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Mặt khác, theo ước tính, nếu miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế này ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm thì chỉ giảm thu khoảng 1.900 - 2.000 tỷ đồng, song việc miễn thuế sẽ tạo động lực kích thích tiêu dùng, qua đó góp phần tăng thu từ các khoản thuế khác, từ sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn bù đắp số hụt thu.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận, việc miễn thuế thu nhập cá nhân, bên cạnh góp phần giải quyết một phần khó khăn về kinh tế còn mang ý nghĩa động viên lớn đối với người dân; thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc cùng góp sức giúp người lao động vượt qua khó khăn.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị thực hiện việc miễn thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế ở bậc 1 từ 1/7/2012 đến hết ngày 31/12/2012. Trường hợp do miễn thuế thu nhập cá nhân dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2012 mà vẫn phải bảo đảm chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định thì Chính phủ báo cáo Quốc hội theo Luật Ngân sách.