Quốc hội nghe tình hình biển Đông ngay sau phiên khai mạc
Quốc hội sẽ bàn thảo thế nào và có ra tuyên bố về tình hình biển Đông hay không là nội dung nhiều phóng viên đặt câu hỏi
Quốc hội sẽ nghe báo cáo liên quan đến tình hình biển Đông ngay sau phiên khai mạc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại buổi họp báo công bố chương trình kỳ họp Quốc hội thứ 7, chiều 19/5.
Theo chương trình dự kiến, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian nghe Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày báo cáo về tình hình biển Đông, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chủ trương và giải pháp của Việt Nam về việc này.
Sau khi nghe báo cáo nói trên, các vị đại biểu sẽ có các cuộc trao đổi làm rõ vấn đề, Quốc hội sẽ quyết định các nội dung và giải pháp lớn liên quan đến biển Đông, ông Phúc cho biết.
"Đường lối đối ngoại của Quốc hội Việt Nam là luôn luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và đường lối hòa bình, ông cha ta cũng đã rất khéo léo, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn là truyền thống của dân tộc Việt Nam", ông Phúc nói.
"Khi Quốc hội thảo luận xong về tình hình biển Đông chúng tôi sẽ có họp báo thông báo về kết quả thảo luận", người phát ngôn của Quốc hội trả lời phóng viên.
Được hỏi quan điểm cá nhân với tư cách là đại biểu Quốc hội về việc Việt Nam nên phản ứng thế nào trước sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, ông Phúc nói, với tinh thần thượng tôn pháp luật, Việt Nam sẽ kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chủ nhiệm Phúc cũng cảm ơn các nghị sỹ các nước đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.
Phóng viên một hãng thông tấn nước ngoài hỏi, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua 17 dự án luật nhưng chưa có luật về biểu tình. Trong khi vừa rồi có nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước Việt Nam đều nói nhân dân có quyền bày tỏ nhưng luật Việt Nam chưa cho phép thì rất khó. Vậy vì sao chưa đưa Luật Biểu tình vào xem xét?
"Hiến pháp mới thông qua vào năm 2013, có nhiều đạo luật cần sửa đổi, Luật Biểu tình hết sức quan trọng nhưng phải ưu tiên nhiều nội dung nên phải lui lại", ông Phúc đáp.
Dự kiến sẽ khai mạc vào sáng 20/5 và diễn ra trong 28 ngày, một trong số các nội dung đáng chú ý tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ sửa nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Hướng sửa cụ thể, theo ông Phúc là sẽ có thể lấy phiếu vào giữa nhiệm kỳ chứ không tiến hành hàng năm và vẫn giữ ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Theo chương trình dự kiến, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian nghe Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày báo cáo về tình hình biển Đông, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chủ trương và giải pháp của Việt Nam về việc này.
Sau khi nghe báo cáo nói trên, các vị đại biểu sẽ có các cuộc trao đổi làm rõ vấn đề, Quốc hội sẽ quyết định các nội dung và giải pháp lớn liên quan đến biển Đông, ông Phúc cho biết.
"Đường lối đối ngoại của Quốc hội Việt Nam là luôn luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và đường lối hòa bình, ông cha ta cũng đã rất khéo léo, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn là truyền thống của dân tộc Việt Nam", ông Phúc nói.
"Khi Quốc hội thảo luận xong về tình hình biển Đông chúng tôi sẽ có họp báo thông báo về kết quả thảo luận", người phát ngôn của Quốc hội trả lời phóng viên.
Được hỏi quan điểm cá nhân với tư cách là đại biểu Quốc hội về việc Việt Nam nên phản ứng thế nào trước sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, ông Phúc nói, với tinh thần thượng tôn pháp luật, Việt Nam sẽ kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chủ nhiệm Phúc cũng cảm ơn các nghị sỹ các nước đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.
Phóng viên một hãng thông tấn nước ngoài hỏi, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua 17 dự án luật nhưng chưa có luật về biểu tình. Trong khi vừa rồi có nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước Việt Nam đều nói nhân dân có quyền bày tỏ nhưng luật Việt Nam chưa cho phép thì rất khó. Vậy vì sao chưa đưa Luật Biểu tình vào xem xét?
"Hiến pháp mới thông qua vào năm 2013, có nhiều đạo luật cần sửa đổi, Luật Biểu tình hết sức quan trọng nhưng phải ưu tiên nhiều nội dung nên phải lui lại", ông Phúc đáp.
Dự kiến sẽ khai mạc vào sáng 20/5 và diễn ra trong 28 ngày, một trong số các nội dung đáng chú ý tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ sửa nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Hướng sửa cụ thể, theo ông Phúc là sẽ có thể lấy phiếu vào giữa nhiệm kỳ chứ không tiến hành hàng năm và vẫn giữ ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.