Quốc hội quyết định tăng lương, giảm bội chi
Quốc hội quyết định từ 1/5/2012 sẽ thực hiện mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng
Theo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 vừa được Quốc hội thông qua ít phút trước đây, từ 1/5/2012 sẽ thực hiện mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng.
Cán bộ, công chức được phụ cấp công vụ 25%, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu.
Số tiền cụ thể dành chi thực hiện cải cách tiền lương là 59.300 tỷ đồng.
Với năm 2012, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 740.500 tỷ đồng, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 903.100 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 140.200 tỷ đồng (4,8% GDP). Khi biểu quyết riêng cho con số này, có 21 đại biểu không tán thành, 3 đại biểu không biểu quyết.
Đây cũng là con số thấp hơn mức bội chi 4,9% GDP của năm nay được Chính phủ trình.
Theo báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi nghị quyết được thông qua, còn có ý kiến khác nhau về con số 4,9%. Trong đó có ý kiến đề nghị thực hiện đúng nghị quyết của Quốc hội về việc dành 30% tăng thu để giảm bội chi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cùng với việc bố trí 9.100 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương để giảm bội chi thì việc sử dụng 15.000 tỷ đồng để tăng chi trả nợ cũng góp phần gián tiếp giảm bội chi.
Tại nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho con người, bảo đảm an sinh xã hội, điều chỉnh cơ cấu chi cho đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế...
Cán bộ, công chức được phụ cấp công vụ 25%, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu.
Số tiền cụ thể dành chi thực hiện cải cách tiền lương là 59.300 tỷ đồng.
Với năm 2012, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 740.500 tỷ đồng, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 903.100 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 140.200 tỷ đồng (4,8% GDP). Khi biểu quyết riêng cho con số này, có 21 đại biểu không tán thành, 3 đại biểu không biểu quyết.
Đây cũng là con số thấp hơn mức bội chi 4,9% GDP của năm nay được Chính phủ trình.
Theo báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi nghị quyết được thông qua, còn có ý kiến khác nhau về con số 4,9%. Trong đó có ý kiến đề nghị thực hiện đúng nghị quyết của Quốc hội về việc dành 30% tăng thu để giảm bội chi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cùng với việc bố trí 9.100 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương để giảm bội chi thì việc sử dụng 15.000 tỷ đồng để tăng chi trả nợ cũng góp phần gián tiếp giảm bội chi.
Tại nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho con người, bảo đảm an sinh xã hội, điều chỉnh cơ cấu chi cho đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế...