Quốc hội và nỗi lo cho người nghèo
Đại biểu Quốc hội ở mọi miền đất nước đều băn khoăn, lo lắng, từ con số thống kê đến chất lượng giảm nghèo và tỷ lệ tái nghèo
Nhóm giàu nhất ở Việt Nam bằng 20% số hộ gia đình nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, trong khi đó nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%.
Đây là kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) về an sinh xã hội ở Việt Nam, được đại biểu Vi Trọng Lễ nêu ra khi Quốc hội thảo luận về kinh tế, xã hội trong ngày 27/5 vừa qua.
Con số cụ thể hơn là, nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, 45% trợ giúp y tế, 35% trợ giúp giáo dục còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được tương ứng là 2%, 7% và 15%. Đã thế, người nghèo lại phải chi phí cho các dịch vụ về giáo dục, y tế và đóng các loại phí khác rất cao dẫn đến việc hưởng lợi từ an sinh xã hội không giúp được người nghèo tự tạo được việc làm mới, tỷ lệ tái nghèo cao.
Thoát nghèo nhưng… vẫn nghèo
Dường như đã trở thành “thông lệ”, dù thảo luận ở tổ hay tại hội trường thì xóa đói giảm nghèo vẫn là vấn đề khiến đại biểu ở mọi miền đất nước băn khoăn, lo lắng, từ con số thống kê đến chất lượng giảm nghèo và tỷ lệ tái nghèo….
Tại kỳ họp này, nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 -2010); việc quản lý, lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, cùng báo cáo kết quả giám sát và báo cáo của Chính phủ về cùng nội dung.
Theo tính toán tổng quát, Chương trình 135 giai đoạn 2 sẽ đầu tư cho 1.850 xã đặc biệt khó khăn và 2.500 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực 2. Và tổng kinh phí đã đầu tư cho chương trình này là 14.025,27 tỷ đồng, bằng 108,3% số vốn được duyệt.
Đại biểu Hoàng Thị Bình phân tích, kết quả của Chương trình 135 giai đoạn 2 sẽ kết thúc vào năm 2010 nhưng sau 4 năm thực hiện chỉ có 110 xã đã cơ bản hoàn thành mục tiêu thoát khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2, tức là chỉ hơn 6% số xã. Có 7/11 chỉ tiêu khó có thể đạt được ở các xã đặc biệt khó khăn khi kết thúc chương trình, đó là đường giao thông, trường lớp kiên cố, trạm y tế đạt chuẩn, điện, nước sinh hoạt và số hộ có nhà vệ sinh.
3/11 chỉ tiêu dự kiến sẽ đạt vào cuối năm 2010 song không bền vững. Ví dụ, chỉ tiêu hộ nghèo giảm dưới 30%, đến năm 2009 đã đạt còn 31,2% hộ nghèo, song tỷ lệ hộ cận nghèo lại rất lớn. Chỉ có 1 chỉ tiêu đạt đó là 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý miễn phí, tuy nhiên, số tuyệt đối chưa cao.
Đại biểu Võ Đình Tuyến cho rằng tiêu chuẩn nghèo và cận nghèo hiện nay còn quá thấp. Thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 - 260.000 đồng/người/tháng trở xuống thuộc hộ nghèo. Vì thế một bộ phận người dân được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, không còn được hưởng chính sách của hộ nghèo, nhưng thực chất họ vẫn là người nghèo.
Chênh nhau 1% cũng là ‘rất to”
Tại kỳ họp cuối năm 2009, một số vị đại biểu đã thẳng thừng bác bỏ con số tỷ lệ hộ nghèo còn 11% tại báo cáo của Chính phủ và cho rằng trên thực tế chắc chắn cao hơn.
Và nay, theo Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ này là 12,3%, khiến không ít ý kiến nghi ngờ về độ tin cậy, không chỉ riêng con số này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng “đại biểu Quốc hội không nên băn khoăn quá, vì thực ra trên dưới 1% thì không phải là vấn đề gì lớn. Có thể ở nơi này nơi khác rà soát chưa kỹ hoặc chưa chính xác nhưng con số từ 11 đến 12% là con số chúng ta có thể tin tưởng rằng nó có cơ sở thực tế và khoa học”.
Nhưng lý giải này chưa thuyết phục được Quốc hội. Bởi theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì “chênh nhau khoảng 1% cũng rất là to so với cả nước”, vậy thì số liệu nào mới là số liệu có tính pháp lý?
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu ra một thực tế đáng lo ngại về sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, đặc biệt là giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất (từ 8,1 lần năm 2002, lên 8,4 lần năm 2006, và lên đến 8,9 lần vào năm 2008).
Cũng theo đại biểu Lợi thì chuẩn nghèo đã được áp dụng từ năm 2006, nhưng giá tiêu dùng năm 2009 đã tăng đến 53,3% so với năm 2005. Vì vậy, “đề nghị Chính phủ sớm ban hành chuẩn nghèo mới cho giai đoạn tiếp theo hướng vào đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người dân”.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Kim Ngân cho biết, hiện nay đang ở giai đoạn cuối tính toán về chuẩn nghèo phù hợp phương pháp tính của quốc tế. Chuẩn này sẽ đảm bảo được nhu cầu chi tiêu tối thiểu của người dân, tính riêng cho khu vực thành thị và nông thôn cũng như tính các yếu tố trượt giá trong các năm vừa qua cũng như trong thời gian sắp tới.
Vào khoảng giữa năm nay thì chắc chắn Chính phủ sẽ ban hành chuẩn nghèo để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách năm 2011, Bộ trưởng nói.
Đây là kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) về an sinh xã hội ở Việt Nam, được đại biểu Vi Trọng Lễ nêu ra khi Quốc hội thảo luận về kinh tế, xã hội trong ngày 27/5 vừa qua.
Con số cụ thể hơn là, nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, 45% trợ giúp y tế, 35% trợ giúp giáo dục còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được tương ứng là 2%, 7% và 15%. Đã thế, người nghèo lại phải chi phí cho các dịch vụ về giáo dục, y tế và đóng các loại phí khác rất cao dẫn đến việc hưởng lợi từ an sinh xã hội không giúp được người nghèo tự tạo được việc làm mới, tỷ lệ tái nghèo cao.
Thoát nghèo nhưng… vẫn nghèo
Dường như đã trở thành “thông lệ”, dù thảo luận ở tổ hay tại hội trường thì xóa đói giảm nghèo vẫn là vấn đề khiến đại biểu ở mọi miền đất nước băn khoăn, lo lắng, từ con số thống kê đến chất lượng giảm nghèo và tỷ lệ tái nghèo….
Tại kỳ họp này, nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 -2010); việc quản lý, lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, cùng báo cáo kết quả giám sát và báo cáo của Chính phủ về cùng nội dung.
Theo tính toán tổng quát, Chương trình 135 giai đoạn 2 sẽ đầu tư cho 1.850 xã đặc biệt khó khăn và 2.500 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực 2. Và tổng kinh phí đã đầu tư cho chương trình này là 14.025,27 tỷ đồng, bằng 108,3% số vốn được duyệt.
Đại biểu Hoàng Thị Bình phân tích, kết quả của Chương trình 135 giai đoạn 2 sẽ kết thúc vào năm 2010 nhưng sau 4 năm thực hiện chỉ có 110 xã đã cơ bản hoàn thành mục tiêu thoát khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2, tức là chỉ hơn 6% số xã. Có 7/11 chỉ tiêu khó có thể đạt được ở các xã đặc biệt khó khăn khi kết thúc chương trình, đó là đường giao thông, trường lớp kiên cố, trạm y tế đạt chuẩn, điện, nước sinh hoạt và số hộ có nhà vệ sinh.
3/11 chỉ tiêu dự kiến sẽ đạt vào cuối năm 2010 song không bền vững. Ví dụ, chỉ tiêu hộ nghèo giảm dưới 30%, đến năm 2009 đã đạt còn 31,2% hộ nghèo, song tỷ lệ hộ cận nghèo lại rất lớn. Chỉ có 1 chỉ tiêu đạt đó là 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý miễn phí, tuy nhiên, số tuyệt đối chưa cao.
Đại biểu Võ Đình Tuyến cho rằng tiêu chuẩn nghèo và cận nghèo hiện nay còn quá thấp. Thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 - 260.000 đồng/người/tháng trở xuống thuộc hộ nghèo. Vì thế một bộ phận người dân được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, không còn được hưởng chính sách của hộ nghèo, nhưng thực chất họ vẫn là người nghèo.
Chênh nhau 1% cũng là ‘rất to”
Tại kỳ họp cuối năm 2009, một số vị đại biểu đã thẳng thừng bác bỏ con số tỷ lệ hộ nghèo còn 11% tại báo cáo của Chính phủ và cho rằng trên thực tế chắc chắn cao hơn.
Và nay, theo Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ này là 12,3%, khiến không ít ý kiến nghi ngờ về độ tin cậy, không chỉ riêng con số này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng “đại biểu Quốc hội không nên băn khoăn quá, vì thực ra trên dưới 1% thì không phải là vấn đề gì lớn. Có thể ở nơi này nơi khác rà soát chưa kỹ hoặc chưa chính xác nhưng con số từ 11 đến 12% là con số chúng ta có thể tin tưởng rằng nó có cơ sở thực tế và khoa học”.
Nhưng lý giải này chưa thuyết phục được Quốc hội. Bởi theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì “chênh nhau khoảng 1% cũng rất là to so với cả nước”, vậy thì số liệu nào mới là số liệu có tính pháp lý?
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu ra một thực tế đáng lo ngại về sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, đặc biệt là giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất (từ 8,1 lần năm 2002, lên 8,4 lần năm 2006, và lên đến 8,9 lần vào năm 2008).
Cũng theo đại biểu Lợi thì chuẩn nghèo đã được áp dụng từ năm 2006, nhưng giá tiêu dùng năm 2009 đã tăng đến 53,3% so với năm 2005. Vì vậy, “đề nghị Chính phủ sớm ban hành chuẩn nghèo mới cho giai đoạn tiếp theo hướng vào đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người dân”.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Kim Ngân cho biết, hiện nay đang ở giai đoạn cuối tính toán về chuẩn nghèo phù hợp phương pháp tính của quốc tế. Chuẩn này sẽ đảm bảo được nhu cầu chi tiêu tối thiểu của người dân, tính riêng cho khu vực thành thị và nông thôn cũng như tính các yếu tố trượt giá trong các năm vừa qua cũng như trong thời gian sắp tới.
Vào khoảng giữa năm nay thì chắc chắn Chính phủ sẽ ban hành chuẩn nghèo để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách năm 2011, Bộ trưởng nói.