Quỹ đầu cơ mất niềm tin vào Abenomics
Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài giảm nắm giữ chứng khoán Nhật trong thời gian gần đây
Quỹ đầu cơ thuộc công ty quản lý quỹ LGT Capital Partners đã dừng chiến lược “Japan’s Resurgence” (tạm dịch: “Sự trỗi dậy của Nhật Bản”) do kỳ vọng suy giảm đối với các chính sách chấn hưng tăng trưởng thường gọi là Abenomics của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
LGT Capital Partners là công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Pfaeffikon, Thụy Sỹ, quản lý số tài sản 50 tỷ USD. Theo hãng tin Bloomberg, quỹ đầu cơ thuộc công ty này đang thực hiện chốt lãi đối với các tài sản được đầu cơ trước đó dựa trên những kỳ vọng vào Abenomics.
Lý do khiến quỹ này không còn muốn duy trì nắm giữ các tài sản trên là sự lạc quan suy giảm đối với những nỗ lực của ông Abe về thúc đẩy lạm phát, cũng như những số liệu kinh tế gây thất vọng của Nhật trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, LGT cũng hạ triển vọng đối với thị trường chứng khoán Nhật, trong khi tăng phân bổ vốn vào đồng Yên.
“Quỹ đầu cơ của chúng tôi đã từ bỏ chiến lược “Japan’s Resurgence”. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ rót vốn ít hơn vào Nhật Bản ở lĩnh vực đầu cơ giá lên”, nhà quản lý quỹ Mikio Kumada thuộc LGT nói với Bloomberg trong một cuộc điện thoại từ Hồng Kông. “Sự thay đổi chiến lược phản ánh mối lo ngại rằng Abenomics đang mất đi xung lực chính trị và chững lại”.
LGT là một trong những quỹ đầu tư nước ngoài giảm nắm giữ chứng khoán Nhật trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên thị trường chứng khoán Nhật trong 13 tuần liên tiếp, theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo.
Sau khi mua ròng 173 tỷ USD cổ phiếu Nhật trong thời gian từ đầu năm 2013 cho tới tháng 6 năm ngoái, khối ngoại đã bán ra 43% tính đến hiện tại.
Từ đầu nhiệm kỳ của ông Abe đến tháng 8/2015, chỉ số Topix của thị trường chứng khoán Nhật đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, từ tháng 8 đến nay, chỉ số này đã giảm khoảng 25%.
Giá cổ phiếu trên thị trường Nhật đã giảm liên tục kể từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố chính sách lãi suất âm. Sự giảm điểm này của thị trường là một tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư không còn tin rằng chính sách tiền tệ của Nhật có khả năng phục hồi tăng trưởng.
Trái lại, đồng Yên vẫn là một tài sản an toàn hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngày 7/4, đồng tiền Nhật tăng giá ngày thứ 5 liên tiếp, lên mức 108,93 Yên đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.
Nhà quản lý quỹ Kumada cho rằng, nếu BoJ không tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, thì nền kinh tế Nhật sẽ rơi lại vào vòng xoáy giảm phát và giới đầu tư toàn cầu sẽ thoái vốn mạnh hơn khỏi thị trường chứng khoán nước này.
LGT Capital Partners là công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Pfaeffikon, Thụy Sỹ, quản lý số tài sản 50 tỷ USD. Theo hãng tin Bloomberg, quỹ đầu cơ thuộc công ty này đang thực hiện chốt lãi đối với các tài sản được đầu cơ trước đó dựa trên những kỳ vọng vào Abenomics.
Lý do khiến quỹ này không còn muốn duy trì nắm giữ các tài sản trên là sự lạc quan suy giảm đối với những nỗ lực của ông Abe về thúc đẩy lạm phát, cũng như những số liệu kinh tế gây thất vọng của Nhật trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, LGT cũng hạ triển vọng đối với thị trường chứng khoán Nhật, trong khi tăng phân bổ vốn vào đồng Yên.
“Quỹ đầu cơ của chúng tôi đã từ bỏ chiến lược “Japan’s Resurgence”. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ rót vốn ít hơn vào Nhật Bản ở lĩnh vực đầu cơ giá lên”, nhà quản lý quỹ Mikio Kumada thuộc LGT nói với Bloomberg trong một cuộc điện thoại từ Hồng Kông. “Sự thay đổi chiến lược phản ánh mối lo ngại rằng Abenomics đang mất đi xung lực chính trị và chững lại”.
LGT là một trong những quỹ đầu tư nước ngoài giảm nắm giữ chứng khoán Nhật trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên thị trường chứng khoán Nhật trong 13 tuần liên tiếp, theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo.
Sau khi mua ròng 173 tỷ USD cổ phiếu Nhật trong thời gian từ đầu năm 2013 cho tới tháng 6 năm ngoái, khối ngoại đã bán ra 43% tính đến hiện tại.
Từ đầu nhiệm kỳ của ông Abe đến tháng 8/2015, chỉ số Topix của thị trường chứng khoán Nhật đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, từ tháng 8 đến nay, chỉ số này đã giảm khoảng 25%.
Giá cổ phiếu trên thị trường Nhật đã giảm liên tục kể từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố chính sách lãi suất âm. Sự giảm điểm này của thị trường là một tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư không còn tin rằng chính sách tiền tệ của Nhật có khả năng phục hồi tăng trưởng.
Trái lại, đồng Yên vẫn là một tài sản an toàn hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngày 7/4, đồng tiền Nhật tăng giá ngày thứ 5 liên tiếp, lên mức 108,93 Yên đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.
Nhà quản lý quỹ Kumada cho rằng, nếu BoJ không tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, thì nền kinh tế Nhật sẽ rơi lại vào vòng xoáy giảm phát và giới đầu tư toàn cầu sẽ thoái vốn mạnh hơn khỏi thị trường chứng khoán nước này.