Kinh tế Nhật lại buồn vì Trung Quốc
Nhật tiếp tục chật vật với một chu kỳ tăng trưởng-suy giảm đan xen, bất chấp chương trình Abenomics
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản giảm trở lại trong quý 4/2015, một phần do sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Số liệu vừa công bố cho thấy Nhật tiếp tục chật vật với một chu kỳ tăng trưởng-suy giảm đan xen, bất chấp chương trình chấn hưng kinh tế Abenomics đã kéo dài hơn 3 năm.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Văn phòng Nội các Nhật công bố sáng nay (15/2) cho biết, kinh tế Nhật suy giảm 1,4% trong 3 tháng cuối năm 2015, sau khi tăng 1,3% trong quý 3. Trước đó, các chuyên gia được Bloomberg khảo sát ý kiến dự báo kinh tế Nhật giảm 0,8%.
Tiêu dùng cá nhân yếu là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật suy giảm, cản trở những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Theo các nhà phân tích, kinh tế Nhật sẽ tiếp tục gặp khó trong quý 1/2016. Tháng 1 vừa qua, đồng Yên tăng giá 6% so với đồng USD, gây trở ngại cho các nhà xuất khẩu của Nhật.
Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) đã tăng cường chính sách bơm tiền vào thị trường nhằm hạn chế sự tăng giá của đồng nội tệ nhưng không thành công. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu chao đảo mạnh, đồng Yên đã được giới đầu tư mạnh tay gom mua như một “vịnh tránh bão” hàng đầu.
“Tiêu dùng ở mức yếu do các hộ gia đình thắt chặt chi tiêu”, ông Yuichi Kodama, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty Meiji Yasuda Life Insurance ở Tokyo, nhận định.
“Rủi ro suy giảm tăng trưởng đối với kinh tế Nhật có thể sẽ gia tăng thêm bởi đồng Yên tăng giá cản trở đầu tư cơ bản và xuất khẩu. Ngoài ra, tiêu dùng cũng sẽ tiếp tục ở mức thấp. Hiện không có một đầu tàu tăng trưởng nào rõ ràng cho nền kinh tế Nhật”, ông Kodama nói.
Thị trường chứng khoán Nhật sáng nay tăng điểm mạnh, với chỉ số Topix tăng 4,7% vào lúc hơn 10h sáng theo giờ Tokyo. Phiên phục hồi này diễn ra sau khi chứng khoán Nhật sụt hơn 5% vào hôm thứ Sáu tuần trước. Giới đầu tư kỳ vọng, GDP suy giảm sẽ buộc BoJ phải tăng cường các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Trong 3 năm qua, kể từ khi ông Abe trở lại cương vị Thủ tướng Nhật, nền kinh tế nước này đã giằng co giữa tăng trưởng yếu và suy giảm. BoJ không ngừng bơm tiền với quy mô “khủng” vào thị trường, Chính phủ Nhật cũng đưa ra các biện pháp như kích thích tăng lương, khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, nhưng chưa thể đưa nền kinh tế phục hồi vững chắc.
Tất cả những khó khăn này của kinh tế Nhật đã tồn tại từ trước đợt biến động mạnh của thị trường toàn cầu thời gian qua. Khi thị trường chao đảo và kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh làm gia tăng áp lực giảm phát, BoJ đã hạ lãi suất về dưới ngưỡng 0%.
Theo ông Taro Saito, Giám đốc nghiên cứu của NLI Research Institute ở Tokyo, tiền lương tăng yếu là một lý do chính dẫn tới xu hướng tăng trưởng ì ạch của kinh tế Nhật. Tổng tiền lương ở Nhật không tăng quá 1% mỗi năm kể từ năm 1997, và thậm chí đã giảm trong 4 năm qua nếu tính cả yếu tố lạm phát.
“Nhiều khả năng BoJ sẽ nới lỏng thêm chính sách trong cuộc họp vào tháng 3 tới. Rủi ro suy giảm tăng trưởng và lạm phát đang tăng lên”, ông Masamichi Adachi, chuyên gia kinh tế của JPMorgan Chase, nhận định.
Sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, cũng như việc đồng Yên tăng giá mạnh đang là nỗi lo của các công ty Nhật.
Hãng Panasonic đã cắt giảm dự báo lợi nhuận cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016 do doanh số điều hòa không khí và thiết bị tại thị trường Trung Quốc giảm. Hãng Hitachi cũng hạ dự báo lợi nhuận do doanh số máy xây dựng giảm tốc tại thị trường Trung Quốc và nhu cầu đi xuống tại các quốc gia xuất khẩu dầu lửa.
Theo một cuộc khảo sát do Bloomberg thực hiện, các chuyên gia kinh tế đã tăng khả năng kinh tế Nhật sẽ rơi vào một cuộc suy thoái khác trong 12 tháng tới.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Văn phòng Nội các Nhật công bố sáng nay (15/2) cho biết, kinh tế Nhật suy giảm 1,4% trong 3 tháng cuối năm 2015, sau khi tăng 1,3% trong quý 3. Trước đó, các chuyên gia được Bloomberg khảo sát ý kiến dự báo kinh tế Nhật giảm 0,8%.
Tiêu dùng cá nhân yếu là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật suy giảm, cản trở những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Theo các nhà phân tích, kinh tế Nhật sẽ tiếp tục gặp khó trong quý 1/2016. Tháng 1 vừa qua, đồng Yên tăng giá 6% so với đồng USD, gây trở ngại cho các nhà xuất khẩu của Nhật.
Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) đã tăng cường chính sách bơm tiền vào thị trường nhằm hạn chế sự tăng giá của đồng nội tệ nhưng không thành công. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu chao đảo mạnh, đồng Yên đã được giới đầu tư mạnh tay gom mua như một “vịnh tránh bão” hàng đầu.
“Tiêu dùng ở mức yếu do các hộ gia đình thắt chặt chi tiêu”, ông Yuichi Kodama, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty Meiji Yasuda Life Insurance ở Tokyo, nhận định.
“Rủi ro suy giảm tăng trưởng đối với kinh tế Nhật có thể sẽ gia tăng thêm bởi đồng Yên tăng giá cản trở đầu tư cơ bản và xuất khẩu. Ngoài ra, tiêu dùng cũng sẽ tiếp tục ở mức thấp. Hiện không có một đầu tàu tăng trưởng nào rõ ràng cho nền kinh tế Nhật”, ông Kodama nói.
Thị trường chứng khoán Nhật sáng nay tăng điểm mạnh, với chỉ số Topix tăng 4,7% vào lúc hơn 10h sáng theo giờ Tokyo. Phiên phục hồi này diễn ra sau khi chứng khoán Nhật sụt hơn 5% vào hôm thứ Sáu tuần trước. Giới đầu tư kỳ vọng, GDP suy giảm sẽ buộc BoJ phải tăng cường các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Trong 3 năm qua, kể từ khi ông Abe trở lại cương vị Thủ tướng Nhật, nền kinh tế nước này đã giằng co giữa tăng trưởng yếu và suy giảm. BoJ không ngừng bơm tiền với quy mô “khủng” vào thị trường, Chính phủ Nhật cũng đưa ra các biện pháp như kích thích tăng lương, khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, nhưng chưa thể đưa nền kinh tế phục hồi vững chắc.
Tất cả những khó khăn này của kinh tế Nhật đã tồn tại từ trước đợt biến động mạnh của thị trường toàn cầu thời gian qua. Khi thị trường chao đảo và kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh làm gia tăng áp lực giảm phát, BoJ đã hạ lãi suất về dưới ngưỡng 0%.
Theo ông Taro Saito, Giám đốc nghiên cứu của NLI Research Institute ở Tokyo, tiền lương tăng yếu là một lý do chính dẫn tới xu hướng tăng trưởng ì ạch của kinh tế Nhật. Tổng tiền lương ở Nhật không tăng quá 1% mỗi năm kể từ năm 1997, và thậm chí đã giảm trong 4 năm qua nếu tính cả yếu tố lạm phát.
“Nhiều khả năng BoJ sẽ nới lỏng thêm chính sách trong cuộc họp vào tháng 3 tới. Rủi ro suy giảm tăng trưởng và lạm phát đang tăng lên”, ông Masamichi Adachi, chuyên gia kinh tế của JPMorgan Chase, nhận định.
Sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, cũng như việc đồng Yên tăng giá mạnh đang là nỗi lo của các công ty Nhật.
Hãng Panasonic đã cắt giảm dự báo lợi nhuận cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016 do doanh số điều hòa không khí và thiết bị tại thị trường Trung Quốc giảm. Hãng Hitachi cũng hạ dự báo lợi nhuận do doanh số máy xây dựng giảm tốc tại thị trường Trung Quốc và nhu cầu đi xuống tại các quốc gia xuất khẩu dầu lửa.
Theo một cuộc khảo sát do Bloomberg thực hiện, các chuyên gia kinh tế đã tăng khả năng kinh tế Nhật sẽ rơi vào một cuộc suy thoái khác trong 12 tháng tới.