Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Những nét chính về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong tương lai, theo quy hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Dự kiến trong quy hoạch sử dụng đất vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ hình thành và phát triển hệ thống đô thị theo không gian vùng thủ đô Hà Nội và khu vực hành lang kinh tế ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh.
Các đô thị hạt nhân là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Hạ Long trong đó thành phố Hà Nội là thành phố trung tâm của vùng. Trên cơ sở đó sẽ phát triển các chuỗi đô thị theo các hành lang kinh tế tiến đến hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hoà Lạc, Hải Phòng - Hạ Long.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Vùng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật có điều kiện để cải tạo thị trường, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong vùng.
Do đó, trong định hướng quy hoạch sử dụng đất phát triển đô thị là tiếp tục xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Dự kiến dân số Hà Nội đến năm 2020 sẽ đạt 4,5 triệu dân,trong đó dân số đô thị trung tâm nội thành khoảng 3,6 - 3,8 triệu người. Theo Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hướng phát triển Hà Nội sẽ về phía bắc sông Hồng là chủ yếu, một phần về phía tây và tây nam, trong đó sẽ lấy sông Hồng là trục chủ đạo để bố cục mặt bằng đô thị Hà Nội.
Những vùng ảnh hưởng của đô thị này được xác định trước hết là những khu vực ảnh hưởng trực tiếp của đô thị Hà Nội trong bán kính từ 30-50 km. Theo đó, trong phạm vi vùng Hà Nội sẽ có các đô thị vệ tinh xây dựng và phát triển như: Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn, Phố Nối, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Xuân Hoà, Phúc Yên, Hà Đông... và các vành đai nông nghiệp, cây xanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Dự kiến sẽ xây dựng và hình thành 17 đô thị vệ tinh trực tiếp của Hà Nội.
Thành phố Hải Phòng là một trung tâm đô thị cấp quốc gia và là một trong các đô thị trung tâm của vùng trọng điểm phía Bắc sẽ được quy hoạch thành chùm đô thị Hải Phòng có bán kính ảnh hưởng từ 20-30 km. Khu vực nội thành Hải Phòng sẽ là đô thị hạt nhân, giữ vai trò chức năng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch) của toàn vùng Bắc Bộ.
Đây được coi là một cửa chính để tiến ra biển của các tỉnh phía Bắc, là một đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc, đồng thời là một vị trí quốc phòng trọng yếu. Theo dự báo, dân số Hải Phòng đến năm 2020 sẽ có khoảng 1,8 triệu người, trong đó dân số nội thành sẽ chiếm khoảng 1,2 triệu dân. Khu vực này kết hợp với các khu đô thị vệ tinh Minh Đức, Đồ Sơn, Núi Đèo, An Lão, Kiến Thụy, Cát Bà... sẽ tạo thành một chùm đô thị duyên hải.
Thành phố Hạ Long cũng được coi là một đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của khu vực tỉnh Quảng Ninh. Dự kiến đến năm 2020, quy mô dân số nơi đây sẽ đạt khoảng 700.000 người và sẽ đảm nhiệm vai trò chức năng chính là thành phố cảng, công nghiệp, du lịch, nghỉ ngơi giải trí.
Hỗ trợ cho thành phố Hạ Long sẽ là một loạt các đô thị khác trong vùng tạo thành một chuỗi đô thị Phả Lại - Chí Linh, Mạo Khê - Tràng Bạch, Nhị Chiểu, Uông Bí - Điền Công, Hà Tu, Cẩm Phả, Cọc 6, Cửa Ông - Mông Dương, Tiên Yên, Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực.
Trên cơ sở quy hoạch, việc phát triển đô thị Hạ Long trên quan điểm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long. Do đó, đô thị sẽ được phân khu rõ ràng theo 4 chức năng chính: chùm cảng biển, kho bãi và công nghiệp kèm theo cảng; khu nghỉ dưỡng Bãi Cháy mở rộng; khu khai thác xuất khẩu than; khu các cơ quan tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh.
Và đặc biệt, trong quá trình phát triển cụm cảng Cái Lân sẽ phải tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến việc khai thác phát triển du lịch vịnh Hạ Long.
Cùng với việc phát triển đô thị, hệ thống công nghiệp, thương mại- dịch vụ vùng sẽ được xây dựng phát triển trên cơ sở phù hợp với phát triển đô thị, giao thông vận tải và cân đối sử dụng đất nông nghiệp. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các khu công nghiệp sẽ được tập trung xây dựng như: Khu công nghiệp Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội); Khu công nghiệp Đò Nống- Chợ Hỗ, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, An Hồng (Hải Phòng); Khu công nghiệp Đông Mai, Cái Lân (Quảng Ninh); Khu công nghiệp Việt Hoà, Phú Thái, Cộng Hoà, Lai Vu (Hải Dương) Khu công nghiệp Khai Quang, Chấn Hưng, Bà Thiện (Vĩnh Phúc)...
Để phục vụ quá trình phát triển, hệ thống thương mại điện tử và hệ thống thông tin, giao dịch thương mại sẽ tiếp tục được hoàn thiện. Hệ thống các mạng lưới trung tâm thương mại vùng sẽ được mở rộng, tăng cường xây dựng mạng lưới trung tâm triển lãm và hội chợ. Mỗi tỉnh thành trong vùng sẽ xây dựng và có ít nhất 1-2 trung tâm triển lãm hội chợ đến năm 2010.
Hoạt động phát triển du lịch vùng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Vùng sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch nghiên cứu di tích văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương...; du lịch nghỉ mát, biển đảo Hải Phòng, Quảng Ninh...
Trong quá trình sử dụng đất phát triển khu công nghiệp và đô thị, yêu cầu đặt ra đối với vùng kinh tế trọng điểm đất chật người đông chính là việc hạn chế lấy đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất lúa để sử dụng vào các mục đích khác, đặc biệt không bố trí các khu công nghiệp bám sát đường giao thông.
Bởi theo ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay thực tế các khu công nghiệp quá gần nhau và bám sát trên các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch đã và đang làm cản trở đến lưu thông của nhiều đoạn mà quốc lộ 5 là một điển hình. Hậu quả đường 5 đã trở thành “phố 5”.
Mặc dù khi xây dựng đã tránh đi qua các đô thị nhưng các địa phương lại san đất, giao mặt bằng đất phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị hình thành bám đường phát triển. Và như vậy đường đến đâu, nhà đến đó.
Cùng với đó, một số ý kiến cho rằng việc hình thành phát triển các đô thị vệ tinh Hà Nội chỉ nên tập trung vào những đô thị thành phố, thị xã tập trung chứ không nên phát triển mới để giảm tải bởi có nhiều khu chỉ là những điểm du lịch nhỏ.
Các đô thị hạt nhân là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Hạ Long trong đó thành phố Hà Nội là thành phố trung tâm của vùng. Trên cơ sở đó sẽ phát triển các chuỗi đô thị theo các hành lang kinh tế tiến đến hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hoà Lạc, Hải Phòng - Hạ Long.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Vùng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật có điều kiện để cải tạo thị trường, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong vùng.
Do đó, trong định hướng quy hoạch sử dụng đất phát triển đô thị là tiếp tục xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Dự kiến dân số Hà Nội đến năm 2020 sẽ đạt 4,5 triệu dân,trong đó dân số đô thị trung tâm nội thành khoảng 3,6 - 3,8 triệu người. Theo Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hướng phát triển Hà Nội sẽ về phía bắc sông Hồng là chủ yếu, một phần về phía tây và tây nam, trong đó sẽ lấy sông Hồng là trục chủ đạo để bố cục mặt bằng đô thị Hà Nội.
Những vùng ảnh hưởng của đô thị này được xác định trước hết là những khu vực ảnh hưởng trực tiếp của đô thị Hà Nội trong bán kính từ 30-50 km. Theo đó, trong phạm vi vùng Hà Nội sẽ có các đô thị vệ tinh xây dựng và phát triển như: Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn, Phố Nối, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Xuân Hoà, Phúc Yên, Hà Đông... và các vành đai nông nghiệp, cây xanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Dự kiến sẽ xây dựng và hình thành 17 đô thị vệ tinh trực tiếp của Hà Nội.
Thành phố Hải Phòng là một trung tâm đô thị cấp quốc gia và là một trong các đô thị trung tâm của vùng trọng điểm phía Bắc sẽ được quy hoạch thành chùm đô thị Hải Phòng có bán kính ảnh hưởng từ 20-30 km. Khu vực nội thành Hải Phòng sẽ là đô thị hạt nhân, giữ vai trò chức năng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch) của toàn vùng Bắc Bộ.
Đây được coi là một cửa chính để tiến ra biển của các tỉnh phía Bắc, là một đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc, đồng thời là một vị trí quốc phòng trọng yếu. Theo dự báo, dân số Hải Phòng đến năm 2020 sẽ có khoảng 1,8 triệu người, trong đó dân số nội thành sẽ chiếm khoảng 1,2 triệu dân. Khu vực này kết hợp với các khu đô thị vệ tinh Minh Đức, Đồ Sơn, Núi Đèo, An Lão, Kiến Thụy, Cát Bà... sẽ tạo thành một chùm đô thị duyên hải.
Thành phố Hạ Long cũng được coi là một đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của khu vực tỉnh Quảng Ninh. Dự kiến đến năm 2020, quy mô dân số nơi đây sẽ đạt khoảng 700.000 người và sẽ đảm nhiệm vai trò chức năng chính là thành phố cảng, công nghiệp, du lịch, nghỉ ngơi giải trí.
Hỗ trợ cho thành phố Hạ Long sẽ là một loạt các đô thị khác trong vùng tạo thành một chuỗi đô thị Phả Lại - Chí Linh, Mạo Khê - Tràng Bạch, Nhị Chiểu, Uông Bí - Điền Công, Hà Tu, Cẩm Phả, Cọc 6, Cửa Ông - Mông Dương, Tiên Yên, Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực.
Trên cơ sở quy hoạch, việc phát triển đô thị Hạ Long trên quan điểm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long. Do đó, đô thị sẽ được phân khu rõ ràng theo 4 chức năng chính: chùm cảng biển, kho bãi và công nghiệp kèm theo cảng; khu nghỉ dưỡng Bãi Cháy mở rộng; khu khai thác xuất khẩu than; khu các cơ quan tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh.
Và đặc biệt, trong quá trình phát triển cụm cảng Cái Lân sẽ phải tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến việc khai thác phát triển du lịch vịnh Hạ Long.
Cùng với việc phát triển đô thị, hệ thống công nghiệp, thương mại- dịch vụ vùng sẽ được xây dựng phát triển trên cơ sở phù hợp với phát triển đô thị, giao thông vận tải và cân đối sử dụng đất nông nghiệp. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các khu công nghiệp sẽ được tập trung xây dựng như: Khu công nghiệp Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội); Khu công nghiệp Đò Nống- Chợ Hỗ, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, An Hồng (Hải Phòng); Khu công nghiệp Đông Mai, Cái Lân (Quảng Ninh); Khu công nghiệp Việt Hoà, Phú Thái, Cộng Hoà, Lai Vu (Hải Dương) Khu công nghiệp Khai Quang, Chấn Hưng, Bà Thiện (Vĩnh Phúc)...
Để phục vụ quá trình phát triển, hệ thống thương mại điện tử và hệ thống thông tin, giao dịch thương mại sẽ tiếp tục được hoàn thiện. Hệ thống các mạng lưới trung tâm thương mại vùng sẽ được mở rộng, tăng cường xây dựng mạng lưới trung tâm triển lãm và hội chợ. Mỗi tỉnh thành trong vùng sẽ xây dựng và có ít nhất 1-2 trung tâm triển lãm hội chợ đến năm 2010.
Hoạt động phát triển du lịch vùng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Vùng sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch nghiên cứu di tích văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương...; du lịch nghỉ mát, biển đảo Hải Phòng, Quảng Ninh...
Trong quá trình sử dụng đất phát triển khu công nghiệp và đô thị, yêu cầu đặt ra đối với vùng kinh tế trọng điểm đất chật người đông chính là việc hạn chế lấy đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất lúa để sử dụng vào các mục đích khác, đặc biệt không bố trí các khu công nghiệp bám sát đường giao thông.
Bởi theo ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay thực tế các khu công nghiệp quá gần nhau và bám sát trên các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch đã và đang làm cản trở đến lưu thông của nhiều đoạn mà quốc lộ 5 là một điển hình. Hậu quả đường 5 đã trở thành “phố 5”.
Mặc dù khi xây dựng đã tránh đi qua các đô thị nhưng các địa phương lại san đất, giao mặt bằng đất phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị hình thành bám đường phát triển. Và như vậy đường đến đâu, nhà đến đó.
Cùng với đó, một số ý kiến cho rằng việc hình thành phát triển các đô thị vệ tinh Hà Nội chỉ nên tập trung vào những đô thị thành phố, thị xã tập trung chứ không nên phát triển mới để giảm tải bởi có nhiều khu chỉ là những điểm du lịch nhỏ.
Dự kiến các đô thị vệ tinh trực tiếp của Hà Nội |
||||
STT |
Đô thị |
Địa điểm |
Quy mô dân số năm 2020 (1.000 người) |
Tính chất đô thị |
1 | Nội Bài | Sóc Sơn - Hà Nội | 50 - 60 | Công nghiệp - du lịch - dịch vụ |
2 | Mê Linh | Vĩnh Phúc | 150 - 200 | Công nghiệp - dịch vụ |
3 | Phúc Yên | Vính Phúc | 130 - 150 | Du lịch - đào tạo |
4 | Đại Lải | Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc | 130 - 150 | Du lịch - nghĩ dưỡng |
5 | An Khánh | Hoài Đức - Hà Tây | 50 - 70 | Thương mại - dịch vụ |
6 | Hoa Lạc | Thạch Thất - Hà Tây | 500 - 600 | Đào tạo - khoa học và công nghiệp |
7 | Hà Đông | Hà Tây | 200 - 250 | Thương mại - dịch vụ - y tế |
8 | Đ.Mô - S.Hai | S.Tây - Ba Vì | 30 - 50 | Du lịch - nghỉ dưỡng |
9 | Thường Tín | Hà Tây | 50 - 60 | Hành chính - thương mại |
10 | Sơn Tây | Hà Tây | 50 - 70 | Công nghiệp |
11 | Phạm Trôi | Hoài Đức - Hà Tây | 20 - 30 | Hành chính - thương mại |
12 | Phố Nối | Văn Lâm - Hưng Yên | 150 - 200 | Công nghiệp - dịch vụ |
13 | Như Quỳnh | Văn Lâm - Hưng Yên | 30 - 40 | Hành chính - dịch vụ - công nghiệp |
14 | Văn Giang | Hưng Yên | 50 - 60 | Dịch vụ - du lịch |
15 | Từ Sơn | Bắc Ninh | 30 - 40 | Hành chính - dịch vụ |
16 | Yên Phong | Bắc Ninh | 100 - 120 | Công nghiệp - dịch vụ |
17 |
Tiên Sơn | Bắc Ninh | 40 - 50 |
Công nghiệp - dịch vụ
|