Quyết định "khó hiểu" của ông giám đốc
Nhiều người phản đối việc phân chia số cổ phần Sadabeco phát hành thêm của Giám đốc Inexim Dak Lak
Trong suốt gần 2 tháng qua, những người góp vốn lần đầu vào Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Daklak (Sadabeco) thông qua Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Daklak (Inexim Dak Lak) hết sức bất bình, phản đối và khiếu nại về việc Giám đốc Inexim Dak Lak quyết định phân chia số cổ phần phát hành thêm của Sadabeco cho các cổ đông hiện hữu.
Họ cho rằng quyết định này đã xâm hại đến quyền lợi chính đáng của họ.
Năm 2005, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Daklak (Sadabeco) được thành lập trên cơ sở 4 cổ đông cùng góp vốn, trong đó Inexim Dak Lak góp 16 tỷ đồng, tương ứng với 20% vốn điều lệ và Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn góp 20 tỷ đồng.
Vào thời điểm góp vốn năm 2005, lãnh đạo Inexim Dak Lak họp bàn và phân chia mỗi cán bộ công nhân viên được mua một tỷ lệ cổ phần nhất định. Sau một thời gian ra thông báo, đa số cán bộ công nhân viên không mua với nhiều lý do khác nhau, trong đó có yếu tố sợ rủi ro, thậm chí một số cán bộ công nhân viên đã nộp tiền đăng ký mua trước đây cũng làm đơn xin rút ra. Lúc đó, tình hình tài chính của Inexim Dak Lak khó khăn, mà thời hạn góp vốn theo yêu cầu của Sadabeco đã hết.
Trước tình hình trên, Giám đốc và Công đoàn Inexim Dak Lak thống nhất tổ chức vận động cán bộ công nhân viên tham gia góp vốn, không hạn chế về số lượng và mở rộng thêm đối tượng đến cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo Nghị định 41/CP của Chính phủ. Cán bộ công nhân viên, đoàn viên công đoàn đã chấp thuận và góp đủ số vốn theo đăng ký của Inexim tại Sadabeco.
Theo đó, tổng số vốn góp 16 tỷ đồng thì của cán bộ công nhân viên là 13,75 tỷ (chiếm 85,94%), còn lại 2,25 tỷ đồng (chiếm 14,06%) là phần vốn góp thuộc sở hữu Nhà nước do Inexim Dak Lak quản lý. Sau khi cán bộ công nhân viên góp vốn vào Sadabeco, Giám đốc Inexim Dak Lak đã cấp cho từng người góp vốn giấy chứng nhận tạm thời theo từng thời điểm góp vốn.
Để cán bộ công nhân viên yên tâm, tin tưởng góp vốn vào Sadabeco, ngày 7/6/2005 Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Inexim Dak Lak đã thỏa thuận ký kết một văn bản quy định về nguyên tắc trong quản lý vốn mua cổ phần của cá nhân cán bộ công nhân viên tại Sadabeco.
Trong văn bản thỏa thuận có quy định: “Sau 3 năm góp vốn vào Sadabeco (kể từ ngày Sadabeco được cấp giấy đăng ký kinh doanh), người góp vốn được nhận giấy chứng nhận cổ phiếu của Sadabeco (nếu là cổ phiếu ghi danh được đứng tên) mà không chịu bất cứ điều kiện nào khác. Quyền lợi của cá nhân mua cổ phiếu ban đầu được hưởng như phần vốn góp của Inexim Dak Lak và các cổ đông sáng lập khác được quy định trong điều lệ của Sadabeco”.
Thỏa thuận đã được ký giữa ông Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Inexim Dak Lak là trái với quy định: Ngay sau khi công ty cổ phần được cấp giấy đăng ký kinh doanh, người góp vốn được nhận giấy chứng nhận cổ phiếu của Sadabeco, chứ không phải chờ “mỏi cổ” tới 3 năm.
Trong bản thỏa thuận còn ghi: "Phần vốn của các cá nhân (cán bộ công nhân viên) khi chuyển qua Sadabeco, Inexim Dak Lak được đứng tên trên cổ phiếu (nếu là cổ phiếu ghi danh)”. Tiền riêng của cán bộ công nhân viên Inexim Dak Lak nộp mua cổ phiếu sáng lập Sadabeco tại sao công ty lại đứng tên?
Đại hội cổ đông thường niên của Sadabeco diễn ra ngày 10/7/2007 đã thống nhất tăng vốn điều lệ bằng cách bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ cổ đông sở hữu 2 cổ phần hiện hữu được mua 1 cổ phần mới. Inexim Dak Lak được mua 8 tỷ/16 tỷ đồng cổ phần hiện hữu.
Vào thời điểm này, giá cổ phiếu của các công ty con của Bia Sài Gòn (Sabeco) trên thị trường OTC đang “nóng”, gấp nhiều lần mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) vì Sabeco chuẩn bị phát hành cổ phiếu để thực hiện cổ phần hóa theo “quyết định” của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là “động lực” để ông Giám đốc Inexim Dak Lak đưa ra một quyết định ngược đời làm thiệt hại đến quyền lợi của chính cán bộ công nhân viên trong công ty của mình.
Ngày 20/7/2007, Ban chấp hành Công đoàn Inexim Dak Lak tổ chức cuộc họp mở rộng thông báo rằng Giám đốc Inexim Dak Lak đã quyết định phân chia 8 tỷ đồng cổ phiếu phát hành thêm của Sadabeco như sau: Inexim Dak Lak được mua 4,4 tỷ đồng (chiếm 55%), số còn lại 3,6 tỷ đồng (45%) giao cho Công đoàn phân cho cán bộ công nhân viên trong đó: 1,98 tỷ đồng dành cho cán bộ công nhân viên hiện có mặt làm việc tại Inexim Dak Lak đến thời điểm 20/7/2007. Số còn lại 1,62 tỷ đồng phân cho cổ đông (cán bộ công nhân viên) đã góp vốn lần đầu vào Sadabeco.
Như vậy, những cổ đông là cán bộ công nhân viên trong công ty đã đóng tiền từ năm 2005 để thành lập Sadabeco đã bị thiệt đơn thiệt kép.
Thiệt hại thứ nhất của những cổ đông này là vào lúc nộp tiền năm 2005, tổng số vốn góp của Inexim Dak Lak là 16 tỷ đồng thì của cán bộ công nhân viên là 13,75 tỷ (chiếm 85,94%), còn lại 2,25 tỷ đồng (chiếm 14,06%) là phần vốn góp thuộc sở hữu Nhà nước do Inexim Dak Lak quản lý (do đó Giám đốc Inexim Dak Lak chỉ có quyền quyết định trong phạm vi 2,25 tỷ đồng do Inexim Dak Lak đã góp vốn thành lập Sadabeco), nhưng đến nay khi Sadabeco phát hành thêm cổ phiếu thì họ chỉ được mua có 45%.
Chưa hết, trong số 45% này (3,6 tỷ đồng) họ lại buộc phải chia quyền mua cổ phiếu cho những người không mua cổ phiếu của Sadabeco vào năm 2005 nhưng đang làm việc tại Inexim Dak Lak tính đến thời điểm 20/7/2007.
Họ cho rằng quyết định này đã xâm hại đến quyền lợi chính đáng của họ.
Năm 2005, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Daklak (Sadabeco) được thành lập trên cơ sở 4 cổ đông cùng góp vốn, trong đó Inexim Dak Lak góp 16 tỷ đồng, tương ứng với 20% vốn điều lệ và Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn góp 20 tỷ đồng.
Vào thời điểm góp vốn năm 2005, lãnh đạo Inexim Dak Lak họp bàn và phân chia mỗi cán bộ công nhân viên được mua một tỷ lệ cổ phần nhất định. Sau một thời gian ra thông báo, đa số cán bộ công nhân viên không mua với nhiều lý do khác nhau, trong đó có yếu tố sợ rủi ro, thậm chí một số cán bộ công nhân viên đã nộp tiền đăng ký mua trước đây cũng làm đơn xin rút ra. Lúc đó, tình hình tài chính của Inexim Dak Lak khó khăn, mà thời hạn góp vốn theo yêu cầu của Sadabeco đã hết.
Trước tình hình trên, Giám đốc và Công đoàn Inexim Dak Lak thống nhất tổ chức vận động cán bộ công nhân viên tham gia góp vốn, không hạn chế về số lượng và mở rộng thêm đối tượng đến cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo Nghị định 41/CP của Chính phủ. Cán bộ công nhân viên, đoàn viên công đoàn đã chấp thuận và góp đủ số vốn theo đăng ký của Inexim tại Sadabeco.
Theo đó, tổng số vốn góp 16 tỷ đồng thì của cán bộ công nhân viên là 13,75 tỷ (chiếm 85,94%), còn lại 2,25 tỷ đồng (chiếm 14,06%) là phần vốn góp thuộc sở hữu Nhà nước do Inexim Dak Lak quản lý. Sau khi cán bộ công nhân viên góp vốn vào Sadabeco, Giám đốc Inexim Dak Lak đã cấp cho từng người góp vốn giấy chứng nhận tạm thời theo từng thời điểm góp vốn.
Để cán bộ công nhân viên yên tâm, tin tưởng góp vốn vào Sadabeco, ngày 7/6/2005 Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Inexim Dak Lak đã thỏa thuận ký kết một văn bản quy định về nguyên tắc trong quản lý vốn mua cổ phần của cá nhân cán bộ công nhân viên tại Sadabeco.
Trong văn bản thỏa thuận có quy định: “Sau 3 năm góp vốn vào Sadabeco (kể từ ngày Sadabeco được cấp giấy đăng ký kinh doanh), người góp vốn được nhận giấy chứng nhận cổ phiếu của Sadabeco (nếu là cổ phiếu ghi danh được đứng tên) mà không chịu bất cứ điều kiện nào khác. Quyền lợi của cá nhân mua cổ phiếu ban đầu được hưởng như phần vốn góp của Inexim Dak Lak và các cổ đông sáng lập khác được quy định trong điều lệ của Sadabeco”.
Thỏa thuận đã được ký giữa ông Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Inexim Dak Lak là trái với quy định: Ngay sau khi công ty cổ phần được cấp giấy đăng ký kinh doanh, người góp vốn được nhận giấy chứng nhận cổ phiếu của Sadabeco, chứ không phải chờ “mỏi cổ” tới 3 năm.
Trong bản thỏa thuận còn ghi: "Phần vốn của các cá nhân (cán bộ công nhân viên) khi chuyển qua Sadabeco, Inexim Dak Lak được đứng tên trên cổ phiếu (nếu là cổ phiếu ghi danh)”. Tiền riêng của cán bộ công nhân viên Inexim Dak Lak nộp mua cổ phiếu sáng lập Sadabeco tại sao công ty lại đứng tên?
Đại hội cổ đông thường niên của Sadabeco diễn ra ngày 10/7/2007 đã thống nhất tăng vốn điều lệ bằng cách bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ cổ đông sở hữu 2 cổ phần hiện hữu được mua 1 cổ phần mới. Inexim Dak Lak được mua 8 tỷ/16 tỷ đồng cổ phần hiện hữu.
Vào thời điểm này, giá cổ phiếu của các công ty con của Bia Sài Gòn (Sabeco) trên thị trường OTC đang “nóng”, gấp nhiều lần mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) vì Sabeco chuẩn bị phát hành cổ phiếu để thực hiện cổ phần hóa theo “quyết định” của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là “động lực” để ông Giám đốc Inexim Dak Lak đưa ra một quyết định ngược đời làm thiệt hại đến quyền lợi của chính cán bộ công nhân viên trong công ty của mình.
Ngày 20/7/2007, Ban chấp hành Công đoàn Inexim Dak Lak tổ chức cuộc họp mở rộng thông báo rằng Giám đốc Inexim Dak Lak đã quyết định phân chia 8 tỷ đồng cổ phiếu phát hành thêm của Sadabeco như sau: Inexim Dak Lak được mua 4,4 tỷ đồng (chiếm 55%), số còn lại 3,6 tỷ đồng (45%) giao cho Công đoàn phân cho cán bộ công nhân viên trong đó: 1,98 tỷ đồng dành cho cán bộ công nhân viên hiện có mặt làm việc tại Inexim Dak Lak đến thời điểm 20/7/2007. Số còn lại 1,62 tỷ đồng phân cho cổ đông (cán bộ công nhân viên) đã góp vốn lần đầu vào Sadabeco.
Như vậy, những cổ đông là cán bộ công nhân viên trong công ty đã đóng tiền từ năm 2005 để thành lập Sadabeco đã bị thiệt đơn thiệt kép.
Thiệt hại thứ nhất của những cổ đông này là vào lúc nộp tiền năm 2005, tổng số vốn góp của Inexim Dak Lak là 16 tỷ đồng thì của cán bộ công nhân viên là 13,75 tỷ (chiếm 85,94%), còn lại 2,25 tỷ đồng (chiếm 14,06%) là phần vốn góp thuộc sở hữu Nhà nước do Inexim Dak Lak quản lý (do đó Giám đốc Inexim Dak Lak chỉ có quyền quyết định trong phạm vi 2,25 tỷ đồng do Inexim Dak Lak đã góp vốn thành lập Sadabeco), nhưng đến nay khi Sadabeco phát hành thêm cổ phiếu thì họ chỉ được mua có 45%.
Chưa hết, trong số 45% này (3,6 tỷ đồng) họ lại buộc phải chia quyền mua cổ phiếu cho những người không mua cổ phiếu của Sadabeco vào năm 2005 nhưng đang làm việc tại Inexim Dak Lak tính đến thời điểm 20/7/2007.