Rà soát ODA, vốn vay ưu đãi để đánh giá tác động đến nợ công
Rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi để đánh giá tác động đối với đầu tư công trung hạn, nợ công và nợ Chính phủ
Sau kỳ họp thứ ba của Quốc hội, Chính phủ đã yêu cầu các bộ thực hiện nhiều công việc, trong đó có đánh giá tác động nợ công.
Văn phòng Chính phủ cho biết, thay mặt Thủ tướng, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát danh mục các dự án sử dụng vốn ODA đang triển khai, kiến nghị tái cơ cấu, điều chuyển vốn, hoãn, giãn những dự án, đề án chưa thật cần thiết hoặc không hiệu quả để điều chuyển vốn cho các dự án khác và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Yêu cầu tiếp theo là đánh giá khả năng giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi thực tế năm 2017, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội và đề xuất biện pháp xử lý trường hợp giải ngân vốn xây dựng cơ bản cấp phát từ ngân sách nhà nước vượt dự toán được Quốc hội phê duyệt theo Quyết định số 583 của Thủ tướng ngày 28/4/2017 về việc phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng được giao rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi để đánh giá tác động đối với đầu tư công trung hạn, nợ công và nợ Chính phủ. Cập nhật, đổi mới định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi để phù hợp trong bối cảnh mới (Việt Nam đã dừng nhận các khoản vay ưu đãi của Hiệp hội phát triển Quốc tế; chi phí vay ODA và vốn vay ưu đãi cao hơn, thời gian vay và trả nợ ngắn hơn...)
Với Bộ Tài chính, công việc được Phó thủ tướng giao là chuẩn bị và phục vụ tốt hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.
Đề xuất các giải pháp cụ thể, khắc phục những hạn chế, thực hiện nghiêm chế độ, kỷ luật tài chính trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, giảm bội chi, bảo đảm an toàn nợ công là nhiệm vụ tiếp theo Bộ Tài chính được giao.
Bộ này còn được yêu cầu hướng dẫn cụ thể việc phân loại các hạng mục dự án thuộc chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, có tính đến đặc thù của nguồn ODA và vốn vay ưu đãi để áp dụng phương thức quản lý và phân bổ vốn phù hợp, thống nhất. Xây dựng chương trình quản lý nợ trung hạn 2018 - 2020 và tầm nhìn 2020 - 2025 làm cơ sở huy động vốn vay ODA vay ưu đãi giai đoạn 2018 - 2020 và giai đoạn tiếp theo.
Văn phòng Chính phủ cho biết, thay mặt Thủ tướng, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát danh mục các dự án sử dụng vốn ODA đang triển khai, kiến nghị tái cơ cấu, điều chuyển vốn, hoãn, giãn những dự án, đề án chưa thật cần thiết hoặc không hiệu quả để điều chuyển vốn cho các dự án khác và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Yêu cầu tiếp theo là đánh giá khả năng giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi thực tế năm 2017, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội và đề xuất biện pháp xử lý trường hợp giải ngân vốn xây dựng cơ bản cấp phát từ ngân sách nhà nước vượt dự toán được Quốc hội phê duyệt theo Quyết định số 583 của Thủ tướng ngày 28/4/2017 về việc phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng được giao rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi để đánh giá tác động đối với đầu tư công trung hạn, nợ công và nợ Chính phủ. Cập nhật, đổi mới định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi để phù hợp trong bối cảnh mới (Việt Nam đã dừng nhận các khoản vay ưu đãi của Hiệp hội phát triển Quốc tế; chi phí vay ODA và vốn vay ưu đãi cao hơn, thời gian vay và trả nợ ngắn hơn...)
Với Bộ Tài chính, công việc được Phó thủ tướng giao là chuẩn bị và phục vụ tốt hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.
Đề xuất các giải pháp cụ thể, khắc phục những hạn chế, thực hiện nghiêm chế độ, kỷ luật tài chính trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, giảm bội chi, bảo đảm an toàn nợ công là nhiệm vụ tiếp theo Bộ Tài chính được giao.
Bộ này còn được yêu cầu hướng dẫn cụ thể việc phân loại các hạng mục dự án thuộc chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, có tính đến đặc thù của nguồn ODA và vốn vay ưu đãi để áp dụng phương thức quản lý và phân bổ vốn phù hợp, thống nhất. Xây dựng chương trình quản lý nợ trung hạn 2018 - 2020 và tầm nhìn 2020 - 2025 làm cơ sở huy động vốn vay ODA vay ưu đãi giai đoạn 2018 - 2020 và giai đoạn tiếp theo.