Sản lượng lương thực thế giới sẽ tăng kỷ lục
Lúa gạo và lúa mỳ sẽ bội thu trong năm nay, theo đó sản lượng lúa mỳ toàn cầu sẽ tăng 8%, lên mức kỷ lục 656 triệu tấn
Lúa gạo và lúa mỳ sẽ bội thu trong năm nay, theo đó sản lượng lúa mỳ toàn cầu sẽ tăng 8%, lên mức kỷ lục 656 triệu tấn; sản lượng gạo cũng tăng lên mức kỷ lục 432 triệu tấn, tăng 5 triệu tấn so với niên vụ 2007/2008. Tuy nhiên, giá lương thực sẽ vẫn cao trong vài năm tới.
Đó là những dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USAD) và các tổ chức quốc tế. Dự báo lạc quan này được USAD đưa ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang chao đảo trong cơn bão giá lương thực.
Được mùa, nhưng chưa hết lo
USAD vừa cho biết, nhờ thời tiết tốt và nông sản được giá, nông dân trên thế giới chăm sóc lúa tốt hơn, cho nên sẽ có một mùa lúa mì và lúa gạo bội thu trong năm nay. Riêng tại Mỹ, nông dân cũng sẽ gặt hái một mùa vụ lúa mỳ bội thu nhất trong vòng 10 năm qua.
Trong khi đó, với sản lượng tiêu thụ khoảng 428 triệu tấn, thế giới vẫn còn lượng gạo dự trữ vào cuối mùa 08/09 là 82,6 triệu tấn, mức cao nhất trong vòng 6 năm qua. Sản lượng tiêu thụ lúa mỳ ước tính tăng 3,5% và lượng dư thừa tính đến cuối vụ sẽ là 124 triệu tấn, tăng 13% so với năm trước.
Tuy nhiên, theo chuyên gia David Orden thuộc Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, cho dù được mùa, các nỗ lực cứu trợ lương thực nhân đạo toàn cầu vẫn mang tính cấp bách bởi giá lương thực có thể cao hơn bình thường trong ít nhất một vài năm tới. Trong 6 tháng qua, giá lương thực như lúa mì, gạo, ngô,... thế giới đã tăng hơn 50% so với năm ngoái. Chuyên gia Ngân hàng Đức Michael Lewis cho rằng trong 12 - 18 tháng tới, giá lúa mì có thể tăng 80%.
Có nhiều nguyên nhân khiến lương thực tăng giá, nhưng chủ yếu do tình trạng thiếu hụt và khan hiếm lương thực, đặc biệt tại các nước kém phát triển ở châu Phi và Nam Á. Giá các nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, như hạt giống và phân bón, không ngừng tăng đẩy giá lương thực tăng lên. Giá thành chi phí bảo quản, dự trữ gạo ngày một tăng cao, các nước liên tiếp cắt giảm lượng gạo tồn kho, khiến lượng gạo dự trữ toàn thế giới giảm. Ngoài ra, hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về sản lượng nông nghiệp; nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực, cũng khiến giá leo thang...
Khủng hoảng lương thực có thể kéo dài vài năm
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, giá lương thực tăng cao, ngoài những nguyên nhân kể trên còn do: giá năng lượng tăng; USD rớt giá và những biến đổi của thị trường tài chính thế giới cũng như việc thiếu sự điều phối toàn cầu trong khâu cung ứng; một số nhà xuất khẩu găm hàng lại để trục lợi...
Do vậy, EC chủ trương đối phó với tình hình bằng ba giải pháp tình thế gồm: giảm tối đa những phí tổn không cần thiết trong sản xuất lương thực; tiếp tục huy động nguồn lương thực hỗ trợ của Liên minh châu Âu sao cho phù hợp với tinh thần cạnh tranh và các nguyên tắc của thị trường trong nước; từng bước tiến hành viện trợ nhân đạo lương thực cho những nước nghèo trên thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick vừa cảnh báo, giá lương thực tăng dẫn tới những bất ổn xã hội ở một số nước không phải là một hiện tượng nhất thời mà có thể kéo dài một vài năm. Ông nêu rõ, WB sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực này và kêu gọi các nước tiến tới ''Một thỏa thuận mới về chính sách lương thực toàn cầu'' nhằm tăng sản lượng lương thực tại các nước nghèo.
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cũng nhận định, giá lương thực sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới, đồng thời cảnh báo tình trạng thiếu hụt lương thực đang đẩy các nước Trung Mỹ, nơi có tới 7,5 triệu người suy dinh dưỡng, vào cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng.
Nhằm điều tiết thị trường lương thực thế giới, mới đây Thái Lan đề xuất thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trước sự phản đối khá gay gắt của dư luận, họ đã rút lại ý tưởng này. Song, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Noppadon Pattama vừa cho biết, Hội đồng Các nước buôn bán gạo (CRTC), gồm Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc và Ấn Độ có thể vẫn nhóm họp trong vòng 2-3 tháng tới, nhằm thảo luận việc sản xuất và buôn bán gạo.
CRTC sẽ không hoạt động giống như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), mà các thành viên sẽ trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất gạo, trợ giúp và hợp tác lẫn nhau. Các nước sản xuất gạo không muốn làm cho cuộc khủng hoảng lương thực thêm trầm trọng mà chỉ mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Đó là những dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USAD) và các tổ chức quốc tế. Dự báo lạc quan này được USAD đưa ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang chao đảo trong cơn bão giá lương thực.
Được mùa, nhưng chưa hết lo
USAD vừa cho biết, nhờ thời tiết tốt và nông sản được giá, nông dân trên thế giới chăm sóc lúa tốt hơn, cho nên sẽ có một mùa lúa mì và lúa gạo bội thu trong năm nay. Riêng tại Mỹ, nông dân cũng sẽ gặt hái một mùa vụ lúa mỳ bội thu nhất trong vòng 10 năm qua.
Trong khi đó, với sản lượng tiêu thụ khoảng 428 triệu tấn, thế giới vẫn còn lượng gạo dự trữ vào cuối mùa 08/09 là 82,6 triệu tấn, mức cao nhất trong vòng 6 năm qua. Sản lượng tiêu thụ lúa mỳ ước tính tăng 3,5% và lượng dư thừa tính đến cuối vụ sẽ là 124 triệu tấn, tăng 13% so với năm trước.
Tuy nhiên, theo chuyên gia David Orden thuộc Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, cho dù được mùa, các nỗ lực cứu trợ lương thực nhân đạo toàn cầu vẫn mang tính cấp bách bởi giá lương thực có thể cao hơn bình thường trong ít nhất một vài năm tới. Trong 6 tháng qua, giá lương thực như lúa mì, gạo, ngô,... thế giới đã tăng hơn 50% so với năm ngoái. Chuyên gia Ngân hàng Đức Michael Lewis cho rằng trong 12 - 18 tháng tới, giá lúa mì có thể tăng 80%.
Có nhiều nguyên nhân khiến lương thực tăng giá, nhưng chủ yếu do tình trạng thiếu hụt và khan hiếm lương thực, đặc biệt tại các nước kém phát triển ở châu Phi và Nam Á. Giá các nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, như hạt giống và phân bón, không ngừng tăng đẩy giá lương thực tăng lên. Giá thành chi phí bảo quản, dự trữ gạo ngày một tăng cao, các nước liên tiếp cắt giảm lượng gạo tồn kho, khiến lượng gạo dự trữ toàn thế giới giảm. Ngoài ra, hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về sản lượng nông nghiệp; nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực, cũng khiến giá leo thang...
Khủng hoảng lương thực có thể kéo dài vài năm
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, giá lương thực tăng cao, ngoài những nguyên nhân kể trên còn do: giá năng lượng tăng; USD rớt giá và những biến đổi của thị trường tài chính thế giới cũng như việc thiếu sự điều phối toàn cầu trong khâu cung ứng; một số nhà xuất khẩu găm hàng lại để trục lợi...
Do vậy, EC chủ trương đối phó với tình hình bằng ba giải pháp tình thế gồm: giảm tối đa những phí tổn không cần thiết trong sản xuất lương thực; tiếp tục huy động nguồn lương thực hỗ trợ của Liên minh châu Âu sao cho phù hợp với tinh thần cạnh tranh và các nguyên tắc của thị trường trong nước; từng bước tiến hành viện trợ nhân đạo lương thực cho những nước nghèo trên thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick vừa cảnh báo, giá lương thực tăng dẫn tới những bất ổn xã hội ở một số nước không phải là một hiện tượng nhất thời mà có thể kéo dài một vài năm. Ông nêu rõ, WB sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực này và kêu gọi các nước tiến tới ''Một thỏa thuận mới về chính sách lương thực toàn cầu'' nhằm tăng sản lượng lương thực tại các nước nghèo.
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cũng nhận định, giá lương thực sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới, đồng thời cảnh báo tình trạng thiếu hụt lương thực đang đẩy các nước Trung Mỹ, nơi có tới 7,5 triệu người suy dinh dưỡng, vào cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng.
Nhằm điều tiết thị trường lương thực thế giới, mới đây Thái Lan đề xuất thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trước sự phản đối khá gay gắt của dư luận, họ đã rút lại ý tưởng này. Song, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Noppadon Pattama vừa cho biết, Hội đồng Các nước buôn bán gạo (CRTC), gồm Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc và Ấn Độ có thể vẫn nhóm họp trong vòng 2-3 tháng tới, nhằm thảo luận việc sản xuất và buôn bán gạo.
CRTC sẽ không hoạt động giống như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), mà các thành viên sẽ trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất gạo, trợ giúp và hợp tác lẫn nhau. Các nước sản xuất gạo không muốn làm cho cuộc khủng hoảng lương thực thêm trầm trọng mà chỉ mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng này.