Sản xuất quý 1: Nông nghiệp chững lại, công nghiệp bứt tốc
Những con số công bố mới nhất cho thấy, sản xuất đang phát triển không đồng đều trong các ngành kinh tế chủ đạo
Những con số công bố mới nhất cho thấy, sản xuất đang tăng trưởng không đồng đều trong các ngành kinh tế chủ đạo.
Giá trị sản xuất công nghiệp cho thấy sự phục hồi đã chắc chắn hơn, với tốc độ tăng tiếp tục nâng lên, trong khi nông nghiệp tụt lại ở mức tăng thấp hơn.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hôm 25/3 nhìn nhận, tình hình rét đậm, rét hại kéo dài tại miền Bắc đã gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong quý 1/2011.
Theo Bộ, ước tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý 1 (theo giá cố định 1994) đạt 49.487,21 tỷ đồng, tăng 3,46% so với cùng kỳ, giảm tốc khá sâu so với cùng kỳ năm 2010 (5,8%).
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành quý 1 ước đạt 5,4 tỉ USD, tăng 33,3%; trong đó, các mặt hàng nông sản chính đạt 3,4 tỉ USD (tăng 56,2%), thuỷ sản đạt 1,1 tỉ USD (tăng 22%); các mặt hàng lâm sản chính đạt 809 triệu USD (tăng 1,2%) so với cùng kỳ.
Ngược lại, nguồn tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp quý 1/2011 (theo giá 1994) ước đạt 198,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.
So với mức tăng 13,6% của cùng kỳ năm 2010, quý 1 năm nay đã ghi nhận sự tăng tốc của giá trị sản xuất công nghiệp. Trước đó, quý 1/2010 cũng có tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ năm 2009.
Đóng góp vào con số kể trên, khu vực kinh tế nhà nước đạt 40 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 74,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3%.
Tổng cục Thống kê cũng lưu ý, điện sản xuất ước tính quý 1 năm nay chỉ đạt 22,7 tỷ kWh, tăng có 9,3% so với cùng kỳ, trong khi quý 1 các năm trước thường tăng bình quân so với cùng kỳ năm trước khoảng 14%.
“Nhìn chung nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng, mức tăng sản lượng điện thấp của quý 1 năm nay, có thể thấy thời gian còn lại trong năm 2011 tình trạng khó khăn do thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt là khó tránh khỏi”, Tổng cục Thống kê dự báo.
Một điểm đáng chú ý khác tại báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình tiêu thụ sản phẩm công nghiệp những tháng đầu năm 2011 tăng khá cao, dẫn đến giảm mạnh tồn kho.
Cụ thể, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng trên 15% nhưng chỉ số tiêu thụ của ngành này hai tháng đầu năm 2011 tăng tới 18,5% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là ở nhóm sản phẩm kim loại đúc sẵn, sản xuất đồ uống không cồn, gạch, ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa, sắt, thép, xe có động cơ, sản phẩm bơ, sữa, đường...
“Tiêu thụ tốt dẫn đến chỉ số tồn kho giảm, đây cũng là tín hiệu đáng mừng đối với sản xuất công nghiệp vào thời điểm hiện nay”, báo cáo nhìn nhận.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/3/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước chỉ còn tăng 19,8%. Đây cũng là chỉ số tồn kho ở mức thấp nhất trong thời gian dài kể từ khi nền kinh tế lâm vào thời kỳ khủng hoảng 2008, Tổng cục Thống kê cho biết.
Diễn biến trên các con số kể trên cũng đưa cơ quan lập báo cáo đến nhận định: “Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm đầu năm do tình hình giá cả đầu vào chung toàn cầu tăng, dẫn đến người tiêu dùng trong nước có xu hướng ngày càng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước cùng loại có chất lượng và giá cả nội”.
Giá trị sản xuất công nghiệp cho thấy sự phục hồi đã chắc chắn hơn, với tốc độ tăng tiếp tục nâng lên, trong khi nông nghiệp tụt lại ở mức tăng thấp hơn.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hôm 25/3 nhìn nhận, tình hình rét đậm, rét hại kéo dài tại miền Bắc đã gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong quý 1/2011.
Theo Bộ, ước tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý 1 (theo giá cố định 1994) đạt 49.487,21 tỷ đồng, tăng 3,46% so với cùng kỳ, giảm tốc khá sâu so với cùng kỳ năm 2010 (5,8%).
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành quý 1 ước đạt 5,4 tỉ USD, tăng 33,3%; trong đó, các mặt hàng nông sản chính đạt 3,4 tỉ USD (tăng 56,2%), thuỷ sản đạt 1,1 tỉ USD (tăng 22%); các mặt hàng lâm sản chính đạt 809 triệu USD (tăng 1,2%) so với cùng kỳ.
Ngược lại, nguồn tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp quý 1/2011 (theo giá 1994) ước đạt 198,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.
So với mức tăng 13,6% của cùng kỳ năm 2010, quý 1 năm nay đã ghi nhận sự tăng tốc của giá trị sản xuất công nghiệp. Trước đó, quý 1/2010 cũng có tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ năm 2009.
Đóng góp vào con số kể trên, khu vực kinh tế nhà nước đạt 40 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 74,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3%.
Tổng cục Thống kê cũng lưu ý, điện sản xuất ước tính quý 1 năm nay chỉ đạt 22,7 tỷ kWh, tăng có 9,3% so với cùng kỳ, trong khi quý 1 các năm trước thường tăng bình quân so với cùng kỳ năm trước khoảng 14%.
“Nhìn chung nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng, mức tăng sản lượng điện thấp của quý 1 năm nay, có thể thấy thời gian còn lại trong năm 2011 tình trạng khó khăn do thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt là khó tránh khỏi”, Tổng cục Thống kê dự báo.
Một điểm đáng chú ý khác tại báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình tiêu thụ sản phẩm công nghiệp những tháng đầu năm 2011 tăng khá cao, dẫn đến giảm mạnh tồn kho.
Cụ thể, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng trên 15% nhưng chỉ số tiêu thụ của ngành này hai tháng đầu năm 2011 tăng tới 18,5% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là ở nhóm sản phẩm kim loại đúc sẵn, sản xuất đồ uống không cồn, gạch, ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa, sắt, thép, xe có động cơ, sản phẩm bơ, sữa, đường...
“Tiêu thụ tốt dẫn đến chỉ số tồn kho giảm, đây cũng là tín hiệu đáng mừng đối với sản xuất công nghiệp vào thời điểm hiện nay”, báo cáo nhìn nhận.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/3/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước chỉ còn tăng 19,8%. Đây cũng là chỉ số tồn kho ở mức thấp nhất trong thời gian dài kể từ khi nền kinh tế lâm vào thời kỳ khủng hoảng 2008, Tổng cục Thống kê cho biết.
Diễn biến trên các con số kể trên cũng đưa cơ quan lập báo cáo đến nhận định: “Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm đầu năm do tình hình giá cả đầu vào chung toàn cầu tăng, dẫn đến người tiêu dùng trong nước có xu hướng ngày càng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước cùng loại có chất lượng và giá cả nội”.