Sản xuất thuốc trong nước đáp ứng gần 50% nhu cầu
Hiện cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, đáp ứng gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước
Hiện cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả thuốc hóa dược và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, trong đó 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược và 80 doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc từ dược liệu. Sản xuất trong nước đáp ứng gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc.
Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực dược giai đoạn đến năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức Ngày 26/7.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt trên 831 triệu USD, tăng 16,187% so với 2008. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2009 đạt mức 19,77 USD, tăng 3,32 USD so với năm 2008 và tăng hơn 300% so với 2001. Thuốc sản xuất trong nước đã được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO.
Năm 2009, cả nước có 98 nhà máy đạt GMP trong đó có 28 nhà máy được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, chiếm 28,6%; 23 nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 24,5%, còn lại là các doanh nghiệp cổ phần hóa. Nhìn chung, các dự án đầu tư trong lĩnh vực dược đã bước đầu triển khai có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, Nhà nước chưa có nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thực hiện được cả 3 mục tiêu (y tế, kinh tế, xã hội). Doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến các quy định pháp lý có liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh, do đó không tham vấn hoặc kiến nghị chủ trương, chính sách phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Việt Nam chưa có các công nghệ sản xuất vắc xin hiện đại, chưa sản xuất được vắc xin đa giá, công tác kiểm định chất lượng của vắc xin sinh phẩm còn yếu do cơ sở, trang thiết bị còn hạn chế. Ngành công nghiệp hóa chất, đặc biệt là công nghiệp hóa dược ở Việt Nam còn yếu và chậm phát triển nên hầu hết phải nhập ngoại. Mặc dù với gần 300 cơ sở sản xuất nhưng các cơ sở này đa số là các hộ cá thể, điều kiện trang thiết bị còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc.
Do đó, ông Quang cho rằng, nhằm thúc đẩy đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, cần có các cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp.
Hiện Bộ Y tế đang xây dựng đề án “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước hợp lý hơn theo định hướng chuyên môn hóa để khai thác hết công suất của các nhà máy sản xuất thuốc đạt GMP, khuyến khích sản xuất thuốc gốc để giảm giá thành sản phẩm.
Đồng thời, có chính sách đầu tư trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất thuốc; khuyến khích các doanh nghiệp mua bằng sáng chế, chuyển giao và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. Tiếp tục phát triển công nghiệp bào chế để đạt được trị giá thuốc sản xuất trong nước so với tổng trị giá, 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Trong đó, bảo đảm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc Đông y chiếm 30% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020. Đồng thời, định hướng và cơ cấu lại sản xuất các nhóm sản phẩm.
Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực dược giai đoạn đến năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức Ngày 26/7.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt trên 831 triệu USD, tăng 16,187% so với 2008. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2009 đạt mức 19,77 USD, tăng 3,32 USD so với năm 2008 và tăng hơn 300% so với 2001. Thuốc sản xuất trong nước đã được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO.
Năm 2009, cả nước có 98 nhà máy đạt GMP trong đó có 28 nhà máy được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, chiếm 28,6%; 23 nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 24,5%, còn lại là các doanh nghiệp cổ phần hóa. Nhìn chung, các dự án đầu tư trong lĩnh vực dược đã bước đầu triển khai có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, Nhà nước chưa có nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thực hiện được cả 3 mục tiêu (y tế, kinh tế, xã hội). Doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến các quy định pháp lý có liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh, do đó không tham vấn hoặc kiến nghị chủ trương, chính sách phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Việt Nam chưa có các công nghệ sản xuất vắc xin hiện đại, chưa sản xuất được vắc xin đa giá, công tác kiểm định chất lượng của vắc xin sinh phẩm còn yếu do cơ sở, trang thiết bị còn hạn chế. Ngành công nghiệp hóa chất, đặc biệt là công nghiệp hóa dược ở Việt Nam còn yếu và chậm phát triển nên hầu hết phải nhập ngoại. Mặc dù với gần 300 cơ sở sản xuất nhưng các cơ sở này đa số là các hộ cá thể, điều kiện trang thiết bị còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc.
Do đó, ông Quang cho rằng, nhằm thúc đẩy đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, cần có các cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp.
Hiện Bộ Y tế đang xây dựng đề án “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước hợp lý hơn theo định hướng chuyên môn hóa để khai thác hết công suất của các nhà máy sản xuất thuốc đạt GMP, khuyến khích sản xuất thuốc gốc để giảm giá thành sản phẩm.
Đồng thời, có chính sách đầu tư trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất thuốc; khuyến khích các doanh nghiệp mua bằng sáng chế, chuyển giao và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. Tiếp tục phát triển công nghiệp bào chế để đạt được trị giá thuốc sản xuất trong nước so với tổng trị giá, 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Trong đó, bảo đảm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc Đông y chiếm 30% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020. Đồng thời, định hướng và cơ cấu lại sản xuất các nhóm sản phẩm.