Sắp có chính sách giảm gánh nặng chi tiêu cho công nhân
Việc hỗ trợ đời sống công nhân khu công nghiệp thời "bão" giá đang được cơ quan quản lý quan tâm
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang soạn thảo đề án hỗ trợ đời sống cho công nhân, giúp công nhân các khu công nghiệp giảm bớt gánh nặng chi tiêu trong thời kỳ lạm phát.
Trao đổi với VnEconomy xung quanh đề án này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nói:
- Hiện nay đời sống công nhân đang rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh giá cả tăng như thế này. Chính phủ đã có những biện pháp tức thời để hỗ trợ đời sống của những người có thu nhập thấp như trợ cấp cho hộ nghèo; chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng phương án hỗ trợ tối đa 250.000 đồng/người cho những lao động trong doanh nghiệp có hệ số lương từ 3,0 trở xuống, người hưởng lương hưu…
Tuy nhiên, tôi cho rằng cần phải xác định thực sự xem công nhân họ đang cần những thứ gì? Hỗ trợ bằng tiền cũng tốt, nhưng cần đưa ra những chính sách lâu dài hơn là hỗ trợ vài trăm ngàn tiền mặt.
Về việc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang xây dựng đề án hỗ trợ đời sống công nhân để trình Chính phủ.
Những chính sách lâu dài ở đây, theo ông, là những chính sách gì?
Tôi cho rằng hỗ trợ đời sống công nhân không chỉ là hỗ trợ về mức sống.
Thực tế, kể cả hỗ trợ về mức sống thì việc hỗ trợ tiền mặt vài trăm ngàn cho mỗi người cũng chẳng giúp họ cải thiện được đời sống là bao. Có nhiều vấn đề nổi lên trong thời gian qua như chuyện nhà ở, nhà trẻ, cung cấp hàng thiết yếu giá rẻ cho công nhân…
Tôi lấy ví dụ ở khu công nghiệp Thăng Long, phần lớn công nhân ở đây phải đi thuê nhà dân, và vấn đề tìm chỗ gửi con của các đôi vợ chồng trẻ ở đây cũng rất khó khăn. Thế mới có chuyện nhiều gia đình phải gửi con về quê nhờ ông bà nội ngoại trông, hay bí quá thì đón ông bà lên trông trẻ.
Vậy, vấn đề quan trọng ở đây là phải rà soát lại đời sống của công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp xem họ đang thực sự cần gì, từ đó xây dựng các chính sách hỗ trợ cho hợp lý.
Những chính sách đó thực tế đã được nói đến nhiều rồi. Và những chính sách lâu dài cũng cần thời gian để thực hiện, trong khi đời sống công nhân đang suy giảm nhanh chóng do giá cả tăng cao, thưa ông?
Thực tế, nếu tính cơ cấu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi của công nhân thì sẽ tính được ngay họ đang phải chi bao nhiêu % cho các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục cho con cái. Từ đó cần phải xem mình có thể hỗ trợ được cái gì.
Ví dụ như giá một kg rau bắp cải bán tại ruộng là 2.000 đồng nhưng đến tay công nhân là 6.000 đồng. Vậy liệu mình có thể tổ chức kênh bán hàng thế nào đó để giá một kg bắp cải đến tay công nhân khoảng 3.000 đồng được không? Tôi nghĩ rằng đó thực sự mới là cách hỗ trợ hữu hiệu và không quá khó để làm.
Ngoài ra, các mô hình nhà ở, nhà trẻ cho công nhân ở một số nơi đang làm rất tốt, vấn đề là chưa được nhân rộng ra. Tôi nghĩ Nhà nước sẽ đứng ra hỗ trợ để cung cấp hàng thiết yếu cho công nhân với giá rẻ, giảm bớt khâu trung gian; kể cả chính sách sách nhà ở, nhà trẻ giá rẻ, tổ chức sinh hoạt văn hoá cho công nhân như thế nào… sẽ là những hỗ trợ thiết thực nhất.
Vậy, đề án này sẽ được nghiên cứu xây dựng trong bao lâu?
Sẽ mất khoảng hai tháng nữa để đưa ra một chính sách hỗ trợ lâu dài, trong đó có cả chính sách thực hiện ngay tức thời. Tôi mong muốn các chính sách này sẽ giảm gánh nặng chi tiêu từ đồng lương ít ỏi của công nhân.
Trao đổi với VnEconomy xung quanh đề án này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nói:
- Hiện nay đời sống công nhân đang rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh giá cả tăng như thế này. Chính phủ đã có những biện pháp tức thời để hỗ trợ đời sống của những người có thu nhập thấp như trợ cấp cho hộ nghèo; chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng phương án hỗ trợ tối đa 250.000 đồng/người cho những lao động trong doanh nghiệp có hệ số lương từ 3,0 trở xuống, người hưởng lương hưu…
Tuy nhiên, tôi cho rằng cần phải xác định thực sự xem công nhân họ đang cần những thứ gì? Hỗ trợ bằng tiền cũng tốt, nhưng cần đưa ra những chính sách lâu dài hơn là hỗ trợ vài trăm ngàn tiền mặt.
Về việc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang xây dựng đề án hỗ trợ đời sống công nhân để trình Chính phủ.
Những chính sách lâu dài ở đây, theo ông, là những chính sách gì?
Tôi cho rằng hỗ trợ đời sống công nhân không chỉ là hỗ trợ về mức sống.
Thực tế, kể cả hỗ trợ về mức sống thì việc hỗ trợ tiền mặt vài trăm ngàn cho mỗi người cũng chẳng giúp họ cải thiện được đời sống là bao. Có nhiều vấn đề nổi lên trong thời gian qua như chuyện nhà ở, nhà trẻ, cung cấp hàng thiết yếu giá rẻ cho công nhân…
Tôi lấy ví dụ ở khu công nghiệp Thăng Long, phần lớn công nhân ở đây phải đi thuê nhà dân, và vấn đề tìm chỗ gửi con của các đôi vợ chồng trẻ ở đây cũng rất khó khăn. Thế mới có chuyện nhiều gia đình phải gửi con về quê nhờ ông bà nội ngoại trông, hay bí quá thì đón ông bà lên trông trẻ.
Vậy, vấn đề quan trọng ở đây là phải rà soát lại đời sống của công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp xem họ đang thực sự cần gì, từ đó xây dựng các chính sách hỗ trợ cho hợp lý.
Những chính sách đó thực tế đã được nói đến nhiều rồi. Và những chính sách lâu dài cũng cần thời gian để thực hiện, trong khi đời sống công nhân đang suy giảm nhanh chóng do giá cả tăng cao, thưa ông?
Thực tế, nếu tính cơ cấu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi của công nhân thì sẽ tính được ngay họ đang phải chi bao nhiêu % cho các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục cho con cái. Từ đó cần phải xem mình có thể hỗ trợ được cái gì.
Ví dụ như giá một kg rau bắp cải bán tại ruộng là 2.000 đồng nhưng đến tay công nhân là 6.000 đồng. Vậy liệu mình có thể tổ chức kênh bán hàng thế nào đó để giá một kg bắp cải đến tay công nhân khoảng 3.000 đồng được không? Tôi nghĩ rằng đó thực sự mới là cách hỗ trợ hữu hiệu và không quá khó để làm.
Ngoài ra, các mô hình nhà ở, nhà trẻ cho công nhân ở một số nơi đang làm rất tốt, vấn đề là chưa được nhân rộng ra. Tôi nghĩ Nhà nước sẽ đứng ra hỗ trợ để cung cấp hàng thiết yếu cho công nhân với giá rẻ, giảm bớt khâu trung gian; kể cả chính sách sách nhà ở, nhà trẻ giá rẻ, tổ chức sinh hoạt văn hoá cho công nhân như thế nào… sẽ là những hỗ trợ thiết thực nhất.
Vậy, đề án này sẽ được nghiên cứu xây dựng trong bao lâu?
Sẽ mất khoảng hai tháng nữa để đưa ra một chính sách hỗ trợ lâu dài, trong đó có cả chính sách thực hiện ngay tức thời. Tôi mong muốn các chính sách này sẽ giảm gánh nặng chi tiêu từ đồng lương ít ỏi của công nhân.