Saudi Arabia ra sức lôi kéo khách châu Á mua dầu
Với chi phí sản xuất thấp và chính sách giảm giá quyết liệt, dầu của các nước vùng Vịnh, trong đó có Saudi Arabia, đang rất hút khách châu Á
Hôm qua (5/2), Saudi Arabia hạ giá bán dầu thô cho khách châu Á xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Đây được xem là động thái quyết liệt mới nhất của các nước vùng Vịnh trong việc bảo vệ thị phần tại châu Á - thị trường tiêu thụ nhiều dầu lửa nhất thế giới.
Theo hãng tin Reuters, một cuộc chiến giá dầu giữa các nước sản xuất nhiên liệu này đã nổ ra kể từ khi Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) quyết định không cắt giảm sản lượng trong cuộc họp khối vào tháng 11 năm ngoái.
Quyết tâm duy trì sản lượng của OPEC để bảo vệ thị phần đã đẩy giá dầu thế giới giảm hơn 1/3 xuống dưới mức 50 USD/thùng chỉ trong vòng có 2 tháng.
Kể từ đó, các nước sản xuất dầu vùng Vịnh, trong đó có Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đều đặn tăng khối lượng dầu vận chuyển sang châu Á.
Với chi phí sản xuất thấp và chính sách giảm giá quyết liệt, dầu của các nước này đang rất hút khách châu Á, trong khi dầu của các nước Tây Phi và Mỹ Latin bắt đầu bị khách hàng châu Á “ghẻ lạnh”.
Xuất khẩu dầu của Trung Đông sang Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất châu Á hiện nay - đã tăng 2,5% lên mức khoảng 3,8 triệu thùng mỗi ngày trong thời gian từ tháng 12/2014-1/2015. Trong tháng 12, thị phần của dầu Trung Đông tại Trung Quốc tăng lên 53,9% từ mức 52,2% trong tháng 11 - theo số liệu của Reuters.
“Các nước vùng Vịnh đang có sự tính toán dài hạn. Tôi cho là họ sẽ tiếp tục cạnh tranh quyết liệt, cho dù điều gì có xảy ra trên thị trường đi chăng nữa”, ông Richard Gorry, Giám đốc điều hành công ty tư vấn năng lượng JBC Asia, nhận định.
Trong tháng 1, xuất khẩu dầu của Saudi Arabia sang Trung Quốc tăng 13% so với tháng 12/2004. Trung Quốc đang tranh thủ cơ hội giá dầu xuống thấp để gom dầu cho dự trữ của mình.
Giá dầu thế giới bắt đầu lao dốc từ tháng 6/2014 khi giới đầu tư phản ứng trước sự gia tăng sản lượng dầu trên toàn cầu giữa lúc nhu cầu tiêu thụ chững lại. Sau khi chạm mức thấp nhất 6 năm vào tuần trước, giá dầu đến nay đã phục hồi một phần.
Việc châu Á mua nhiều dầu hơn từ vùng Vịnh gây thiệt hại chủ yếu cho Nigeria, Angola, và Venezuela. Trong mấy năm gần đây, mấy nước này tăng xuất khẩu dầu sang châu Á sau khi Mỹ đưa ra những quy định ngặt nghèo hơn đối với dầu nhập khẩu trong bối cảnh sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng bùng nổ. Các nước Columbia và Brazil cũng bị ảnh hưởng, nhưng với cấp độ nhẹ hơn.
Trong tháng 1, xuất khẩu dầu của khu vực Tây Phi sang Trung Quốc giảm khoảng 6%, trong khi mức xuất khẩu dầu của Mỹ Latin sang nước này giảm 9% - theo số liệu của Reuters.
Hôm thứ Năm (5/2), Saudi Arabia đã giảm giá bán dầu cho khách châu Á xuống mức thấp nhất trong ít nhất 12 năm. Trong khi đó, nước này tăng giá bán dầu cho khách châu Âu và Mỹ.
Châu Á hiện là khu vực tiêu thụ dầu lớn duy nhất mà nguồn cung của các nước vùng Vịnh chiếm ưu thế. Ở châu Âu, Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất. Còn tại Mỹ, sản lượng dầu đã phiến tăng mạnh đã giúp nước này giảm nhu cầu nhập khẩu dầu.
Theo hãng tin Reuters, một cuộc chiến giá dầu giữa các nước sản xuất nhiên liệu này đã nổ ra kể từ khi Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) quyết định không cắt giảm sản lượng trong cuộc họp khối vào tháng 11 năm ngoái.
Quyết tâm duy trì sản lượng của OPEC để bảo vệ thị phần đã đẩy giá dầu thế giới giảm hơn 1/3 xuống dưới mức 50 USD/thùng chỉ trong vòng có 2 tháng.
Kể từ đó, các nước sản xuất dầu vùng Vịnh, trong đó có Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đều đặn tăng khối lượng dầu vận chuyển sang châu Á.
Với chi phí sản xuất thấp và chính sách giảm giá quyết liệt, dầu của các nước này đang rất hút khách châu Á, trong khi dầu của các nước Tây Phi và Mỹ Latin bắt đầu bị khách hàng châu Á “ghẻ lạnh”.
Xuất khẩu dầu của Trung Đông sang Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất châu Á hiện nay - đã tăng 2,5% lên mức khoảng 3,8 triệu thùng mỗi ngày trong thời gian từ tháng 12/2014-1/2015. Trong tháng 12, thị phần của dầu Trung Đông tại Trung Quốc tăng lên 53,9% từ mức 52,2% trong tháng 11 - theo số liệu của Reuters.
“Các nước vùng Vịnh đang có sự tính toán dài hạn. Tôi cho là họ sẽ tiếp tục cạnh tranh quyết liệt, cho dù điều gì có xảy ra trên thị trường đi chăng nữa”, ông Richard Gorry, Giám đốc điều hành công ty tư vấn năng lượng JBC Asia, nhận định.
Trong tháng 1, xuất khẩu dầu của Saudi Arabia sang Trung Quốc tăng 13% so với tháng 12/2004. Trung Quốc đang tranh thủ cơ hội giá dầu xuống thấp để gom dầu cho dự trữ của mình.
Giá dầu thế giới bắt đầu lao dốc từ tháng 6/2014 khi giới đầu tư phản ứng trước sự gia tăng sản lượng dầu trên toàn cầu giữa lúc nhu cầu tiêu thụ chững lại. Sau khi chạm mức thấp nhất 6 năm vào tuần trước, giá dầu đến nay đã phục hồi một phần.
Việc châu Á mua nhiều dầu hơn từ vùng Vịnh gây thiệt hại chủ yếu cho Nigeria, Angola, và Venezuela. Trong mấy năm gần đây, mấy nước này tăng xuất khẩu dầu sang châu Á sau khi Mỹ đưa ra những quy định ngặt nghèo hơn đối với dầu nhập khẩu trong bối cảnh sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng bùng nổ. Các nước Columbia và Brazil cũng bị ảnh hưởng, nhưng với cấp độ nhẹ hơn.
Trong tháng 1, xuất khẩu dầu của khu vực Tây Phi sang Trung Quốc giảm khoảng 6%, trong khi mức xuất khẩu dầu của Mỹ Latin sang nước này giảm 9% - theo số liệu của Reuters.
Hôm thứ Năm (5/2), Saudi Arabia đã giảm giá bán dầu cho khách châu Á xuống mức thấp nhất trong ít nhất 12 năm. Trong khi đó, nước này tăng giá bán dầu cho khách châu Âu và Mỹ.
Châu Á hiện là khu vực tiêu thụ dầu lớn duy nhất mà nguồn cung của các nước vùng Vịnh chiếm ưu thế. Ở châu Âu, Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất. Còn tại Mỹ, sản lượng dầu đã phiến tăng mạnh đã giúp nước này giảm nhu cầu nhập khẩu dầu.