SCB + Ficombank + TinNghiaBank = ... SCB?
Tên ngân hàng hợp nhất từ SCB, Ficombank và TinNghiaBank dự kiến vẫn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Tên của ngân hàng hợp nhất từ SCB, Ficombank và TinNghiaBank, theo đề án hợp nhất và tái cơ cấu, được xác định vẫn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Hôm nay (8/12), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) cùng công bố kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 15/12 này để thông qua các nội dung của kế hoạch hợp nhất.
Theo nội dung tờ trình của các thành viên mà VnEconomy có được, đề án hợp nhất và tái cơ cấu đã xác định tên ngân hàng sau hợp nhất sẽ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, tên viết tắt là SCB, có mức vốn điều lệ là 10.583,8 tỷ đồng. Ngân hàng mới sẽ kế thừa và thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh hiện tại của SCB, TinNghiaBank và Ficombank.
Cơ cấu sở hữu của ngân hàng sau hợp nhất chiếm áp đảo là các cá nhân trong nước với 85,17% (gồm 3.679 cổ đông); cổ đông là tổ chức trong nước sở hữu 14,41% và 0,41% còn lại là cổ phiếu quỹ.
Theo phương án đưa ra trong đề án, các bên thống nhất tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu phổ thông của ba ngân hàng trên là 1:1 (mỗi cổ phiếu phổ thông của một ngân hàng sẽ được hoán đổi thành một cổ phiếu của SCB “mới” theo nguyên tắc ngang bằng mệnh giá). Và trong mọi trường hợp không áp dụng chuyển đổi thành tiền.
Về hoạt động, sau khi hợp nhất, theo đề án, ngân hàng mới sẽ áp dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của SCB cho SCB “mới”; hợp nhất hệ thống thông tin quản lý và hệ thống truyền dữ liệu SmartBank tiến tới sang hệ thống Corebanking T24 hoặc Flexcube tùy tình hình thực tế. Ngay sau thời điểm việc hợp nhất có hiệu lực, toàn bộ các lao động có ký hợp đồng lao động với ba ngân hàng trước đó sẽ trở thành lao động của SCB “mới”.
Về kế hoạch kinh doanh, SCB “mới” dự kiến lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 là 667 tỷ đồng (đến 30/9/2011 là 723 tỷ đồng), năm 2013 là 1.185 tỷ đồng và năm 2014 là 1.865 tỷ đồng.
Đáng chú ý là mục tiêu của SCB “mới” là đến 2014 sẽ có vốn điều lệ xấp xỉ 16.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông mới chiếm khoảng 6.000 tỷ vốn điều lệ (tương đương tỷ lệ sở hữu khoảng 37,5%).
Hôm nay (8/12), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) cùng công bố kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 15/12 này để thông qua các nội dung của kế hoạch hợp nhất.
Theo nội dung tờ trình của các thành viên mà VnEconomy có được, đề án hợp nhất và tái cơ cấu đã xác định tên ngân hàng sau hợp nhất sẽ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, tên viết tắt là SCB, có mức vốn điều lệ là 10.583,8 tỷ đồng. Ngân hàng mới sẽ kế thừa và thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh hiện tại của SCB, TinNghiaBank và Ficombank.
Cơ cấu sở hữu của ngân hàng sau hợp nhất chiếm áp đảo là các cá nhân trong nước với 85,17% (gồm 3.679 cổ đông); cổ đông là tổ chức trong nước sở hữu 14,41% và 0,41% còn lại là cổ phiếu quỹ.
Theo phương án đưa ra trong đề án, các bên thống nhất tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu phổ thông của ba ngân hàng trên là 1:1 (mỗi cổ phiếu phổ thông của một ngân hàng sẽ được hoán đổi thành một cổ phiếu của SCB “mới” theo nguyên tắc ngang bằng mệnh giá). Và trong mọi trường hợp không áp dụng chuyển đổi thành tiền.
Về hoạt động, sau khi hợp nhất, theo đề án, ngân hàng mới sẽ áp dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của SCB cho SCB “mới”; hợp nhất hệ thống thông tin quản lý và hệ thống truyền dữ liệu SmartBank tiến tới sang hệ thống Corebanking T24 hoặc Flexcube tùy tình hình thực tế. Ngay sau thời điểm việc hợp nhất có hiệu lực, toàn bộ các lao động có ký hợp đồng lao động với ba ngân hàng trước đó sẽ trở thành lao động của SCB “mới”.
Về kế hoạch kinh doanh, SCB “mới” dự kiến lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 là 667 tỷ đồng (đến 30/9/2011 là 723 tỷ đồng), năm 2013 là 1.185 tỷ đồng và năm 2014 là 1.865 tỷ đồng.
Đáng chú ý là mục tiêu của SCB “mới” là đến 2014 sẽ có vốn điều lệ xấp xỉ 16.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông mới chiếm khoảng 6.000 tỷ vốn điều lệ (tương đương tỷ lệ sở hữu khoảng 37,5%).