“Không khất, hoãn, giãn nợ nếu dân đến rút tiền”
Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà nhận xét, tình hình hoạt động của Ficombank, TinNghiaBank, SCB đang diễn ra bình thường
Sau ngày Ngân hàng Nhà nước công bố chủ trương hợp nhất Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), mọi hoạt động tại 3 ngân hàng này vẫn diễn ra bình thường.
Là đơn vị được giao quản lý phần vốn Nhà nước tại “ngân hàng hợp nhất”, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định: không khất, hoãn, giãn nợ nếu người dân đến rút tiền.
Thưa ông, tình hình hoạt động của Ficombank, TinNghiaBank, SCB sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin thành một “ngân hàng hợp nhất”, hiện như thế nào?
Tính đến ngày 7/12/2011, tất cả mọi giao dịch của người dân đối với hệ thống của ba ngân hàng trên vẫn diễn ra bình thường, không có hoạt động rút tiền đồng loạt; ngược lại, người dân vẫn gửi tiết kiệm như trước.
Đại đa số khách hàng đều hiểu là quá trình hợp nhất là để cho ngân hàng trở nên mạnh hơn, hoạt động lành mạnh hơn và đáp ứng tốt hơn đối với nhu cầu của người dân trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng.
Duy nhất tại Tp.HCM trong ngày 7/12/2011, tại một điểm giao dịch của SCB có đông người tụ tập tìm hiểu thông tin sáp nhập, trong đó có rút tiền. Điều này là dễ hiểu vì trong ngày đầu tiên, thị trường bao giờ cũng thử niềm tin nhưng chúng tôi chủ trương cho phép thỏa mãn, đầy đủ, kịp thời; không khất, hoãn, giãn nợ đối với bất kỳ nhu cầu rút tiền nào.
Vì thế, tình trạng trên chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Sau khi hiểu rõ vấn đề, người dân đã yên tâm và mọi giao dịch trở lại ổn định. Tôi nghĩ, mọi nhu cầu rút tiền đều cho phép đáp ứng đủ thì người dân rút tiền làm gì?
Sở dĩ có kết quả như trên là do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chủ động chuẩn bị nhiều kịch bản và dự liệu những tình huống xấu nhất nên khả năng xấu đã không xảy ra.
Là đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại “ngân hàng hợp nhất” với tư cách là cổ đông nhà nước, chương trình hành động của BIDV tại đây được cụ thể hóa như thế nào?
Như thông tin Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã công bố, thực hiện quy định của luật pháp, tại những thời điểm ba ngân hàng này lâm vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời, Ngân hàng Nhà nước đã dành một cơ số tài chính để tái cấp vốn, giữ ổn định thanh khoản cho họ.
Chính phủ coi khoản tiền tái cấp vốn đó như phần vốn của Nhà nước tại “ngân hàng hợp nhất” và BIDV được giao nhiệm vụ quản lý phần vốn này với tư cách là cổ đông nhà nước.
Để hoạt động của “ngân hàng hợp nhất” sau quá trình tái cấu trúc theo đúng mục tiêu, ngay trong ngày 6/12/2011, BIDV đã có bản ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện với 3 ngân hàng này.
Theo đó, các bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: quản trị, điều hành, kiểm soát, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, ngân quỹ, thanh toán thẻ, quan hệ trao đổi và cung cấp thông tin, đào tạo và các quan hệ hợp tác kinh doanh khác trên cơ sở nhu cầu và khả năng của mỗi bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Ông cho biết rõ hơn những nội dung mà BIDV sẽ tham gia cụ thể vào hoạt động của “ngân hàng hợp nhất”, thưa ông?
Về quản trị, điều hành và kiểm soát, các bên nhất trí rằng: sau khi FicomBank, TinNghiaBank, SCB hợp nhất, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị của “ngân hàng hợp nhất”, theo thẩm quyền của mình được xác định trong điều lệ của “ngân hàng hợp nhất” sẽ bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ban điều hành, trong đó có các chức danh do BIDV giới thiệu.
Về nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, BIDV sẽ cấp cho FicomBank, TinNghiaBank và SCB hạn mức chung và sẽ được “ngân hàng hợp nhất” kế thừa hạn mức đó nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền.
Khi một bên có nhu cầu về tiền gửi hoặc mua bán ngoại tệ, các bên sẽ chào cho nhau mức giá ưu đãi phù hợp với điều kiện của các bên. Các bên cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các giao dịch về vốn và kinh doanh tiền tệ khi có nhu cầu trên cơ sở các điều khoản thoả thuận trong các hợp đồng giao dịch cụ thể trong phạm vi hạn mức định kỳ dành cho nhau.
Về các lĩnh vực hoạt động khác như thanh toán, cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phái sinh, đồng tài trợ dự án, bảo hiểm phi nhân thọ, kinh doanh, đầu tư và môi giới chứng khoán, cho thuê tài chính…, BIDV cam kết ưu tiên hỗ trợ trên cơ sở tuân thủ các điều kiện và qui định của pháp luật hiện hành.
Còn hiện tại, các bên sẽ tích cực trao đổi và cung cấp thông tin hai chiều trên một số lĩnh vực như phòng ngừa rủi ro kinh doanh về doanh nghiệp, dự án; tỷ giá và lãi suất trên thị trường, giá vàng trong và ngoài nước, sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng...
Thưa ông, tại sao hành động đầu tiên của BIDV trong quá trình hợp nhất ba ngân hàng trên lại là bản thỏa thuận hợp tác toàn diện nói trên?
Thỏa thuận hợp tác giữa BIDV với ba ngân hàng nói trên là hành động cụ thể trong tiến trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để hỗ trợ tích cực cho “ngân hàng hợp nhất”.
Đảm bảo mục tiêu sau hợp nhất ba ngân hàng, sẽ hình thành một ngân hàng có qui mô lớn hơn cả về năng lực tài chính, quản trị kinh doanh, phát huy thế mạnh của các ngân hàng trong một “ngân hàng hợp nhất”.
Là đơn vị được giao quản lý phần vốn Nhà nước tại “ngân hàng hợp nhất”, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định: không khất, hoãn, giãn nợ nếu người dân đến rút tiền.
Thưa ông, tình hình hoạt động của Ficombank, TinNghiaBank, SCB sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin thành một “ngân hàng hợp nhất”, hiện như thế nào?
Tính đến ngày 7/12/2011, tất cả mọi giao dịch của người dân đối với hệ thống của ba ngân hàng trên vẫn diễn ra bình thường, không có hoạt động rút tiền đồng loạt; ngược lại, người dân vẫn gửi tiết kiệm như trước.
Đại đa số khách hàng đều hiểu là quá trình hợp nhất là để cho ngân hàng trở nên mạnh hơn, hoạt động lành mạnh hơn và đáp ứng tốt hơn đối với nhu cầu của người dân trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng.
Duy nhất tại Tp.HCM trong ngày 7/12/2011, tại một điểm giao dịch của SCB có đông người tụ tập tìm hiểu thông tin sáp nhập, trong đó có rút tiền. Điều này là dễ hiểu vì trong ngày đầu tiên, thị trường bao giờ cũng thử niềm tin nhưng chúng tôi chủ trương cho phép thỏa mãn, đầy đủ, kịp thời; không khất, hoãn, giãn nợ đối với bất kỳ nhu cầu rút tiền nào.
Vì thế, tình trạng trên chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Sau khi hiểu rõ vấn đề, người dân đã yên tâm và mọi giao dịch trở lại ổn định. Tôi nghĩ, mọi nhu cầu rút tiền đều cho phép đáp ứng đủ thì người dân rút tiền làm gì?
Sở dĩ có kết quả như trên là do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chủ động chuẩn bị nhiều kịch bản và dự liệu những tình huống xấu nhất nên khả năng xấu đã không xảy ra.
Là đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại “ngân hàng hợp nhất” với tư cách là cổ đông nhà nước, chương trình hành động của BIDV tại đây được cụ thể hóa như thế nào?
Như thông tin Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã công bố, thực hiện quy định của luật pháp, tại những thời điểm ba ngân hàng này lâm vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời, Ngân hàng Nhà nước đã dành một cơ số tài chính để tái cấp vốn, giữ ổn định thanh khoản cho họ.
Chính phủ coi khoản tiền tái cấp vốn đó như phần vốn của Nhà nước tại “ngân hàng hợp nhất” và BIDV được giao nhiệm vụ quản lý phần vốn này với tư cách là cổ đông nhà nước.
Để hoạt động của “ngân hàng hợp nhất” sau quá trình tái cấu trúc theo đúng mục tiêu, ngay trong ngày 6/12/2011, BIDV đã có bản ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện với 3 ngân hàng này.
Theo đó, các bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: quản trị, điều hành, kiểm soát, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, ngân quỹ, thanh toán thẻ, quan hệ trao đổi và cung cấp thông tin, đào tạo và các quan hệ hợp tác kinh doanh khác trên cơ sở nhu cầu và khả năng của mỗi bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Ông cho biết rõ hơn những nội dung mà BIDV sẽ tham gia cụ thể vào hoạt động của “ngân hàng hợp nhất”, thưa ông?
Về quản trị, điều hành và kiểm soát, các bên nhất trí rằng: sau khi FicomBank, TinNghiaBank, SCB hợp nhất, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị của “ngân hàng hợp nhất”, theo thẩm quyền của mình được xác định trong điều lệ của “ngân hàng hợp nhất” sẽ bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ban điều hành, trong đó có các chức danh do BIDV giới thiệu.
Về nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, BIDV sẽ cấp cho FicomBank, TinNghiaBank và SCB hạn mức chung và sẽ được “ngân hàng hợp nhất” kế thừa hạn mức đó nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền.
Khi một bên có nhu cầu về tiền gửi hoặc mua bán ngoại tệ, các bên sẽ chào cho nhau mức giá ưu đãi phù hợp với điều kiện của các bên. Các bên cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các giao dịch về vốn và kinh doanh tiền tệ khi có nhu cầu trên cơ sở các điều khoản thoả thuận trong các hợp đồng giao dịch cụ thể trong phạm vi hạn mức định kỳ dành cho nhau.
Về các lĩnh vực hoạt động khác như thanh toán, cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phái sinh, đồng tài trợ dự án, bảo hiểm phi nhân thọ, kinh doanh, đầu tư và môi giới chứng khoán, cho thuê tài chính…, BIDV cam kết ưu tiên hỗ trợ trên cơ sở tuân thủ các điều kiện và qui định của pháp luật hiện hành.
Còn hiện tại, các bên sẽ tích cực trao đổi và cung cấp thông tin hai chiều trên một số lĩnh vực như phòng ngừa rủi ro kinh doanh về doanh nghiệp, dự án; tỷ giá và lãi suất trên thị trường, giá vàng trong và ngoài nước, sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng...
Thưa ông, tại sao hành động đầu tiên của BIDV trong quá trình hợp nhất ba ngân hàng trên lại là bản thỏa thuận hợp tác toàn diện nói trên?
Thỏa thuận hợp tác giữa BIDV với ba ngân hàng nói trên là hành động cụ thể trong tiến trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để hỗ trợ tích cực cho “ngân hàng hợp nhất”.
Đảm bảo mục tiêu sau hợp nhất ba ngân hàng, sẽ hình thành một ngân hàng có qui mô lớn hơn cả về năng lực tài chính, quản trị kinh doanh, phát huy thế mạnh của các ngân hàng trong một “ngân hàng hợp nhất”.