Fitch Ratings: Việt Nam hợp nhất ngân hàng làm hệ thống mạnh hơn
Fitch Ratings - hãng định mức tín nhiệm có trụ sở tại London, Anh - bình luận động thái hợp nhất ba ngân hàng tại Việt Nam
Sau động thái hợp nhất ba ngân hàng thương mại của Việt Nam, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận định, đây là một bước tiến tích cực mà Việt Nam đạt được trong nỗ lực cải thiện sức mạnh cho hệ thống ngân hàng.
Ngày 6/12, Ngân hàng Nhà nước chính thức phát đi thông điệp sáp nhập 3 ngân hàng có trụ sở chính tại Tp.HCM, gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ đứng ra đại diện phần vốn của nhà nước và thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thương mại này.
Ngay sau khi thông tin trên được phát đi, Fitch Ratings - hãng định mức tín nhiệm có trụ sở tại London, Anh - cho rằng, việc hợp nhất của ba ngân hàng phản ánh những áp lực mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang phải đương đầu ở thời điểm hiện tại.
“Động thái hợp nhất ngân hàng của Việt Nam nên được đặt trong bối cảnh của lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được công bố gần đây. Mặc dù vậy, việc các ngân hàng này sáp nhập vì vấn đề thanh khoản đã cho thấy những áp lực mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam đối mặt”, tuyên bố của Fitch đăng tải trên trang Reuters viết.
Theo các chuyên gia của Fitch, những áp lực này một phần xuất phát từ những chính sách vĩ mô của Việt Nam chẳng hạn như áp dụng trần lãi suất để không chế lạm phát.
“Các ngân hàng, nhất là những ngân hàng có quy mô nhỏ, đang gia tăng mức độ phụ thuộc vào các nguồn vốn ngắn hạn nhạy cảm cao trước sự thay đổi của giá cả và các nguồn vốn liên ngân hàng, đẩy những rủi ro về thanh khoản gia tăng. Rủi ro này xuất hiện cùng với những rủi ro đến từ tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và những vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản, làm căng thẳng thêm những lo ngại về độ an toàn vốn”, Fitch nhận xét.
Theo Fitch, lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam gần đây đã xuất hiện một số xu hướng như huy động vốn mới cho một số ngân hàng, hợp nhất ngân hàng, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài… và những xu hướng này sẽ giúp cải thiện sức chống đỡ của các ngân hàng Việt Nam trong môi trường nhiều bất ổn và thách thức hiện nay.
Tuy nhiên, Fitch vẫn nhận định tích cực về triển vọng của kinh tế Việt Nam. “Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của Việt Nam vẫn tốt”, thông cáo của Fitch viết.
Ngày 6/12, Ngân hàng Nhà nước chính thức phát đi thông điệp sáp nhập 3 ngân hàng có trụ sở chính tại Tp.HCM, gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ đứng ra đại diện phần vốn của nhà nước và thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thương mại này.
Ngay sau khi thông tin trên được phát đi, Fitch Ratings - hãng định mức tín nhiệm có trụ sở tại London, Anh - cho rằng, việc hợp nhất của ba ngân hàng phản ánh những áp lực mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang phải đương đầu ở thời điểm hiện tại.
“Động thái hợp nhất ngân hàng của Việt Nam nên được đặt trong bối cảnh của lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được công bố gần đây. Mặc dù vậy, việc các ngân hàng này sáp nhập vì vấn đề thanh khoản đã cho thấy những áp lực mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam đối mặt”, tuyên bố của Fitch đăng tải trên trang Reuters viết.
Theo các chuyên gia của Fitch, những áp lực này một phần xuất phát từ những chính sách vĩ mô của Việt Nam chẳng hạn như áp dụng trần lãi suất để không chế lạm phát.
“Các ngân hàng, nhất là những ngân hàng có quy mô nhỏ, đang gia tăng mức độ phụ thuộc vào các nguồn vốn ngắn hạn nhạy cảm cao trước sự thay đổi của giá cả và các nguồn vốn liên ngân hàng, đẩy những rủi ro về thanh khoản gia tăng. Rủi ro này xuất hiện cùng với những rủi ro đến từ tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và những vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản, làm căng thẳng thêm những lo ngại về độ an toàn vốn”, Fitch nhận xét.
Theo Fitch, lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam gần đây đã xuất hiện một số xu hướng như huy động vốn mới cho một số ngân hàng, hợp nhất ngân hàng, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài… và những xu hướng này sẽ giúp cải thiện sức chống đỡ của các ngân hàng Việt Nam trong môi trường nhiều bất ổn và thách thức hiện nay.
Tuy nhiên, Fitch vẫn nhận định tích cực về triển vọng của kinh tế Việt Nam. “Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của Việt Nam vẫn tốt”, thông cáo của Fitch viết.