“Ba ngân hàng hợp nhất sẽ thừa năng lực về thanh khoản”
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, BIDV và các thành viên SCB, Ficombank và TinNghiaBank nói về sự kiện hợp nhất
Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố thông tin về việc hợp nhất tự nguyện giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), chiều 6/12, lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa “ngân hàng hợp nhất” với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được tổ chức tại Tp.HCM.
Tại sự kiện này, ông Trần Minh Tuấn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói: “Ba ngân hàng này đã tự nguyện hợp nhất với nhau để trở thành một ngân hàng có quy mô lớn hơn cả về năng lực tài chính và quản trị, kinh doanh, phát huy thế mạnh của 3 ngân hàng trong một ngân hàng hợp nhất. Đây là hợp nhất tự nguyện do chính ba ngân hàng đề nghị, chứ không phải là sáp nhập bắt buộc như các tin đồn trước đó”.
Bà Nguyễn Thị Thu Sương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ficombank, đại diện cho ba ngân hàng tự nguyện hợp nhất, chia sẻ: “Quy mô vốn điều lệ của ngân hàng sau hợp nhất là gần 10.600 tỷ đồng, tổng tài sản trên 150.000 tỷ đồng và trên 200 đơn vị, chi nhánh, phòng giao dịch. Đây là giai đoạn mở ra chiến lược phát triển củng cố toàn diện của ba ngân hàng chúng tôi hiện nay và ngân hàng sau hợp nhất”.
Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra thông điệp sẽ có cơ chế hỗ trợ thích hợp, kịp thời nhằm đảm bảo việc hợp nhất ba ngân hàng được triển khai theo các bước một cách thuận lợi.
“Việc hợp nhất ba ngân hàng sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mỗi ngân hàng cũng như của cả hệ thống tín dụng. Đặc biệt, quyền lợi của người gửi tiền luôn được bảo đảm, quyền lợi chính đáng của các ngân hàng thương mại khác trong quan hệ cho vay vốn được quan tâm và giải quyết một cách hợp lý”, Phó thống đốc Trần Minh Tuấn tuyên bố.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, đơn vị hợp tác chiến lược với ba ngân hàng trên, nói: “Chúng tôi đảm bảo với sự ký kết hợp tác chiến lược hôm nay, cả ba ngân hàng và ngân hàng mới sau hợp nhất sẽ có thừa năng lực về thanh khoản. BIDV cũng sẽ hợp tác với ngân hàng sau hợp nhất cả về nguồn vốn, lực lượng cán bộ và tham gia hỗ trợ hoạt động quản trị, kinh doanh để ngân hàng sau hợp nhất trở thành một ngân hàng vững mạnh”.
Cũng theo ông Hà, việc hợp nhất ba ngân hàng trên tinh thần tự nguyện do đó BIDV chưa đặt vấn đề tham gia vào ba ngân hàng dưới dạng sở hữu hay góp cổ phần. Và tính đến nay BIDV đã hỗ trợ khoảng 2.400 tỷ đồng trên tổng số tài sản đảm bảo nợ 30.000 tỷ đồng cho ba ngân hàng này.
Sau hợp nhất, mạng lưới của ba ngân hàng trên tất cả các chứng từ sẽ được chuyển thành một tên gọi mới. Tất cả các nghĩa vụ nợ và có của ba ngân hàng này sẽ đưa về một ngân hàng. Và tên gọi của “ngân hàng hợp nhất” sẽ được “đặt” trước ngày 25/12/2011.
Như vậy, sau hợp nhất quy mô của ngân hàng mới khá lớn, với 10.592 tỷ đồng vốn điều lệ (lớn hơn vốn điều lệ của 6 ngân hàng cổ phần đang niêm yết), tổng tài sản sau hợp nhất sẽ vượt hơn 154.000 tỷ đồng.
Tại sự kiện này, ông Trần Minh Tuấn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói: “Ba ngân hàng này đã tự nguyện hợp nhất với nhau để trở thành một ngân hàng có quy mô lớn hơn cả về năng lực tài chính và quản trị, kinh doanh, phát huy thế mạnh của 3 ngân hàng trong một ngân hàng hợp nhất. Đây là hợp nhất tự nguyện do chính ba ngân hàng đề nghị, chứ không phải là sáp nhập bắt buộc như các tin đồn trước đó”.
Bà Nguyễn Thị Thu Sương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ficombank, đại diện cho ba ngân hàng tự nguyện hợp nhất, chia sẻ: “Quy mô vốn điều lệ của ngân hàng sau hợp nhất là gần 10.600 tỷ đồng, tổng tài sản trên 150.000 tỷ đồng và trên 200 đơn vị, chi nhánh, phòng giao dịch. Đây là giai đoạn mở ra chiến lược phát triển củng cố toàn diện của ba ngân hàng chúng tôi hiện nay và ngân hàng sau hợp nhất”.
Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra thông điệp sẽ có cơ chế hỗ trợ thích hợp, kịp thời nhằm đảm bảo việc hợp nhất ba ngân hàng được triển khai theo các bước một cách thuận lợi.
“Việc hợp nhất ba ngân hàng sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mỗi ngân hàng cũng như của cả hệ thống tín dụng. Đặc biệt, quyền lợi của người gửi tiền luôn được bảo đảm, quyền lợi chính đáng của các ngân hàng thương mại khác trong quan hệ cho vay vốn được quan tâm và giải quyết một cách hợp lý”, Phó thống đốc Trần Minh Tuấn tuyên bố.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, đơn vị hợp tác chiến lược với ba ngân hàng trên, nói: “Chúng tôi đảm bảo với sự ký kết hợp tác chiến lược hôm nay, cả ba ngân hàng và ngân hàng mới sau hợp nhất sẽ có thừa năng lực về thanh khoản. BIDV cũng sẽ hợp tác với ngân hàng sau hợp nhất cả về nguồn vốn, lực lượng cán bộ và tham gia hỗ trợ hoạt động quản trị, kinh doanh để ngân hàng sau hợp nhất trở thành một ngân hàng vững mạnh”.
Cũng theo ông Hà, việc hợp nhất ba ngân hàng trên tinh thần tự nguyện do đó BIDV chưa đặt vấn đề tham gia vào ba ngân hàng dưới dạng sở hữu hay góp cổ phần. Và tính đến nay BIDV đã hỗ trợ khoảng 2.400 tỷ đồng trên tổng số tài sản đảm bảo nợ 30.000 tỷ đồng cho ba ngân hàng này.
Sau hợp nhất, mạng lưới của ba ngân hàng trên tất cả các chứng từ sẽ được chuyển thành một tên gọi mới. Tất cả các nghĩa vụ nợ và có của ba ngân hàng này sẽ đưa về một ngân hàng. Và tên gọi của “ngân hàng hợp nhất” sẽ được “đặt” trước ngày 25/12/2011.
Như vậy, sau hợp nhất quy mô của ngân hàng mới khá lớn, với 10.592 tỷ đồng vốn điều lệ (lớn hơn vốn điều lệ của 6 ngân hàng cổ phần đang niêm yết), tổng tài sản sau hợp nhất sẽ vượt hơn 154.000 tỷ đồng.