“Sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn về tiền lương”
Tiền lương phải được tính đúng dựa trên giá cả thị trường và đúng sức lao động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ có những điều chỉnh về tiền lương cho hợp lý, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 26/10, khi những dự kiến cải cách tiền lương gắn với sửa đổi Luật Lao động đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Theo bà Mai, đây cũng là vấn đề mà cải cách tiền lương cho 10 năm tới sẽ phải xem xét tổng thể. Tiền lương phải được tính đúng dựa trên giá cả thị trường và theo đúng sức lao động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thực tế hiện nay, người lao động vẫn đang là đối tượng yếu thế hơn và họ cũng không có cơ sở để đánh giá xem tiền lương mà chủ sử dụng lao động đưa ra đã gọi là hợp lý, đúng với giá cả sức lao động của mình hay chưa. Trong khi đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng quy định về mức lương tối thiểu và chỉ trả lương cho lao động đúng theo mức sàn này. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI.
Vậy theo bà, Luật Lao động cần có những điều chỉnh cụ thể như thế nào về lương tối thiểu?
Luật Lao động phải có một số điều chỉnh sao cho tiền lương phải là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng giúp người lao động có thể đánh giá được chính sách tiền lương mà chủ sử dụng rả cho mình đã công bằng hợp lý hay chưa.
Luật phải bổ sung thêm một số điều quy định vai trò của nhà nước trong vấn đề tiền lương và giá cả sức lao động có sự quản lý của nhà nước như thế nào.
Nhà nước phải đưa ra cơ chế để thông tin cho người lao động biết tiền lương trong vùng đối với các ngành nghề trong từng giai đoạn cụ thể, để người lao động có cơ sở mà dựa vào và có thể thỏa thuận với chủ sử dụng khi ký hợp đồng lao động.
Ngoài ra, Nhà nước cũng phải đưa ra các cơ chế để về thỏa ước lao động tập thể như thế nào để hỗ trợ cho người lao động thỏa thuận về tiền lương, quy định và kiểm soát thang, bảng lương và cách thức trả lương thế nào cho hợp lý…
Nói chung, Luật Lao động phải quy định cụ thể hơn, rõ ràng và hợp lý hơn xung quanh vấn đề tiền lương và tiền lương tối thiểu đối với người lao động.
Bà nói về việc xác định giá trị thực của sức lao động để trả lương, vậy có cơ sở, tiêu chí nào để xác để định?
Hồi nãy tôi có nói vai trò của Nhà nước, sự can thiệp của Nhà nước vào vấn đề tiền lương và giá trị sức lao động là rất quan trọng. Trong dự thảo luật lần này có đưa ra những quy định như: Nhà nước phối hợp với tổ chức đại diện cho người lao động là công đoàn, định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm để đưa ra các thông tin công khai minh bạch và cụ thể về tiền lương.
Ví dụ, vùng Đông Nam Bộ hiện nay mức lương cho ngành dệt may đang ở mức 4 triệu hay 5 triệu là hợp lý, thì đó được xem như mức lương mẫu chung trên thị trường cho ngành này, tại vùng này. Người lao động có thể dựa vào thông tin đó để biết được mức lương hiện nay chủ sử dụng đang trả cho họ đã thực sự hợp lý hay chưa, đúng với thị trường lao động ở khu vực đó hay chưa?
Tôi nghĩ những việc này bây giờ chúng ta chưa làm nhưng sắp tới Nhà nước và tổ chức đại diện cho người lao động phải cố gắng làm. Làm như thế người lao động mới có cơ sở, hoặc là người đại diện cho người lao động ngay tại từng doanh nghiệp mới có cơ sở để đưa ra các thỏa thuận, thương lượng để ký kết hợp đồng lao động.
Với thực trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng như hiện nay mà Nhà nước lại tính toán và đưa ra một mẫu lương cụ thể như vậy liệu có hợp lý không?Và quy định một mức lương cứng cho từng vùng như hiện nay có quá cách biệt?
Khi tình hình kinh tế của chúng ta vẫn chưa đạt được sự ổn định thì quy định mức lương tối thiểu theo vùng là hợp lý. Trong tương lai, có lẽ phát triển kinh tế của các vùng cũng có sự thay đổi và cách biệt nhất định chứ không thể nào nông thôn và thành thị, đồng bằng hay miền núi là như nhau được, vì thế việc áp dụng lương tối thiểu vùng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Trong Luật Lao động sửa đổi lần này cũng có quy định việc nhà nước sẽ công bố lương tối thiểu vùng nhưng chỉ chia ra khoảng 2 -3 vùng thôi và tôi nghĩ như vậy cũng không quá cách biệt và rối rắm.
Còn với vấn đề lương mẫu cho từng ngành, nghề, tại từng vùng và từng thời điểm thì cần tính toán kỹ hơn.
Chỉ số giá tiêu dùng của chúng ta tăng liên tục trong nhiều năm, vì vậy nó làm cho nền kinh tế của chúng ta không ổn định. Chúng ta đang đưa ra mục tiêu từ năm sau đưa chỉ số giá tiêu dùng quay trở lại một con số. Với mục tiêu đó tình hình kinh tế ổn định hơn và chúng ta hoàn toàn có thể tính toán và có thể đưa ra công bố thông tin về tiền lương ổn định và chính xác.
Tuy nhiên, thông tin đưa ra cũng không thể mang tính chất áp đặt mà để nghiên cứu, định hướng cho người lao động. Khi người lao động biết được tiền lương cho ngành dệt may tại khu vực Đông Nam Bộ đang ở mức đó, họ sẽ biết rõ giá cả của sức lao động của mình để có thể thỏa thuận mức lương cao hoặc thấp hơn tùy vào năng lực nhưng không quá cách biệt như hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề cải cách tiền lương của chúng ta thiếu sự chuẩn bị, tính toán lâu dài, mà chủ yếu thực hiện mang tính đối phó, toàn xử lý vấn đề kiểu chạy theo. Quan điểm của bà thế nào?
Dù sao thì cũng phải ghi nhận là năm nay có một tiến bộ, chúng ta đã đưa được lương tối thiểu của khu vực FDI, khu vực tư nhân, khu vực nhà nước về cùng một mức chung. Trong dự kiến là đến năm 2012 mới thực hiện được việc này. Ngoài ra, chúng ta cũng đã thực hiện điều chỉnh lương trước lộ trình, đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong cái năm mà lạm phát tăng cao như thế này.
Năm sau, chúng ta mới bắt đầu cải cách tiền lương cho 10 năm sắp tới, vấn đề này sẽ được thảo luận một cách chi tiết đưa ra định hướng một cách cụ thể hơn.
Trong cải cách tiền lương cho giai đoạn 10 năm tới, chúng tôi đang khuyến khích một việc thế này, sẽ chỉ công bố lương tối thiểu những ngành sử dụng nhiều lao động nhưng lương thấp như da giầy, dệt may…, để bảo vệ những lao động yếu thế khu vực này, tránh bị lạm dụng thôi.
Còn lại, nền kinh tế của chúng ta vận hành theo cơ chế thị trường không thể áp đặt một mức lương được. Và, trong khu vực sử dụng lao động công nghệ kỹ thuật cao thì thu nhập cũng cao và người ta không cần đến công bố lương tối thiểu của Chính phủ.
Còn lương công chức sẽ vận hành theo cơ chế nào khi thực tế là bị phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, thưa bà?
Tôi nghĩ rằng tăng lương sẽ gây gánh nặng ngân sách là điều tất yếu, tuy nhiên chúng ta vẫn phải chấp nhận, bởi vì cán bộ, công chức người lao động cũng phải có một mức lương tối thiểu có thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu thì người ta mới có thể lao động và tái tạo sức lao động được. Vì thế, dù ngân sách có phải chi dùng đến mức cao hơn thì chúng ta vẫn phải ưu tiên ngân sách để giải quyết vấn đề này.
Còn nếu nói là gánh nặng thì kể cả doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi phải chi tăng lương cho người lao động chứ không riêng gì ngân sách Nhà nước.
Những doanh nghiệp có hàng ngàn lao động người ta cũng chịu áp lực khi mà Chính phủ công bố điều chỉnh lương tối thiểu sớm hơn thời hạn, nhưng mà họ cũng phải chấp nhận và phải có vận động để giải quyết vấn đề này.
Nói tóm lại, khi mức lương không thể đáp ứng được cuộc sống tối thiểu thì cả người lao động trong các doanh nghiệp hay cán bộ, công chức Nhà nước đều không thể làm việc tốt.
Theo bà Mai, đây cũng là vấn đề mà cải cách tiền lương cho 10 năm tới sẽ phải xem xét tổng thể. Tiền lương phải được tính đúng dựa trên giá cả thị trường và theo đúng sức lao động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thực tế hiện nay, người lao động vẫn đang là đối tượng yếu thế hơn và họ cũng không có cơ sở để đánh giá xem tiền lương mà chủ sử dụng lao động đưa ra đã gọi là hợp lý, đúng với giá cả sức lao động của mình hay chưa. Trong khi đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng quy định về mức lương tối thiểu và chỉ trả lương cho lao động đúng theo mức sàn này. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI.
Vậy theo bà, Luật Lao động cần có những điều chỉnh cụ thể như thế nào về lương tối thiểu?
Luật Lao động phải có một số điều chỉnh sao cho tiền lương phải là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng giúp người lao động có thể đánh giá được chính sách tiền lương mà chủ sử dụng rả cho mình đã công bằng hợp lý hay chưa.
Luật phải bổ sung thêm một số điều quy định vai trò của nhà nước trong vấn đề tiền lương và giá cả sức lao động có sự quản lý của nhà nước như thế nào.
Nhà nước phải đưa ra cơ chế để thông tin cho người lao động biết tiền lương trong vùng đối với các ngành nghề trong từng giai đoạn cụ thể, để người lao động có cơ sở mà dựa vào và có thể thỏa thuận với chủ sử dụng khi ký hợp đồng lao động.
Ngoài ra, Nhà nước cũng phải đưa ra các cơ chế để về thỏa ước lao động tập thể như thế nào để hỗ trợ cho người lao động thỏa thuận về tiền lương, quy định và kiểm soát thang, bảng lương và cách thức trả lương thế nào cho hợp lý…
Nói chung, Luật Lao động phải quy định cụ thể hơn, rõ ràng và hợp lý hơn xung quanh vấn đề tiền lương và tiền lương tối thiểu đối với người lao động.
Bà nói về việc xác định giá trị thực của sức lao động để trả lương, vậy có cơ sở, tiêu chí nào để xác để định?
Hồi nãy tôi có nói vai trò của Nhà nước, sự can thiệp của Nhà nước vào vấn đề tiền lương và giá trị sức lao động là rất quan trọng. Trong dự thảo luật lần này có đưa ra những quy định như: Nhà nước phối hợp với tổ chức đại diện cho người lao động là công đoàn, định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm để đưa ra các thông tin công khai minh bạch và cụ thể về tiền lương.
Ví dụ, vùng Đông Nam Bộ hiện nay mức lương cho ngành dệt may đang ở mức 4 triệu hay 5 triệu là hợp lý, thì đó được xem như mức lương mẫu chung trên thị trường cho ngành này, tại vùng này. Người lao động có thể dựa vào thông tin đó để biết được mức lương hiện nay chủ sử dụng đang trả cho họ đã thực sự hợp lý hay chưa, đúng với thị trường lao động ở khu vực đó hay chưa?
Tôi nghĩ những việc này bây giờ chúng ta chưa làm nhưng sắp tới Nhà nước và tổ chức đại diện cho người lao động phải cố gắng làm. Làm như thế người lao động mới có cơ sở, hoặc là người đại diện cho người lao động ngay tại từng doanh nghiệp mới có cơ sở để đưa ra các thỏa thuận, thương lượng để ký kết hợp đồng lao động.
Với thực trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng như hiện nay mà Nhà nước lại tính toán và đưa ra một mẫu lương cụ thể như vậy liệu có hợp lý không?Và quy định một mức lương cứng cho từng vùng như hiện nay có quá cách biệt?
Khi tình hình kinh tế của chúng ta vẫn chưa đạt được sự ổn định thì quy định mức lương tối thiểu theo vùng là hợp lý. Trong tương lai, có lẽ phát triển kinh tế của các vùng cũng có sự thay đổi và cách biệt nhất định chứ không thể nào nông thôn và thành thị, đồng bằng hay miền núi là như nhau được, vì thế việc áp dụng lương tối thiểu vùng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Trong Luật Lao động sửa đổi lần này cũng có quy định việc nhà nước sẽ công bố lương tối thiểu vùng nhưng chỉ chia ra khoảng 2 -3 vùng thôi và tôi nghĩ như vậy cũng không quá cách biệt và rối rắm.
Còn với vấn đề lương mẫu cho từng ngành, nghề, tại từng vùng và từng thời điểm thì cần tính toán kỹ hơn.
Chỉ số giá tiêu dùng của chúng ta tăng liên tục trong nhiều năm, vì vậy nó làm cho nền kinh tế của chúng ta không ổn định. Chúng ta đang đưa ra mục tiêu từ năm sau đưa chỉ số giá tiêu dùng quay trở lại một con số. Với mục tiêu đó tình hình kinh tế ổn định hơn và chúng ta hoàn toàn có thể tính toán và có thể đưa ra công bố thông tin về tiền lương ổn định và chính xác.
Tuy nhiên, thông tin đưa ra cũng không thể mang tính chất áp đặt mà để nghiên cứu, định hướng cho người lao động. Khi người lao động biết được tiền lương cho ngành dệt may tại khu vực Đông Nam Bộ đang ở mức đó, họ sẽ biết rõ giá cả của sức lao động của mình để có thể thỏa thuận mức lương cao hoặc thấp hơn tùy vào năng lực nhưng không quá cách biệt như hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề cải cách tiền lương của chúng ta thiếu sự chuẩn bị, tính toán lâu dài, mà chủ yếu thực hiện mang tính đối phó, toàn xử lý vấn đề kiểu chạy theo. Quan điểm của bà thế nào?
Dù sao thì cũng phải ghi nhận là năm nay có một tiến bộ, chúng ta đã đưa được lương tối thiểu của khu vực FDI, khu vực tư nhân, khu vực nhà nước về cùng một mức chung. Trong dự kiến là đến năm 2012 mới thực hiện được việc này. Ngoài ra, chúng ta cũng đã thực hiện điều chỉnh lương trước lộ trình, đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong cái năm mà lạm phát tăng cao như thế này.
Năm sau, chúng ta mới bắt đầu cải cách tiền lương cho 10 năm sắp tới, vấn đề này sẽ được thảo luận một cách chi tiết đưa ra định hướng một cách cụ thể hơn.
Trong cải cách tiền lương cho giai đoạn 10 năm tới, chúng tôi đang khuyến khích một việc thế này, sẽ chỉ công bố lương tối thiểu những ngành sử dụng nhiều lao động nhưng lương thấp như da giầy, dệt may…, để bảo vệ những lao động yếu thế khu vực này, tránh bị lạm dụng thôi.
Còn lại, nền kinh tế của chúng ta vận hành theo cơ chế thị trường không thể áp đặt một mức lương được. Và, trong khu vực sử dụng lao động công nghệ kỹ thuật cao thì thu nhập cũng cao và người ta không cần đến công bố lương tối thiểu của Chính phủ.
Còn lương công chức sẽ vận hành theo cơ chế nào khi thực tế là bị phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, thưa bà?
Tôi nghĩ rằng tăng lương sẽ gây gánh nặng ngân sách là điều tất yếu, tuy nhiên chúng ta vẫn phải chấp nhận, bởi vì cán bộ, công chức người lao động cũng phải có một mức lương tối thiểu có thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu thì người ta mới có thể lao động và tái tạo sức lao động được. Vì thế, dù ngân sách có phải chi dùng đến mức cao hơn thì chúng ta vẫn phải ưu tiên ngân sách để giải quyết vấn đề này.
Còn nếu nói là gánh nặng thì kể cả doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi phải chi tăng lương cho người lao động chứ không riêng gì ngân sách Nhà nước.
Những doanh nghiệp có hàng ngàn lao động người ta cũng chịu áp lực khi mà Chính phủ công bố điều chỉnh lương tối thiểu sớm hơn thời hạn, nhưng mà họ cũng phải chấp nhận và phải có vận động để giải quyết vấn đề này.
Nói tóm lại, khi mức lương không thể đáp ứng được cuộc sống tối thiểu thì cả người lao động trong các doanh nghiệp hay cán bộ, công chức Nhà nước đều không thể làm việc tốt.