Sửa đổi Bộ luật Lao động: Bịt “kẽ hở” về lương
Mức lương mà người lao động thực nhận hiện nay ở các doanh nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu sống tối thiểu
Theo ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức lương mà người lao động thực nhận hiện nay ở các doanh nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu sống tối thiểu của họ.
Đây là thông tin được nêu tại báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Tại phiên họp sáng 5/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án này.
Tờ trình dự án bộ luật của Chính phủ cho biết, những sửa đổi, bổ sung của vấn đề tiền lương dựa trên nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động, chỉ quy định mức tiền lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động; bình đẳng về tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp; thiết lập cơ chế bảo vệ người lao động thông qua các quy định chặt chẽ về cơ chế trả lương cho người lao động.
Theo đó, dự luật quy định rõ các loại lương tối thiểu, gồm: lương tối thiểu vùng, ngành cùng các yếu tố xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu. Đồng thời, vẫn giữ lại quy định về thang lương, bảng lương nhưng bỏ quy định đăng ký mà chỉ sao gửi đến các cơ quan, tổ chức liên quan.
Về điều này, cơ quan thẩm tra cho rằng, cần phải xem xét có cần thiết tiếp tục giữ quy định thang, bảng lương hay không? nếu giữ lại thì cần đánh giá tác động của vấn đề này sẽ như thế nào, quy định này mang lại lợi ích thiết thực gì cho người lao động, Chủ nhiệm Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra đề nghị, cần tiếp tục xác định đúng bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường, việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đòi hỏi có sự tham gia của Nhà nước để đảm bảo hỗ trợ cho người lao động - là bên yếu thế hơn, đạt được thỏa thuận có được mức lương hợp lý, công bằng.
Dự án bộ luật quy định, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường, và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động .
Một số ý kiến thảo luận còn băn khoăn với quy định này. Vì thực tế một số doanh nghiệp nước ngoài vẫn vin vào mức lương tối thiểu để trả lương thấp hơn các doanh nghiệp trong nước.
Công nhân lao động ở các nhà máy xi măng Việt Nam lương khoảng 4 – 4,5 triệu đồng, còn ở các doanh nghiệp nước ngoài, lương lãnh đạo vài nghìn USD nhưng công nhân chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng, các chế độ khác cũng không được đảm bảo lắm, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng cung cấp thông tin qua giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh, tiền lương, tiền công là gốc của nhiều vấn đề trong các quy định về lao động. Nếu không giải quyết được căn cơ vấn đề này thì chắc chắn tất cả vấn đề nảy sinh đình công, bãi công, lãn công vẫn là xuất phát từ đây.
Ông Khoa cũng cho rằng, nếu tiền lương, tiền công chỉ xác định trong tiền lương tối thiểu theo vùng, ngành vẫn chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn lợi dụng sơ hở của luật để lợi dụng tiền công giá rẻ để thu lợi nhuận, cho nên nếu chỉ quy định tiền lương theo vùng chưa chắc đã giaỉ quyết được, vẫn gây khó khăn cho công nhân, ông Khoa băn khoăn.
Ngược lại, ở trong nước, theo báo cáo thì nhiều doanh nghiệp lỗ nhưng lương của công nhân vẫn quá cao. Ví dụ như Tập đoàn Điện lực Việt Nam kêu lỗ nhưng vẫn xin thưởng hàng nghìn tỷ đồng.
“Rõ ràng, điều chỉnh như trong luật chưa đáp ứng được yêu cầu. Phải coi tiền công, tiền lương là giá trị sức lao động, hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong các loại hình doanh nghiệp, các loại hình kinh tế khác nhau thì phải có quy định khác nhau mới giải quyết được vấn đề”, ông Khoa đề nghị.
Với 17 chương và 273 điều, (trong đó giữ nguyên 52 điều, sửa đổi 157 điều và bổ sung mới 64 điều), dự thảo Bộ luật Lao động áp dụng đối với 3 nhóm đối tượng theo hợp đồng lao động.
Gồm, người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động, người học nghề, tập nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
Đối tượng thứ hai là người sử dụng lao động. Thứ ba là người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự án Bộ luật Lao động sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khai mạc vào ngày 20/10 tới đây.
Đây là thông tin được nêu tại báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Tại phiên họp sáng 5/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án này.
Tờ trình dự án bộ luật của Chính phủ cho biết, những sửa đổi, bổ sung của vấn đề tiền lương dựa trên nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động, chỉ quy định mức tiền lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động; bình đẳng về tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp; thiết lập cơ chế bảo vệ người lao động thông qua các quy định chặt chẽ về cơ chế trả lương cho người lao động.
Theo đó, dự luật quy định rõ các loại lương tối thiểu, gồm: lương tối thiểu vùng, ngành cùng các yếu tố xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu. Đồng thời, vẫn giữ lại quy định về thang lương, bảng lương nhưng bỏ quy định đăng ký mà chỉ sao gửi đến các cơ quan, tổ chức liên quan.
Về điều này, cơ quan thẩm tra cho rằng, cần phải xem xét có cần thiết tiếp tục giữ quy định thang, bảng lương hay không? nếu giữ lại thì cần đánh giá tác động của vấn đề này sẽ như thế nào, quy định này mang lại lợi ích thiết thực gì cho người lao động, Chủ nhiệm Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra đề nghị, cần tiếp tục xác định đúng bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường, việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đòi hỏi có sự tham gia của Nhà nước để đảm bảo hỗ trợ cho người lao động - là bên yếu thế hơn, đạt được thỏa thuận có được mức lương hợp lý, công bằng.
Dự án bộ luật quy định, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường, và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động .
Một số ý kiến thảo luận còn băn khoăn với quy định này. Vì thực tế một số doanh nghiệp nước ngoài vẫn vin vào mức lương tối thiểu để trả lương thấp hơn các doanh nghiệp trong nước.
Công nhân lao động ở các nhà máy xi măng Việt Nam lương khoảng 4 – 4,5 triệu đồng, còn ở các doanh nghiệp nước ngoài, lương lãnh đạo vài nghìn USD nhưng công nhân chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng, các chế độ khác cũng không được đảm bảo lắm, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng cung cấp thông tin qua giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh, tiền lương, tiền công là gốc của nhiều vấn đề trong các quy định về lao động. Nếu không giải quyết được căn cơ vấn đề này thì chắc chắn tất cả vấn đề nảy sinh đình công, bãi công, lãn công vẫn là xuất phát từ đây.
Ông Khoa cũng cho rằng, nếu tiền lương, tiền công chỉ xác định trong tiền lương tối thiểu theo vùng, ngành vẫn chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn lợi dụng sơ hở của luật để lợi dụng tiền công giá rẻ để thu lợi nhuận, cho nên nếu chỉ quy định tiền lương theo vùng chưa chắc đã giaỉ quyết được, vẫn gây khó khăn cho công nhân, ông Khoa băn khoăn.
Ngược lại, ở trong nước, theo báo cáo thì nhiều doanh nghiệp lỗ nhưng lương của công nhân vẫn quá cao. Ví dụ như Tập đoàn Điện lực Việt Nam kêu lỗ nhưng vẫn xin thưởng hàng nghìn tỷ đồng.
“Rõ ràng, điều chỉnh như trong luật chưa đáp ứng được yêu cầu. Phải coi tiền công, tiền lương là giá trị sức lao động, hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong các loại hình doanh nghiệp, các loại hình kinh tế khác nhau thì phải có quy định khác nhau mới giải quyết được vấn đề”, ông Khoa đề nghị.
Với 17 chương và 273 điều, (trong đó giữ nguyên 52 điều, sửa đổi 157 điều và bổ sung mới 64 điều), dự thảo Bộ luật Lao động áp dụng đối với 3 nhóm đối tượng theo hợp đồng lao động.
Gồm, người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động, người học nghề, tập nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
Đối tượng thứ hai là người sử dụng lao động. Thứ ba là người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự án Bộ luật Lao động sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khai mạc vào ngày 20/10 tới đây.