Sẽ hình thành quỹ đầu tư để phát triển công nghệ cao
Cuối năm 2009, có thể trình Chính phủ các chương trình phát triển công nghệ cao trong từng lĩnh vực của các bộ ngành
Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao - Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc - vừa giới thiệu các sản phẩm được ươm tạo; đánh giá mức độ, hiệu quả mang lại cũng như đưa ra các hình thức, chính sách hỗ trợ thúc đẩy hình thành, phát triển các sản phẩm, doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, cho biết Bộ sẽ tổ chức quỹ phát triển khoa học, hỗ trợ các nhà khoa học, cá nhân, tổ chức vào trong Trung tâm để hình thành những doanh nghiệp khoa học công nghệ cao.
Thứ trưởng đánh giá thế nào về giá trị và hiệu quả các sản phẩm, công trình khoa học do các doanh nghiệp công nghệ cao này mang lại?
Hiện có hai loại hình ươm tạo khoa học công nghệ. Thứ nhất là ươm tạo công nghệ được hình thành trong các trường đại học, viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm. Thứ hai là ươm tạodoanh nghiệp công nghệ cao trong các khu công nghệ cao Đà Nẵng, Tp.HCM, Hòa Lạc hay các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Tại đây, những ý tưởng, công nghệ sẽ phải trở thành sản phẩm được thương mại hóa và có khả năng phát triển.
Chúng tôi đánh giá rất cao các công trình nghiên cứu đó. Nhiều công trình được dày công nghiên cứu trong nhiều năm và được chuyển thành các sản phẩm cụ thể, được thương mại hóa phục vụ đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Thứ trưởng, các trung tâm ươm tạo đóng vai trò cụ thể gì đối với quá trình phát triển từ ý tưởng, kết quả nghiên cứu thành sản phẩm hàng hóa và được ứng dụng trong xã hội?
Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc có các cơ sở pháp lý và hạ tầng kỹ thuật, cũng như được tổ chức tốt để tạo điều kiện phát triển các sản phẩm sau nghiên cứu, hỗ trợ phát triển công nghệ thành một quy trình sản xuất hoàn chỉnh, hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Theo tôi, Trung tâm có thể được ví như một “bà đỡ” cho những ý tưởng khoa học công nghệ, những đề tài khoa học của các nhóm hoặc cá nhân... để giúp những người có ý tưởng, doanh nghiệp... có điều kiện gắn sản phẩm, công trình nghiên cứu của họ với sản xuất hoặc để họ trở thành những công ty, doanh nghiệp.
Mô hình này đã được thế giới áp dụng rộng rãi. Việt Nam đang tiếp tục đi theo hướng đó để hình thành nhiều hơn những sản phẩm từ quá trình nghiên cứu hoặc những phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích phục vụ tốt hơn cho đời sống xã hội.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang có hàng loạt chương trình hỗ trợ công tác này, tập trung hình thành các trung tâm ươm tạo. Trong thời gian tới, Bộ sẽ hình thành thêm nhiều trung tâm khác ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, ở Hà Nội hoặc một số khu công nghệ cao trên cả nước.
Vậy Việt Nam đã có những chính sách gì để khuyến khích các trung tâm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển, thưa Thứ trưởng?
Chính sách quan trọng nhất đang áp dụng là sự ra đời của Luật Công nghệ cao. Hiện nay, Bộ đang trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn thi hành, kèm theo đó là một loạt các Nghị định về tài chính, đầu tư mạo hiểm, Quỹ phát triển khoa học công nghệ, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn mác...
Vấn đề quan trọng là phải tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất với những chính sách ưu đãi nhất trong các khu công nghiệp hoặc Khu công nghệ cao cho hoạt động nghiên cứu, triển khai. Sắp tới, việc hình thành các viện nghiên cứu trong Khu công nghệ cao sẽ tạo thêm nhiều ưu đãi hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao. Đối với việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, Bộ sẽ hỗ trợ giúp đỡ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá để các nhóm nghiên cứu có thể quảng bá các sản phẩm trong nước và quốc tế.
Về cơ bản Bộ đã soạn thảo xong nghị định hướng dẫn thi hành luật và chuẩn bị trình Chính phủ trong tháng 8 tới. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng dưới Luật Công nghệ cao đã có hiệu lực, góp phần thúc đẩy Luật đi vào cuộc sống.
Bộ cũng đang tiến hành xây dựng chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao.. Trong chương trình này sẽ thể hiện được dưới dạng Atlas về các khu công nghệ cao ở Việt Nam trên bàn đồ.
Bộ sẽ tổ chức quỹ phát triển khoa học, hỗ trợ các nhà khoa học, cá nhân, tổ chức vào trong Trung tâm Ươm tạo để hình thành những doanh nghiệp khoa học công nghệ cao.
Cùng với đó sẽ hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ; khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm. Quỹ này sẽ là một trong những kênh quan trọng góp phần thu hút đầu tư phát triển các ý tưởng, sản phẩm khoa học hoặc những kết quả nghiên cứu ở các viện, các trường...
Hiện nay, Bộ cũng đang cho điều tra đánh giá lại và đưa lên bản đồ tình hình trình độ công nghệ của Việt Nam ở trên tất cả các lĩnh vực, thể hiện tổng thể hiện trạng trình độ công nghệ của Việt Nam ở từng lĩnh vực với xuất phát điểm ra sao, ở cấp nào, mức độ nào so với thế giới... Đó chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp, định hướng cho phát triển công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã làm việc và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương về chương trình phát triển công nghệ cao của các bộ, ngành này, thực hiện gấp rút có thể trình Chính phủ các chương trình phát triển công nghệ cao trong từng lĩnh vực của các bộ, ngành vào cuối năm 2009.
Ngoài ra, Bộ cũng đã làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn của cả Nhà nước và tư nhân xung quanh những lĩnh vực liên quan đến công nghệ cao.
Ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, cho biết Bộ sẽ tổ chức quỹ phát triển khoa học, hỗ trợ các nhà khoa học, cá nhân, tổ chức vào trong Trung tâm để hình thành những doanh nghiệp khoa học công nghệ cao.
Thứ trưởng đánh giá thế nào về giá trị và hiệu quả các sản phẩm, công trình khoa học do các doanh nghiệp công nghệ cao này mang lại?
Hiện có hai loại hình ươm tạo khoa học công nghệ. Thứ nhất là ươm tạo công nghệ được hình thành trong các trường đại học, viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm. Thứ hai là ươm tạodoanh nghiệp công nghệ cao trong các khu công nghệ cao Đà Nẵng, Tp.HCM, Hòa Lạc hay các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Tại đây, những ý tưởng, công nghệ sẽ phải trở thành sản phẩm được thương mại hóa và có khả năng phát triển.
Chúng tôi đánh giá rất cao các công trình nghiên cứu đó. Nhiều công trình được dày công nghiên cứu trong nhiều năm và được chuyển thành các sản phẩm cụ thể, được thương mại hóa phục vụ đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Thứ trưởng, các trung tâm ươm tạo đóng vai trò cụ thể gì đối với quá trình phát triển từ ý tưởng, kết quả nghiên cứu thành sản phẩm hàng hóa và được ứng dụng trong xã hội?
Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc có các cơ sở pháp lý và hạ tầng kỹ thuật, cũng như được tổ chức tốt để tạo điều kiện phát triển các sản phẩm sau nghiên cứu, hỗ trợ phát triển công nghệ thành một quy trình sản xuất hoàn chỉnh, hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Theo tôi, Trung tâm có thể được ví như một “bà đỡ” cho những ý tưởng khoa học công nghệ, những đề tài khoa học của các nhóm hoặc cá nhân... để giúp những người có ý tưởng, doanh nghiệp... có điều kiện gắn sản phẩm, công trình nghiên cứu của họ với sản xuất hoặc để họ trở thành những công ty, doanh nghiệp.
Mô hình này đã được thế giới áp dụng rộng rãi. Việt Nam đang tiếp tục đi theo hướng đó để hình thành nhiều hơn những sản phẩm từ quá trình nghiên cứu hoặc những phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích phục vụ tốt hơn cho đời sống xã hội.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang có hàng loạt chương trình hỗ trợ công tác này, tập trung hình thành các trung tâm ươm tạo. Trong thời gian tới, Bộ sẽ hình thành thêm nhiều trung tâm khác ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, ở Hà Nội hoặc một số khu công nghệ cao trên cả nước.
Vậy Việt Nam đã có những chính sách gì để khuyến khích các trung tâm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển, thưa Thứ trưởng?
Chính sách quan trọng nhất đang áp dụng là sự ra đời của Luật Công nghệ cao. Hiện nay, Bộ đang trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn thi hành, kèm theo đó là một loạt các Nghị định về tài chính, đầu tư mạo hiểm, Quỹ phát triển khoa học công nghệ, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn mác...
Vấn đề quan trọng là phải tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất với những chính sách ưu đãi nhất trong các khu công nghiệp hoặc Khu công nghệ cao cho hoạt động nghiên cứu, triển khai. Sắp tới, việc hình thành các viện nghiên cứu trong Khu công nghệ cao sẽ tạo thêm nhiều ưu đãi hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao. Đối với việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, Bộ sẽ hỗ trợ giúp đỡ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá để các nhóm nghiên cứu có thể quảng bá các sản phẩm trong nước và quốc tế.
Về cơ bản Bộ đã soạn thảo xong nghị định hướng dẫn thi hành luật và chuẩn bị trình Chính phủ trong tháng 8 tới. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng dưới Luật Công nghệ cao đã có hiệu lực, góp phần thúc đẩy Luật đi vào cuộc sống.
Bộ cũng đang tiến hành xây dựng chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao.. Trong chương trình này sẽ thể hiện được dưới dạng Atlas về các khu công nghệ cao ở Việt Nam trên bàn đồ.
Bộ sẽ tổ chức quỹ phát triển khoa học, hỗ trợ các nhà khoa học, cá nhân, tổ chức vào trong Trung tâm Ươm tạo để hình thành những doanh nghiệp khoa học công nghệ cao.
Cùng với đó sẽ hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ; khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm. Quỹ này sẽ là một trong những kênh quan trọng góp phần thu hút đầu tư phát triển các ý tưởng, sản phẩm khoa học hoặc những kết quả nghiên cứu ở các viện, các trường...
Hiện nay, Bộ cũng đang cho điều tra đánh giá lại và đưa lên bản đồ tình hình trình độ công nghệ của Việt Nam ở trên tất cả các lĩnh vực, thể hiện tổng thể hiện trạng trình độ công nghệ của Việt Nam ở từng lĩnh vực với xuất phát điểm ra sao, ở cấp nào, mức độ nào so với thế giới... Đó chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp, định hướng cho phát triển công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã làm việc và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương về chương trình phát triển công nghệ cao của các bộ, ngành này, thực hiện gấp rút có thể trình Chính phủ các chương trình phát triển công nghệ cao trong từng lĩnh vực của các bộ, ngành vào cuối năm 2009.
Ngoài ra, Bộ cũng đã làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn của cả Nhà nước và tư nhân xung quanh những lĩnh vực liên quan đến công nghệ cao.