“Sẽ tăng mức phạt các vi phạm về chứng khoán”
"Mức độ xử phạt hiện nay là thấp. Sắp tới, sẽ có những trường hợp phải sửa. Vi phạm nhiều lần thì có thể phải đình chỉ hoạt động"
Mới đây, Bộ Tài chính đã có tờ trình về việc thành lập ủy ban giám sát thị trường chứng khoán.
Xung quanh chủ trương này, báo giới đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Ông nói:
- Giữa tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có sự liên thông rất lớn. Luồng vốn luân chuyển rất nhanh giữa thị trường chứng khoán, tín dụng, tiền tệ và bảo hiểm. Nhưng hiện nay những cơ quan giám sát đang nằm phân tán.
Ví dụ như giám sát tín dụng, ngân hàng thì nằm ở ngân hàng. Giám sát về bảo hiểm, chứng khoán thì nằm ở Bộ Tài chính, một phần nằm ở Ủy ban Chứng khoán. Chính vì thế mà cần thiết phải có một cơ quan, tập trung các đầu mối lại để giám sát. Làm như vậy sẽ nhanh nhạy hơn, xử lý vấn đề chính xác hơn.
Ủy ban đó sẽ có biện pháp mạnh hoặc thẩm quyền đặc biệt để xử lý?
Đương nhiên là có thẩm quyền chứ. Các nước còn cho ủy ban này có quyền đình chỉ hoạt động của các đối tượng vi phạm cơ mà.
Bộ trưởng nhận xét gì về mức xử phạt các công ty vi phạm quy định về chứng khoán hiện nay?
Mức độ xử phạt hiện nay là thấp. Sắp tới, sẽ có những trường hợp phải sửa. Vi phạm nhiều lần thì có thể phải đình chỉ hoạt động. Thị trường nhạy cảm nên phải làm mạnh, nước nào cũng quản lý rất chặt.
Các biện pháp xử lý mạnh có được ban hành trong năm nay?
Năm nay thì chưa được vì còn liên quan đến rất nhiều vấn đề pháp luật. Cần phải sửa từ cái gốc, từ các văn bản pháp luật.
Có hai luồng quan điểm về việc các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), một cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ IPO, quan điểm thứ hai là giãn thời điểm IPO ra, quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?
Phải điều phối cho hài hòa. Quan trọng nhất là cân bằng cung cầu để thị trường hoạt động lành mạnh. Đưa ra ào ạt quá hoặc không đưa ra đều ảnh hưởng đến thị trường. Đương nhiên là phải có sự điều phối, thế nhưng không phải vì thế mà dừng hết lại. Chủ trương và kế hoạch cổ phần hóa vẫn phải tiến hành.
Phải cân đối cung cầu, trong cả một giai đoạn, trong đó chia ra năm, thậm chí chia ra quý để làm sao đưa ra một cách đều đặn, hài hòa, không gây sốc cho thị trường. Đấy chính là vai trò của Nhà nước. Nhà nước không thể can thiệp một cách thô bạo vào thị trường được, không thể ra mệnh lệnh hành chính được.
Vừa rồi, một số nhận xét của các chuyên gia nước ngoài đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường. Bộ trưởng có khuyến cáo gì?
Nhà nước phải có một hệ thống cảnh báo, đưa thông tin ra một cách đầy đủ để cho các nhà đầu tư biết. Đấy chính là bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhà đầu tư. Cũng có nhiều người đưa thông tin vì mục đích cá nhân, vì lợi ích riêng của người ta thì mình phải cảnh giác.
Việc đưa ra cảnh báo thuộc trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán, hiện tại cơ quan này chưa làm tròn nhiệm vụ?
Hiện nay thì vẫn đang cảnh báo. Nhưng về năng lực mà nói, đúng là có vấn đề chưa đáp ứng được hoàn toàn theo yêu cầu. Quá trình đó là phải đào tạo, có cán bộ giỏi, nghiên cứu sâu thì mới nói được. Điều quan trọng nữa là phải xây dựng được hệ thống chuẩn mực cho cả tài chính, cả ngân hàng, cả chứng khoán, cả các công ty. Sau này chiểu theo chuẩn mực đó, nếu anh công bố không chính xác thì tôi cảnh cáo anh.
Cảnh báo của mình đương nhiên là không đủ mạnh, đủ "nặng" so với các chuyên gia nước ngoài, vì tâm lý của nhà đầu tư vẫn là đầu tư theo xu hướng, theo phong trào. Chính vì thế mà phải làm sao công bố công khai minh bạch được tất cả thông tin. Tiến tới hình thành được những công ty, phân tích, đánh giá hệ số tín nhiệm, đưa ra cho nhà đầu tư giúp họ hiểu sâu sắc hơn.
Xung quanh chủ trương này, báo giới đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh. Ông nói:
- Giữa tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có sự liên thông rất lớn. Luồng vốn luân chuyển rất nhanh giữa thị trường chứng khoán, tín dụng, tiền tệ và bảo hiểm. Nhưng hiện nay những cơ quan giám sát đang nằm phân tán.
Ví dụ như giám sát tín dụng, ngân hàng thì nằm ở ngân hàng. Giám sát về bảo hiểm, chứng khoán thì nằm ở Bộ Tài chính, một phần nằm ở Ủy ban Chứng khoán. Chính vì thế mà cần thiết phải có một cơ quan, tập trung các đầu mối lại để giám sát. Làm như vậy sẽ nhanh nhạy hơn, xử lý vấn đề chính xác hơn.
Ủy ban đó sẽ có biện pháp mạnh hoặc thẩm quyền đặc biệt để xử lý?
Đương nhiên là có thẩm quyền chứ. Các nước còn cho ủy ban này có quyền đình chỉ hoạt động của các đối tượng vi phạm cơ mà.
Bộ trưởng nhận xét gì về mức xử phạt các công ty vi phạm quy định về chứng khoán hiện nay?
Mức độ xử phạt hiện nay là thấp. Sắp tới, sẽ có những trường hợp phải sửa. Vi phạm nhiều lần thì có thể phải đình chỉ hoạt động. Thị trường nhạy cảm nên phải làm mạnh, nước nào cũng quản lý rất chặt.
Các biện pháp xử lý mạnh có được ban hành trong năm nay?
Năm nay thì chưa được vì còn liên quan đến rất nhiều vấn đề pháp luật. Cần phải sửa từ cái gốc, từ các văn bản pháp luật.
Có hai luồng quan điểm về việc các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), một cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ IPO, quan điểm thứ hai là giãn thời điểm IPO ra, quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?
Phải điều phối cho hài hòa. Quan trọng nhất là cân bằng cung cầu để thị trường hoạt động lành mạnh. Đưa ra ào ạt quá hoặc không đưa ra đều ảnh hưởng đến thị trường. Đương nhiên là phải có sự điều phối, thế nhưng không phải vì thế mà dừng hết lại. Chủ trương và kế hoạch cổ phần hóa vẫn phải tiến hành.
Phải cân đối cung cầu, trong cả một giai đoạn, trong đó chia ra năm, thậm chí chia ra quý để làm sao đưa ra một cách đều đặn, hài hòa, không gây sốc cho thị trường. Đấy chính là vai trò của Nhà nước. Nhà nước không thể can thiệp một cách thô bạo vào thị trường được, không thể ra mệnh lệnh hành chính được.
Vừa rồi, một số nhận xét của các chuyên gia nước ngoài đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường. Bộ trưởng có khuyến cáo gì?
Nhà nước phải có một hệ thống cảnh báo, đưa thông tin ra một cách đầy đủ để cho các nhà đầu tư biết. Đấy chính là bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhà đầu tư. Cũng có nhiều người đưa thông tin vì mục đích cá nhân, vì lợi ích riêng của người ta thì mình phải cảnh giác.
Việc đưa ra cảnh báo thuộc trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán, hiện tại cơ quan này chưa làm tròn nhiệm vụ?
Hiện nay thì vẫn đang cảnh báo. Nhưng về năng lực mà nói, đúng là có vấn đề chưa đáp ứng được hoàn toàn theo yêu cầu. Quá trình đó là phải đào tạo, có cán bộ giỏi, nghiên cứu sâu thì mới nói được. Điều quan trọng nữa là phải xây dựng được hệ thống chuẩn mực cho cả tài chính, cả ngân hàng, cả chứng khoán, cả các công ty. Sau này chiểu theo chuẩn mực đó, nếu anh công bố không chính xác thì tôi cảnh cáo anh.
Cảnh báo của mình đương nhiên là không đủ mạnh, đủ "nặng" so với các chuyên gia nước ngoài, vì tâm lý của nhà đầu tư vẫn là đầu tư theo xu hướng, theo phong trào. Chính vì thế mà phải làm sao công bố công khai minh bạch được tất cả thông tin. Tiến tới hình thành được những công ty, phân tích, đánh giá hệ số tín nhiệm, đưa ra cho nhà đầu tư giúp họ hiểu sâu sắc hơn.