Sếp ngân hàng quốc doanh Nga “nổi đóa” vì bị tố đầu cơ Rúp
Giám đốc VTB Bank dọa sẽ “cho ăn đấm” người nào cáo buộc nhà băng của ông đầu cơ khiến đồng Rúp rớt giá thảm
Trang Business Insider cho biết, Giám đốc ngân hàng lớn thứ nhì của Nga VTB Bank, ông Andrei Kostin, dọa sẽ “cho ăn đấm” người nào cáo buộc nhà băng của ông đầu cơ khiến đồng Rúp rớt giá thảm.
Phát biểu trên kênh truyền hình Russia-24, ông Kostin phủ nhận “những cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ” cho rằng VTB - một ngân hàng quốc doanh - tham gia đầu cơ giá xuống đối với đồng nội tệ của Nga.
“Ngân hàng Trung ương Nga phủ nhận có bất kỳ ngân hàng lớn nào của Nga liên quan tới những âm mưu đầu cơ này. Tôi hoàn toàn sẵn sàng đối chất với bất kỳ ai và sẽ đấm người nào đưa ra những cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ đối với VTB”, ông Kostin nói.
Tuyên bố này của ông Kostin được cho là lời đáp trả đối với ông Sergei Mironov, thủ lĩnh đảng chính trị Nước Nga công bằng. Tuần trước, hãng tin Interfax dẫn lời ông Mironov nói rằng “5 ngân hàng lớn nhất ở Nga chính là những nhà đầu cơ lớn nhất trên thị trường ngoại hối”.
Moscow đã cảnh báo sẽ trừng trị thích đáng những tổ chức và cá nhân tìm cách trục lợi bằng cách đẩy tỷ giá đồng Rúp đi xuống. Trong thông điệp liên bang hàng năm phát đi hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi Ngân hàng Trung ương Nga có hành động cứng rắn đối với giới đầu cơ tiền tệ.
“Tôi yêu cầu Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga phối hợp hành động chặt chẽ để ngăn chặn giới đầu cơ trục lợi từ sự biến động tỷ giá đồng Rúp. Chính quyền đã biết những kẻ đầu cơ này là ai và có công cụ để gây ảnh hưởng lên chúng. Giờ là lúc sử dụng tới những công cụ đó”, ông Putin nói.
Việc Nga cảnh báo giới đầu cơ tiền tệ khiến nhiều người nhớ lại những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008-2009. Vào tháng 2/2009, ông Putin khi đó đang là Thủ tướng Nga đã yêu cầu các ngân hàng được vay vốn khẩn cấp từ Ngân hàng Trung ương không được sử dụng số vốn đó “cho việc đầu cơ tài chính mà phải cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp”.
Vào thời điểm đó, các ngân hàng Nga bị nghi sử dụng vốn vay lãi suất thấp bằng đồng USD do Ngân hàng Trung nước này cấp để đặt cược vào sự mất giá của đồng Rúp. Những nghi ngờ như vậy đã buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải đặt ra hạn chế đối với hoạt động ngoại hối.
Đồng Rúp đã liên tục mất giá mạnh trong mấy tháng gần đây do giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Tuy nhiên, còn chưa rõ liệu Moscow có áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự hay không.
Dù đã được thả nổi từ tháng trước, đồng Rúp vẫn mất giá mạnh, khiến Ngân hàng Trung ương Nga phải ra tay can thiệp. Giới giao dịch cho rằng, tuần trước, cơ quan này đã phải chi 2,6 tỷ USD để hạn chế đà lao dốc của tỷ giá Rúp trong bối cảnh giá dầu thô liên tục giảm sâu.
Các chuyên gia nhận định, có khả năng Chính phủ Nga sẽ sử dụng tới biện pháp kiểm soát vốn để ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn ngoại hoặc buộc các doanh nghiệp tư nhân phải bán ra số ngoại tệ mà họ đang nắm giữ. Tuy vậy, hạn chế của các biện pháp này là có thể bị coi như bằng chứng về sự tuyệt vọng của Moscow, từ đó càng khiến người dân Nga càng mất niềm tin vào đồng nội tệ.
Bên cạnh đó, nếu không còn được tiếp cận với nguồn ngoại tệ từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng Nga sẽ không xoay đâu ra được ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Trong trường hợp đó, nền kinh tế vốn đã mong manh của Nga sẽ càng trở nên chật vật hơn.
Tổng thống Putin đã loại trừ khả năng áp dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ vào thời điểm này. Tuy nhiên, với đồng Rúp ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, khả năng áp dụng các biện pháp mạnh cũng tăng theo.
Ông Igor Nikolaev, giám đốc Viện Phân tích chiến lược FBK, nói với tờ báo Nga Novaya Gazeta: “Trước kia, tất cả những nỗi lo ngại về hạn chế tiền tệ có vẻ như là vô căn cứ. Nhưng lúc này, những nỗi lo đó không còn là vô căn cứ nữa”.
Phát biểu trên kênh truyền hình Russia-24, ông Kostin phủ nhận “những cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ” cho rằng VTB - một ngân hàng quốc doanh - tham gia đầu cơ giá xuống đối với đồng nội tệ của Nga.
“Ngân hàng Trung ương Nga phủ nhận có bất kỳ ngân hàng lớn nào của Nga liên quan tới những âm mưu đầu cơ này. Tôi hoàn toàn sẵn sàng đối chất với bất kỳ ai và sẽ đấm người nào đưa ra những cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ đối với VTB”, ông Kostin nói.
Tuyên bố này của ông Kostin được cho là lời đáp trả đối với ông Sergei Mironov, thủ lĩnh đảng chính trị Nước Nga công bằng. Tuần trước, hãng tin Interfax dẫn lời ông Mironov nói rằng “5 ngân hàng lớn nhất ở Nga chính là những nhà đầu cơ lớn nhất trên thị trường ngoại hối”.
Moscow đã cảnh báo sẽ trừng trị thích đáng những tổ chức và cá nhân tìm cách trục lợi bằng cách đẩy tỷ giá đồng Rúp đi xuống. Trong thông điệp liên bang hàng năm phát đi hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi Ngân hàng Trung ương Nga có hành động cứng rắn đối với giới đầu cơ tiền tệ.
“Tôi yêu cầu Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga phối hợp hành động chặt chẽ để ngăn chặn giới đầu cơ trục lợi từ sự biến động tỷ giá đồng Rúp. Chính quyền đã biết những kẻ đầu cơ này là ai và có công cụ để gây ảnh hưởng lên chúng. Giờ là lúc sử dụng tới những công cụ đó”, ông Putin nói.
Việc Nga cảnh báo giới đầu cơ tiền tệ khiến nhiều người nhớ lại những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008-2009. Vào tháng 2/2009, ông Putin khi đó đang là Thủ tướng Nga đã yêu cầu các ngân hàng được vay vốn khẩn cấp từ Ngân hàng Trung ương không được sử dụng số vốn đó “cho việc đầu cơ tài chính mà phải cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp”.
Vào thời điểm đó, các ngân hàng Nga bị nghi sử dụng vốn vay lãi suất thấp bằng đồng USD do Ngân hàng Trung nước này cấp để đặt cược vào sự mất giá của đồng Rúp. Những nghi ngờ như vậy đã buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải đặt ra hạn chế đối với hoạt động ngoại hối.
Đồng Rúp đã liên tục mất giá mạnh trong mấy tháng gần đây do giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Tuy nhiên, còn chưa rõ liệu Moscow có áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự hay không.
Dù đã được thả nổi từ tháng trước, đồng Rúp vẫn mất giá mạnh, khiến Ngân hàng Trung ương Nga phải ra tay can thiệp. Giới giao dịch cho rằng, tuần trước, cơ quan này đã phải chi 2,6 tỷ USD để hạn chế đà lao dốc của tỷ giá Rúp trong bối cảnh giá dầu thô liên tục giảm sâu.
Các chuyên gia nhận định, có khả năng Chính phủ Nga sẽ sử dụng tới biện pháp kiểm soát vốn để ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn ngoại hoặc buộc các doanh nghiệp tư nhân phải bán ra số ngoại tệ mà họ đang nắm giữ. Tuy vậy, hạn chế của các biện pháp này là có thể bị coi như bằng chứng về sự tuyệt vọng của Moscow, từ đó càng khiến người dân Nga càng mất niềm tin vào đồng nội tệ.
Bên cạnh đó, nếu không còn được tiếp cận với nguồn ngoại tệ từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng Nga sẽ không xoay đâu ra được ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Trong trường hợp đó, nền kinh tế vốn đã mong manh của Nga sẽ càng trở nên chật vật hơn.
Tổng thống Putin đã loại trừ khả năng áp dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ vào thời điểm này. Tuy nhiên, với đồng Rúp ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, khả năng áp dụng các biện pháp mạnh cũng tăng theo.
Ông Igor Nikolaev, giám đốc Viện Phân tích chiến lược FBK, nói với tờ báo Nga Novaya Gazeta: “Trước kia, tất cả những nỗi lo ngại về hạn chế tiền tệ có vẻ như là vô căn cứ. Nhưng lúc này, những nỗi lo đó không còn là vô căn cứ nữa”.