Sổ đỏ cấp chậm, đất lúa mất nhanh
Trong khi việc cấp sổ đỏ chậm chạp, tình trạng mất đất lúa lại diễn ra khá nhanh
Nhiều con số đáng suy nghĩ về thị trường bất động sản nông thôn đã được cập nhật trong bản cáo cáo nghiên cứu mang tên “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh” vừa công bố tại Hà Nội.
Bản báo cáo được thực hiện bởi Viện quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI), Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Viện khoa học lao động và xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) và Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển (DERG) thuộc Trường đại học tổng hợp Copenhagen và tổ chức Danida.
Những người thực hiện báo cáo đã phỏng vấn hơn 3.000 hộ gia đình trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2010 trên địa bàn nông thôn của 12 tỉnh: Hà Tây (cũ), Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lào Cai, Điện Biên và Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An.
Theo kết quả điều tra, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã được thực hiện từ năm 1990 theo quy định trong Luật đất đai năm 1987. Sau khi ban hành Luật đất đai năm 1993, Bộ tài nguyên và môi trường đã đặt mục tiêu hoàn thành công việc vụ này vào năm 2010 đối với tất cả các loại đất trên cả nước.
Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng việc cấp sổ đỏ còn lâu mới có thể hoàn tất ngay cả đối với khu vực nông thôn. Vào đầu năm 2009, tỷ lệ cấp sổ đỏ của cả nước là 88,1% đối với vùng dành cho sản xuất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản, 65,9% đối với đất lâm nghiệp và 79,9% đối với đất ở tại các khu vực nông thôn.
Báo cáo cũng cho biết có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh trong vấn đề sổ đỏ. Tại Phú Thọ và Long An, hầu hết các mảnh đất mà các hộ sở hữu đều có sổ đỏ trong khi tại Điện Biên và Lai Châu, dưới 40% số mảnh đất do các hộ sở hữu có giấy chứng nhận.
Một cơ sở quan trọng cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là kỳ vọng rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể khuyến khích đầu tư vì người dân cảm thấy đảm bảo hơn trong việc sử dụng dài hạn đất đai của mình.
Trong khi đó, mặc dù có các hạn chế và nỗ lực của một số địa phương trong việc duy trì đất trồng lúa, tổng diện tích trồng lúa tại Việt Nam vẫn đang giảm đi.
Tính bình quân cho giai đoạn 2000-2009, diện tích đất trồng lúa giảm trung bình gần 18 nghìn héc ta hàng năm. Phần lớn đất được “chuyển đổi” này nằm trong các khu vực màu mỡ của Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường mua bán quyền sử dụng đất đất tại các tỉnh miền Nam sôi động hơn so với thị trường tại các tỉnh miền Bắc.
Các hộ tại Tây Nguyên đặc biệt tham gia tích cực (từ 47% đến 65% hộ có ít nhất một mảnh đất có được thông qua thị trường đất đai) trong khi tại Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên), thị trường đất vẫn còn chưa phát triển khi chỉ có từ 2% đến 6% hộ có đất thông qua thị trường đất.
Bán đất phổ biến hơn đáng kể tại các tỉnh miền Nam so với các tỉnh miền Bắc trong khi bị thu hồi đất lại phổ biến hơn tại các tỉnh miền Bắc so với các tỉnh miền Nam.
Tại tỉnh Hà Tây cũ, 47% số mảnh đất bị mất theo cách này, phần lớn là do việc mở rộng Hà Nội. Có sự thay đổi lớn về các hình thức mất đất đặc biệt là về tầm quan trọng của việc đổi đất lấy các mảnh đất khác và cho đất.
Bản báo cáo được thực hiện bởi Viện quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI), Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Viện khoa học lao động và xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) và Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển (DERG) thuộc Trường đại học tổng hợp Copenhagen và tổ chức Danida.
Những người thực hiện báo cáo đã phỏng vấn hơn 3.000 hộ gia đình trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2010 trên địa bàn nông thôn của 12 tỉnh: Hà Tây (cũ), Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lào Cai, Điện Biên và Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An.
Theo kết quả điều tra, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã được thực hiện từ năm 1990 theo quy định trong Luật đất đai năm 1987. Sau khi ban hành Luật đất đai năm 1993, Bộ tài nguyên và môi trường đã đặt mục tiêu hoàn thành công việc vụ này vào năm 2010 đối với tất cả các loại đất trên cả nước.
Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng việc cấp sổ đỏ còn lâu mới có thể hoàn tất ngay cả đối với khu vực nông thôn. Vào đầu năm 2009, tỷ lệ cấp sổ đỏ của cả nước là 88,1% đối với vùng dành cho sản xuất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản, 65,9% đối với đất lâm nghiệp và 79,9% đối với đất ở tại các khu vực nông thôn.
Báo cáo cũng cho biết có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh trong vấn đề sổ đỏ. Tại Phú Thọ và Long An, hầu hết các mảnh đất mà các hộ sở hữu đều có sổ đỏ trong khi tại Điện Biên và Lai Châu, dưới 40% số mảnh đất do các hộ sở hữu có giấy chứng nhận.
Một cơ sở quan trọng cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là kỳ vọng rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể khuyến khích đầu tư vì người dân cảm thấy đảm bảo hơn trong việc sử dụng dài hạn đất đai của mình.
Trong khi đó, mặc dù có các hạn chế và nỗ lực của một số địa phương trong việc duy trì đất trồng lúa, tổng diện tích trồng lúa tại Việt Nam vẫn đang giảm đi.
Tính bình quân cho giai đoạn 2000-2009, diện tích đất trồng lúa giảm trung bình gần 18 nghìn héc ta hàng năm. Phần lớn đất được “chuyển đổi” này nằm trong các khu vực màu mỡ của Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường mua bán quyền sử dụng đất đất tại các tỉnh miền Nam sôi động hơn so với thị trường tại các tỉnh miền Bắc.
Các hộ tại Tây Nguyên đặc biệt tham gia tích cực (từ 47% đến 65% hộ có ít nhất một mảnh đất có được thông qua thị trường đất đai) trong khi tại Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên), thị trường đất vẫn còn chưa phát triển khi chỉ có từ 2% đến 6% hộ có đất thông qua thị trường đất.
Bán đất phổ biến hơn đáng kể tại các tỉnh miền Nam so với các tỉnh miền Bắc trong khi bị thu hồi đất lại phổ biến hơn tại các tỉnh miền Bắc so với các tỉnh miền Nam.
Tại tỉnh Hà Tây cũ, 47% số mảnh đất bị mất theo cách này, phần lớn là do việc mở rộng Hà Nội. Có sự thay đổi lớn về các hình thức mất đất đặc biệt là về tầm quan trọng của việc đổi đất lấy các mảnh đất khác và cho đất.