Sửa điều luật chưa có hiệu lực: “Quốc hội phải xin lỗi dân”
Cử tri đặt vấn đề vì sao một số điều luật và luật tính khả thi không cao, dễ gặp phản ứng
Quốc hội phải cầu thị trong việc sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội, cần có lời xin lỗi với người lao động để mà thật tâm trong việc sửa đổi, đại biểu Võ Thị Dung phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, sáng 22/5.
Không chỉ 100% các vị có mặt đồng tình sửa điều 60 mà nhiều ý kiến tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM còn liên hệ rộng hơn về quy trình làm luật, về trách nhiệm của người đại diện cho nhân dân.
Theo đại biểu Trần Thanh Hải thì Chính phủ chưa nêu đủ hết các lý do khiến người lao động phản ứng. Vì thực tế có nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động ngắn hạn nên rất đông người lao động mong muốn làm việc lâu dài nhưng rất khó.
Nói người lao động không hiểu được ý nghĩa của việc thụ hưởng lâu dài là hoàn toàn không đúng. Sau nhận định này ông Hải nêu một ví dụ cụ thể qua tiếp xúc cử tri. Đó là một lao động nữ rất lành nghề, đã làm việc ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 18 năm, sau đó đóng bảo hiểm tiếp 21 tháng để hưởng lương hưu nhưng khi lĩnh lương hưu thì chỉ được 943 ngàn đồng một tháng.
Cử tri đặt vấn đề vì sao một số điều luật và luật tính khả thi không cao, dễ gặp phản ứng, đó là ý kiến rất đáng nghe, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu.
“Tôi thống nhất hoàn toàn đề xuất của Chính phủ, Chính phủ tiếp thu đề xuất ngay rất là đáng hoan nghênh, Quốc hội nên ủng hộ”, đại biểu Tâm nói.
Quay trở lại sự phản ứng của công nhân về điều 60, bà Tâm cho rằng một số phát biểu nói do công tác tuyên truyền chưa tốt thì chỉ đúng một phần nhỏ, nói tổ chức công đoàn đâu mà không vận động cũng đúng một phần nhỏ thôi.
Làm sao mà tuyên truyền được khi mà người công nhân đưa ra ví dụ cụ thể như đại biểu Hài nói, 943 ngàn đồng một tháng thì hỏi rằng có sống được với đồng lương đó không? nữ đại biểu đặt câu hỏi.
Vẫn theo đại biểu Tâm thì làm sao mà thuyết phục được khi cơ chế chính sách không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nếu nói do tuyên truyền vận động thì người công nhân nghe thấy họ càng buồn hơn, thể hiện đánh giá hiểu biết của công nhân chưa đúng. Điều luật không khả thi là do chưa hiểu đời sống công nhân quá khó khăn, bà Tâm khái quát.
Gút lại, vị đại biểu - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM cho rằng bản chất vấn đề là chính sách không tốt chứ không nên đổ cho tuyên truyền. Và phản ứng của công nhân cho thấy tín hiệu vui đó là phản ứng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ý kiến đại biểu Tâm tôi thấy xác đáng, phản ánh đúng bức xúc của cử tri, Trưởng đoàn Huỳnh Thành Lập bình luận.
Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói ông không đồng tình cụm từ “trước mắt” trong đề xuất của Chính phủ là trước mắt cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần…
Đây phải là quy định lâu dài, nếu nói trước mắt thì người lao động hoài nghi là sẽ sửa lại, ông Ngân nói.
Thể hiện sự đồng tình với đại biểu Quyết tâm, đại biểu Ngân bày tỏ là ông rất buồn và xấu hổ khi điều luật chưa có hiệu lực đã bị phản ứng vì việc đó có lỗi của mình.
Tôi đồng tình sửa luật nhưng có tâm trạng là khi công nhân phản ứng mình xấu hổ, mình có lỗi, Quốc hội phải nhận lỗi phải cầu thị trong việc sửa đổi nhưng phải có lời xin lỗi với người lao động để mà thật tâm trong việc sửa đổi, đại biểu Võ Thị Dung tham gia thảo luận.
Mỗi lần đi qua các khu công nghiệp thấy tủi lắm, không chỉ điều 60 mà chính sách toàn diện cho người lao động là việc cần phải xem xét chứ không phải người lao động phản ứng tới đâu thì mình lo tới đó, bà Dung thể hiện quan điểm.
Với phân tích điều 60 thiếu thực tiễn, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng một số luật, điều luật bị phản ứng chưa chắc là do không hiểu thực tiễn mà là cần xem xem lợi ích nào chi phối đến điều luật đó.
Không chỉ 100% các vị có mặt đồng tình sửa điều 60 mà nhiều ý kiến tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM còn liên hệ rộng hơn về quy trình làm luật, về trách nhiệm của người đại diện cho nhân dân.
Theo đại biểu Trần Thanh Hải thì Chính phủ chưa nêu đủ hết các lý do khiến người lao động phản ứng. Vì thực tế có nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động ngắn hạn nên rất đông người lao động mong muốn làm việc lâu dài nhưng rất khó.
Nói người lao động không hiểu được ý nghĩa của việc thụ hưởng lâu dài là hoàn toàn không đúng. Sau nhận định này ông Hải nêu một ví dụ cụ thể qua tiếp xúc cử tri. Đó là một lao động nữ rất lành nghề, đã làm việc ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 18 năm, sau đó đóng bảo hiểm tiếp 21 tháng để hưởng lương hưu nhưng khi lĩnh lương hưu thì chỉ được 943 ngàn đồng một tháng.
Cử tri đặt vấn đề vì sao một số điều luật và luật tính khả thi không cao, dễ gặp phản ứng, đó là ý kiến rất đáng nghe, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu.
“Tôi thống nhất hoàn toàn đề xuất của Chính phủ, Chính phủ tiếp thu đề xuất ngay rất là đáng hoan nghênh, Quốc hội nên ủng hộ”, đại biểu Tâm nói.
Quay trở lại sự phản ứng của công nhân về điều 60, bà Tâm cho rằng một số phát biểu nói do công tác tuyên truyền chưa tốt thì chỉ đúng một phần nhỏ, nói tổ chức công đoàn đâu mà không vận động cũng đúng một phần nhỏ thôi.
Làm sao mà tuyên truyền được khi mà người công nhân đưa ra ví dụ cụ thể như đại biểu Hài nói, 943 ngàn đồng một tháng thì hỏi rằng có sống được với đồng lương đó không? nữ đại biểu đặt câu hỏi.
Vẫn theo đại biểu Tâm thì làm sao mà thuyết phục được khi cơ chế chính sách không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nếu nói do tuyên truyền vận động thì người công nhân nghe thấy họ càng buồn hơn, thể hiện đánh giá hiểu biết của công nhân chưa đúng. Điều luật không khả thi là do chưa hiểu đời sống công nhân quá khó khăn, bà Tâm khái quát.
Gút lại, vị đại biểu - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM cho rằng bản chất vấn đề là chính sách không tốt chứ không nên đổ cho tuyên truyền. Và phản ứng của công nhân cho thấy tín hiệu vui đó là phản ứng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ý kiến đại biểu Tâm tôi thấy xác đáng, phản ánh đúng bức xúc của cử tri, Trưởng đoàn Huỳnh Thành Lập bình luận.
Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói ông không đồng tình cụm từ “trước mắt” trong đề xuất của Chính phủ là trước mắt cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần…
Đây phải là quy định lâu dài, nếu nói trước mắt thì người lao động hoài nghi là sẽ sửa lại, ông Ngân nói.
Thể hiện sự đồng tình với đại biểu Quyết tâm, đại biểu Ngân bày tỏ là ông rất buồn và xấu hổ khi điều luật chưa có hiệu lực đã bị phản ứng vì việc đó có lỗi của mình.
Tôi đồng tình sửa luật nhưng có tâm trạng là khi công nhân phản ứng mình xấu hổ, mình có lỗi, Quốc hội phải nhận lỗi phải cầu thị trong việc sửa đổi nhưng phải có lời xin lỗi với người lao động để mà thật tâm trong việc sửa đổi, đại biểu Võ Thị Dung tham gia thảo luận.
Mỗi lần đi qua các khu công nghiệp thấy tủi lắm, không chỉ điều 60 mà chính sách toàn diện cho người lao động là việc cần phải xem xét chứ không phải người lao động phản ứng tới đâu thì mình lo tới đó, bà Dung thể hiện quan điểm.
Với phân tích điều 60 thiếu thực tiễn, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng một số luật, điều luật bị phản ứng chưa chắc là do không hiểu thực tiễn mà là cần xem xem lợi ích nào chi phối đến điều luật đó.