Sửa Luật Khoáng sản: Đấu giá để “phá” xin - cho
Dự án Luật Khoáng sản đưa ra những nguyên tắc về đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản
Mục đích đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản là để “phá” cơ chế xin cho, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi nguyên nhấn mạnh nội dung được coi là rất mới của dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi).
Những vấn đề lớn cần chỉnh lý của dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, chiều 23/7.
Nhất trí đấu thầu
Thảo luận về sửa Luật Khoáng sản tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy vừa qua, nói về những yếu kém trong quản lý, Bộ trưởng Nguyên cho rằng, hiện nay Việt Nam đang thất thu về tài nguyên, do còn ràng buộc bởi cơ chế xin cho. Cơ quan nào cũng muốn tham gia vào cấp phép, địa phương cũng đòi cấp. Trong 3 năm, địa phương cấp 3.800 giấy phép, trong khi suốt 10 năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ cấp khoảng hơn 100 giấy.
Vì vậy, cả Thường trực Ủy ban Kinh tế và cơ quan soạn thảo đều cho rằng “đây là quy định cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động khoáng sản trong nền kinh tế thị trường, khắc phục những tiêu cực hiện nay”. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của việc quy định cụ thể nên luật chỉ quy định có tính nguyên tắc về đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, các nội dung cụ thể sẽ thể hiện trong quy chế đấu giá do Chính phủ quy định.
Chính điều này đã khiến nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội dù nhất trí rất cao chủ trương đấu giá song lại không thể yên tâm. Bởi dự luật thiếu quy định cụ thể và trong thực tế thì rất khó để tránh được tình trạng “quân xanh, quân đỏ” khi đấu giá.
Cũng như nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận tỏ ra băn khoăn về đấu giá quyền thăm dò khoáng sản. Vì “chưa thăm dò thì biết thế nào mà đấu giá, cơ sở nào để quyết định cần đấu giá”.
Cho rằng “phân vân là đúng”, song Bộ trưởng Nguyên cũng nêu thực tế doanh nghiệp nào đã thăm dò đều muốn giành quyền khai thác. Và đã mang ra đấu giá quyền thăm dò mỏ nào thì cũng đã biết chính xác đến 50% trữ lượng khoáng sản ở đó rồi.
Băn khoăn chuyển nhượng
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết dự thảo luật không khuyến khích chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản để hạn chế việc mua đi bán lại giấy phép phát sinh nhiều tiêu cực.
Vì vậy, chỉ cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản mà tổ chức, cá nhân có được thông qua đấu giá hoặc dự án đã có đầu tư nhất định trên thực địa. Đối với tổ chức, cá nhân khác có giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản nhưng chưa có đầu tư trên thực địa, nếu không tiếp tục thực hiện thăm dò, khai thác thì Nhà nước ra quyết định thu hồi để giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu và có năng lực thực sự.
Nhiều ý kiến cho rằng những tiêu chí này quá đơn giản và thiếu cụ thể, không đủ để ngăn được việc “chạy” dự án để mua đi bán lại hưởng chênh lệch.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng Đào Trọng Thi và Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đều nghiêng về quy định thu hồi dự án, hạn chế chuyển nhượng. Nếu chuyển thì cũng phải quy định rất cụ thể, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng buôn bán dự án rất khó kiểm soát.
Tán thành nhiều ý kiến khi thảo luận trong kỳ họp vừa qua, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K'sor Phước “không chấp nhận chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, không làm được thì thu hồi” .
Tuy nhiên, theo thành viên Ban soạn thảo, Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam thì “không có lý do gì để không cho chuyển nhượng”. Vấn đề ở đây, theo ông Nam là điều kiện và giám sát, vì khi chấp nhận cho chuyển nhượng cơ quan cấp phép vẫn thẩm định về năng lực tài chính của đối tác với trình tự thủ tục chặt chẽ.
Việc chuyển nhượng dự án là bình thường, nhiều tập đoàn hiện nay, trong đó có cả Vinashin cũng đang thực hiện, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
Liên quan đến lập quy hoạch khoáng sản, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, để quản lý thống nhất tài nguyên khoáng sản, bảo đảm khoáng sản được thăm dò, khai thác một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì cần phải lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung của cả nước.
Để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước một đầu mối về khoáng sản, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung của cả nước như ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội. Đối với quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được lập theo ngành sản xuất thì giao cho các bộ chuyên ngành lập theo lĩnh vực quản lý của các bộ để bảo đảm thực hiện theo chiến lược phát triển ngành.
Những vấn đề lớn cần chỉnh lý của dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, chiều 23/7.
Nhất trí đấu thầu
Thảo luận về sửa Luật Khoáng sản tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy vừa qua, nói về những yếu kém trong quản lý, Bộ trưởng Nguyên cho rằng, hiện nay Việt Nam đang thất thu về tài nguyên, do còn ràng buộc bởi cơ chế xin cho. Cơ quan nào cũng muốn tham gia vào cấp phép, địa phương cũng đòi cấp. Trong 3 năm, địa phương cấp 3.800 giấy phép, trong khi suốt 10 năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ cấp khoảng hơn 100 giấy.
Vì vậy, cả Thường trực Ủy ban Kinh tế và cơ quan soạn thảo đều cho rằng “đây là quy định cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động khoáng sản trong nền kinh tế thị trường, khắc phục những tiêu cực hiện nay”. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của việc quy định cụ thể nên luật chỉ quy định có tính nguyên tắc về đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, các nội dung cụ thể sẽ thể hiện trong quy chế đấu giá do Chính phủ quy định.
Chính điều này đã khiến nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội dù nhất trí rất cao chủ trương đấu giá song lại không thể yên tâm. Bởi dự luật thiếu quy định cụ thể và trong thực tế thì rất khó để tránh được tình trạng “quân xanh, quân đỏ” khi đấu giá.
Cũng như nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận tỏ ra băn khoăn về đấu giá quyền thăm dò khoáng sản. Vì “chưa thăm dò thì biết thế nào mà đấu giá, cơ sở nào để quyết định cần đấu giá”.
Cho rằng “phân vân là đúng”, song Bộ trưởng Nguyên cũng nêu thực tế doanh nghiệp nào đã thăm dò đều muốn giành quyền khai thác. Và đã mang ra đấu giá quyền thăm dò mỏ nào thì cũng đã biết chính xác đến 50% trữ lượng khoáng sản ở đó rồi.
Băn khoăn chuyển nhượng
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết dự thảo luật không khuyến khích chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản để hạn chế việc mua đi bán lại giấy phép phát sinh nhiều tiêu cực.
Vì vậy, chỉ cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản mà tổ chức, cá nhân có được thông qua đấu giá hoặc dự án đã có đầu tư nhất định trên thực địa. Đối với tổ chức, cá nhân khác có giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản nhưng chưa có đầu tư trên thực địa, nếu không tiếp tục thực hiện thăm dò, khai thác thì Nhà nước ra quyết định thu hồi để giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu và có năng lực thực sự.
Nhiều ý kiến cho rằng những tiêu chí này quá đơn giản và thiếu cụ thể, không đủ để ngăn được việc “chạy” dự án để mua đi bán lại hưởng chênh lệch.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng Đào Trọng Thi và Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đều nghiêng về quy định thu hồi dự án, hạn chế chuyển nhượng. Nếu chuyển thì cũng phải quy định rất cụ thể, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng buôn bán dự án rất khó kiểm soát.
Tán thành nhiều ý kiến khi thảo luận trong kỳ họp vừa qua, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K'sor Phước “không chấp nhận chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, không làm được thì thu hồi” .
Tuy nhiên, theo thành viên Ban soạn thảo, Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam thì “không có lý do gì để không cho chuyển nhượng”. Vấn đề ở đây, theo ông Nam là điều kiện và giám sát, vì khi chấp nhận cho chuyển nhượng cơ quan cấp phép vẫn thẩm định về năng lực tài chính của đối tác với trình tự thủ tục chặt chẽ.
Việc chuyển nhượng dự án là bình thường, nhiều tập đoàn hiện nay, trong đó có cả Vinashin cũng đang thực hiện, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
Liên quan đến lập quy hoạch khoáng sản, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, để quản lý thống nhất tài nguyên khoáng sản, bảo đảm khoáng sản được thăm dò, khai thác một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì cần phải lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung của cả nước.
Để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước một đầu mối về khoáng sản, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung của cả nước như ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội. Đối với quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được lập theo ngành sản xuất thì giao cho các bộ chuyên ngành lập theo lĩnh vực quản lý của các bộ để bảo đảm thực hiện theo chiến lược phát triển ngành.