Sửa Luật Khoáng sản: Làm sao hài hòa lợi ích?
Các đại biểu ở những địa phương có nhiều khoáng sản đều nêu lên một thực tế: nơi nào càng giàu khoáng sản thì dân càng nghèo
Phải đảm bảo được sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể là vấn đề được nhiều đại biểu nhấn mạnh khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) sáng nay (16/6).
Đánh giá cao chất lượng của dự thảo luật, song vẫn còn một số vấn đề khiến nhiều đại biểu chưa thực sự yên tâm. Nhất là phát biểu của các vị đại biểu đến từ những địa phương có nhiều khoáng sản đều nêu lên một thực tế: nơi nào càng giàu khoáng sản thì dân càng nghèo.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) và nhiều vị đại biểu khác đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, giải quyết việc làm bao gồm cả tuyển dụng lao động và đảm bảo kinh phí chuyển nghề theo hướng việc làm mới cho người dân, phải có thu nhập bằng hoặc cao hơn nghề cũ.
Cũng giống như quy định về tái định cư tức là nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở trước, ông Hùng nói.
Quản lý Nhà nước và tài chính khoáng sản cũng là những nội dung được nhiều đại biểu tập trung cho ý kiến.
Một chương được bổ sung mới hoàn toàn tại dự luật là tài chính về khoáng sản và đấu giá quyền thăm dò - khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm thể chế hóa chủ trương “kinh tế hoá” ngành địa chất - khoáng sản, hạn chế cơ chế “xin - cho”.
Dự thảo luật quy định hai hình thức đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên chỉ quy định mang tính nguyên tắc và quy định thẩm quyền khoanh định, công bố khu vực đấu giá theo loại khoáng sản, phù hợp với thẩm quyền cấp giấy phép. Các vấn đề cụ thể sẽ giao cho Chính phủ quy định.
Đại biểu Trần Hữu Thế (Phú Yên) đề nghị nên bổ sung quy định tất cả mọi tài nguyên cần phải được định giá thông qua đấu giá. Vì nếu chỉ một cơ quan cụ thể nào đấy định giá thì chưa thể khách quan.
Còn theo đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa - Vũng Tàu) nên bỏ cơ chế cấp phép khai thác khoáng sản mà chỉ cấp phép thăm dò còn khai thác thì tất cả đưa ra đấu giá.
“Cơ chế đấu giá khai thác có từ lâu nhưng chưa ai làm bởi vì các cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng nó quá phức tạp”, đại biểu Nhã nói.
Ông Nhã phân tích, nếu tất cả phải qua đấu giá khai thác thì các doanh nghiệp chỉ cần thắng thầu sau đó khai thác theo đúng luật. Còn trách nhiệm với dân địa phương là của chính quyền, “khi đấy có trong tay sẵn khối tiền khổng lồ rồi thì sẽ giải quyết được”. Còn như dự thảo luật giao cho chủ mỏ hay giao cho các doanh nghiệp là không nên, bởi vì họ sẽ làm được chăng hay chớ.
Xung quanh vấn đề chuyển nhượng giấy phép khai thác, thăm dò khoáng sản, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng ý có quy định này. Vì nếu doanh nghiệp có giấy phép rồi không làm nổi thì phải trả lại Nhà nước và phải có chế tài xử lý chặt chẽ hơn.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị dự thảo luật chỉ cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá để hạn chế hành vi đầu cơ trục lợi trong xin phép thăm dò và khai thác khoáng sản.
Liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước, nhiều ý kiến đồng tình với Trần Văn Tấn (Tiền Giang) là Bộ Tài nguyên và Môi trường phải quản lý khoáng sản từ khâu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến khâu thăm dò, đánh giá, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, phân định khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia, khu vực đấu giá hoạt động khoáng sản.
Còn các bộ quản lý ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên liệu khoáng sản sẽ phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản trong quá trình lập quy hoạch. Quy định như vậy sẽ bảo đảm tính khách quan, thống nhất của nội dung quy hoạch, khắc phục những tồn tại trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch trong thời gian qua.
Đồng thời bảo đảm tính kịp thời trong việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phát hiện các mỏ mới.
Đánh giá cao chất lượng của dự thảo luật, song vẫn còn một số vấn đề khiến nhiều đại biểu chưa thực sự yên tâm. Nhất là phát biểu của các vị đại biểu đến từ những địa phương có nhiều khoáng sản đều nêu lên một thực tế: nơi nào càng giàu khoáng sản thì dân càng nghèo.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) và nhiều vị đại biểu khác đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, giải quyết việc làm bao gồm cả tuyển dụng lao động và đảm bảo kinh phí chuyển nghề theo hướng việc làm mới cho người dân, phải có thu nhập bằng hoặc cao hơn nghề cũ.
Cũng giống như quy định về tái định cư tức là nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở trước, ông Hùng nói.
Quản lý Nhà nước và tài chính khoáng sản cũng là những nội dung được nhiều đại biểu tập trung cho ý kiến.
Một chương được bổ sung mới hoàn toàn tại dự luật là tài chính về khoáng sản và đấu giá quyền thăm dò - khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm thể chế hóa chủ trương “kinh tế hoá” ngành địa chất - khoáng sản, hạn chế cơ chế “xin - cho”.
Dự thảo luật quy định hai hình thức đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên chỉ quy định mang tính nguyên tắc và quy định thẩm quyền khoanh định, công bố khu vực đấu giá theo loại khoáng sản, phù hợp với thẩm quyền cấp giấy phép. Các vấn đề cụ thể sẽ giao cho Chính phủ quy định.
Đại biểu Trần Hữu Thế (Phú Yên) đề nghị nên bổ sung quy định tất cả mọi tài nguyên cần phải được định giá thông qua đấu giá. Vì nếu chỉ một cơ quan cụ thể nào đấy định giá thì chưa thể khách quan.
Còn theo đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa - Vũng Tàu) nên bỏ cơ chế cấp phép khai thác khoáng sản mà chỉ cấp phép thăm dò còn khai thác thì tất cả đưa ra đấu giá.
“Cơ chế đấu giá khai thác có từ lâu nhưng chưa ai làm bởi vì các cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng nó quá phức tạp”, đại biểu Nhã nói.
Ông Nhã phân tích, nếu tất cả phải qua đấu giá khai thác thì các doanh nghiệp chỉ cần thắng thầu sau đó khai thác theo đúng luật. Còn trách nhiệm với dân địa phương là của chính quyền, “khi đấy có trong tay sẵn khối tiền khổng lồ rồi thì sẽ giải quyết được”. Còn như dự thảo luật giao cho chủ mỏ hay giao cho các doanh nghiệp là không nên, bởi vì họ sẽ làm được chăng hay chớ.
Xung quanh vấn đề chuyển nhượng giấy phép khai thác, thăm dò khoáng sản, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng ý có quy định này. Vì nếu doanh nghiệp có giấy phép rồi không làm nổi thì phải trả lại Nhà nước và phải có chế tài xử lý chặt chẽ hơn.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị dự thảo luật chỉ cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá để hạn chế hành vi đầu cơ trục lợi trong xin phép thăm dò và khai thác khoáng sản.
Liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước, nhiều ý kiến đồng tình với Trần Văn Tấn (Tiền Giang) là Bộ Tài nguyên và Môi trường phải quản lý khoáng sản từ khâu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến khâu thăm dò, đánh giá, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, phân định khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia, khu vực đấu giá hoạt động khoáng sản.
Còn các bộ quản lý ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên liệu khoáng sản sẽ phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản trong quá trình lập quy hoạch. Quy định như vậy sẽ bảo đảm tính khách quan, thống nhất của nội dung quy hoạch, khắc phục những tồn tại trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch trong thời gian qua.
Đồng thời bảo đảm tính kịp thời trong việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phát hiện các mỏ mới.