Sửa Luật Khoáng sản: “Chống cho được bán tài nguyên thô”
Đại biểu Quốc hội đã nêu nhiều yếu kém trong quản lý khoáng sản khi thảo luận dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi)
Rất nhiều bất cập về quản lý, khai thác khoáng sản đã được các vị đại biểu Quốc hội phân tích với yêu cầu phải khắc phục cao nhất khi thảo luận tại tổ về dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) chiều 2/6.
Theo Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, trong tất cả các luật bức xúc cần phải làm sớm có Luật Khoáng sản. Điều quan trọng nhất là phải khắc phục cho được công tác quản lý, từ khâu quy hoạch thăm dò cho đến khai thác, chế biến, quản lý khoáng sản như thế nào cho hiệu quả nhất mà không mất tài nguyên.
"Quản lý chặt không phải là giữ khư khư"
Một trong những hạn chế khi quản lý các mỏ khai khoáng thời gian qua, theo Tổng bí thư là chưa tuân theo quy định khai thác xong thì phải lấp lại mặt bằng, hoàn thổ.
Hồi còn làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái, tôi cảm thấy đã không thành công trong công tác quản lý các mỏ sa khoáng. Khi đó tôi cũng nghĩ rằng, có mỏ ở đó thì cấp phép cho khai thác từng mỏ nhỏ.
Mặc dù vẫn có quy định là làm xong thì phải lấp đất để trả lại mặt bằng cho dân sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt, nhưng ai làm?
“Tôi cho rằng sắp tới có bauxite ở Tây Nguyên – 2 cái nơi đang thí điểm, đất Tây Nguyên độ dầy của nó là 6 – 7m, không có đá, đất là đất bazan, cực kỳ tốt, sau khi khai thác phải trả lại đất, trồng lại rừng thì trở lại một vùng như cũ. Đấy là điều chúng ta phải làm”, Tổng bí thư nói.
Vấn đề phân cấp về quản lý – một điểm được coi là rất mới của dự luật – theo Tổng bí thư cũng không đơn giản. Vì, cơ chế của mình hiện nay trong cấp phép là cơ chế xin – cho nên có thể có những người nhận được mỏ chưa chắc đã làm.
“Luật Khoáng sản sửa đổi lần này, việc số một Quốc hội phải bàn là thiết lập cho được cách quản lý cho chặt. Phải quy định thế nào đảm bảo lợi ích vùng tại chỗ, đời sống vật chất tinh thần của người dân tại đấy phải trên một nguyên tắc là: nơi có khoáng sản, nơi có tài nguyên đưa vào khai thác thì nơi đó dân phải khá hơn, đời sống phải được tốt hơn, cả về kinh tế, cả về xã hội”, Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư cũng đề nghị Quốc hội bàn về Luật khoáng sản (sửa đổi) lần này theo hướng sửa để quản lý tốt nhất, tốt không phải để giữ khư khư mà phải khai thác sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tránh, chống cho được bán tài nguyên thô.
Một ví dụ được Tổng Bí thư nêu ra là bài học của Nghệ An khi ký với Nhật Bản xuất khẩu đá trắng. Đầu tiên là ký xuất cho đối tác đá khối nhưng người ta mang ra nghiền thành bột, nhuộm tất cả hóa chất và màu sắc khác nhau, ra sản phẩm khác cũng từ đá trắng nhưng giá trị của nó gấp 10 lần.
Bây giờ tỉnh mới đề nghị điều chỉnh hợp đồng, bảo không bán đá cục nữa nhưng đối tác bảo chưa hết hợp đồng trong khi mình ký với người ta mấy chục năm.
Mỗi năm có thể mất một hòn đảo vì xuất khẩu cát
Cũng liên quan đến những yếu kém trong quản lý, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho rằng, hiện nay nước ta đang thất thu về tài nguyên, do còn ràng buộc bởi cơ chế xin cho.
Rồi cơ quan nào cũng muốn tham gia vào cấp phép, địa phương cũng đòi cấp. Trong 3 năm, địa phương cấp 3.800 giấy phép, trong khi suốt 10 năm, Bộ Tài nguyên - Môi trường chỉ cấp khoảng hơn 100 giấy.
Theo Bộ trưởng, đấy là do một câu sơ hở của luật sửa 2005. Trước đây cho quyền chủ tịch địa phương cấp phép các mỏ vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và một số mỏ nhỏ lẻ, phân tán và các mỏ không nằm trong quy hoạch. Những vi phạm vừa rồi ở các tỉnh chết ở câu "không nằm trong quy hoạch".
Vì khoáng sản "không nằm trong quy hoạch" rất lớn. Các địa phương không biết hữu ý hay vô ý, "nhưng tôi cho là vô tình thôi", đã chia các mỏ lớn ra thành mỏ nhỏ. Chia các mỏ nhỏ để cấp. May mà cũng ngăn chặn được một số nơi, ông Nguyên nói.
Một thực trạng được Bộ trưởng Nguyên nêu ra là cách đây 10 năm, mỏ cho không ai lấy, trái ngược với bây giờ. Vì tài nguyên của thế giớí đã biến mất, cạn kiệt dần.
“Chúng tôi đi khảo sát ở Trung Quốc, họ mua một số khoáng sản quan trọng của Việt Nam về làm mỏ tự nhiên, để đấy, lấp lại, vài chục năm sau mới khai thác. Bên cạnh chúng ta có một bạn hàng lớn như thế nên gần như là động lực cho xuất khẩu”.
Bộ trưởng cũng nêu ví dụ về hạt cát. Do là vật liệu xây dựng thông thường nên giao cho địa phương quản. Địa phương nghĩ hạt cát đơn giản nhưng khai thác xuất khẩu cát là dễ "ăn" nhất, bao nhiêu Singapore mua hết. Năm ngoái rộ lên phong trào xuất khẩu cát. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì mỗi năm chúng ta mất một hòn đảo.
Theo quy định của dự luật mới thì việc phân cấp cho địa phương sẽ “chặt” hơn. Dự liệu rằng có thể các đại biểu các tỉnh có nhiều ý kiến nhưng từ thực tế như vừa qua thì phải tính toán lại.
Theo dự thảo luật Chính phủ sẽ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố khu vực phân cấp cho địa phương. Sau khi luật đi vào cuộc sống, từ 6 tháng đến 1 năm, Bộ chịu trách nhiệm phải công bố hết cho địa phương.
Một nội dung khác tại dự luật được Bộ trưởng nhấn mạnh là quy định về đấu thầu. Về tài chính, nếu không đấu thầu, không đấu giá, không tài nào thu được tiền. Từng có chuyện là khi một số tổ chức nước ngoài vào liên kết với Việt Nam xin khai thác mỏ, ta cho phép rồi thì họ bèn đưa mỏ của chúng ta ra thị trường chứng khoán thế giới bán. Họ đầu tư khoảng vài ba chục triệu USD nhưng bán tới 350 triệu USD.
Nhiều mỏ của ta có giá trị hàng tỉ USD, nếu không có cơ chế đấu giá, đấu thầu để thu lại tiền cho Nhà nước thì tài sản quốc gia sẽ lãng phí.
Theo bộ trưởng, nếu được chế biến sâu thì 5 – 10 năm tới nguồn thu từ khoáng sản có thể bằng thu từ dầu khí (hiện nay mới bằng ¼). Đó là hiệu quả kép, vì sẽ giảm nhập siêu.
Theo Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, trong tất cả các luật bức xúc cần phải làm sớm có Luật Khoáng sản. Điều quan trọng nhất là phải khắc phục cho được công tác quản lý, từ khâu quy hoạch thăm dò cho đến khai thác, chế biến, quản lý khoáng sản như thế nào cho hiệu quả nhất mà không mất tài nguyên.
"Quản lý chặt không phải là giữ khư khư"
Một trong những hạn chế khi quản lý các mỏ khai khoáng thời gian qua, theo Tổng bí thư là chưa tuân theo quy định khai thác xong thì phải lấp lại mặt bằng, hoàn thổ.
Hồi còn làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái, tôi cảm thấy đã không thành công trong công tác quản lý các mỏ sa khoáng. Khi đó tôi cũng nghĩ rằng, có mỏ ở đó thì cấp phép cho khai thác từng mỏ nhỏ.
Mặc dù vẫn có quy định là làm xong thì phải lấp đất để trả lại mặt bằng cho dân sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt, nhưng ai làm?
“Tôi cho rằng sắp tới có bauxite ở Tây Nguyên – 2 cái nơi đang thí điểm, đất Tây Nguyên độ dầy của nó là 6 – 7m, không có đá, đất là đất bazan, cực kỳ tốt, sau khi khai thác phải trả lại đất, trồng lại rừng thì trở lại một vùng như cũ. Đấy là điều chúng ta phải làm”, Tổng bí thư nói.
Vấn đề phân cấp về quản lý – một điểm được coi là rất mới của dự luật – theo Tổng bí thư cũng không đơn giản. Vì, cơ chế của mình hiện nay trong cấp phép là cơ chế xin – cho nên có thể có những người nhận được mỏ chưa chắc đã làm.
“Luật Khoáng sản sửa đổi lần này, việc số một Quốc hội phải bàn là thiết lập cho được cách quản lý cho chặt. Phải quy định thế nào đảm bảo lợi ích vùng tại chỗ, đời sống vật chất tinh thần của người dân tại đấy phải trên một nguyên tắc là: nơi có khoáng sản, nơi có tài nguyên đưa vào khai thác thì nơi đó dân phải khá hơn, đời sống phải được tốt hơn, cả về kinh tế, cả về xã hội”, Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư cũng đề nghị Quốc hội bàn về Luật khoáng sản (sửa đổi) lần này theo hướng sửa để quản lý tốt nhất, tốt không phải để giữ khư khư mà phải khai thác sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tránh, chống cho được bán tài nguyên thô.
Một ví dụ được Tổng Bí thư nêu ra là bài học của Nghệ An khi ký với Nhật Bản xuất khẩu đá trắng. Đầu tiên là ký xuất cho đối tác đá khối nhưng người ta mang ra nghiền thành bột, nhuộm tất cả hóa chất và màu sắc khác nhau, ra sản phẩm khác cũng từ đá trắng nhưng giá trị của nó gấp 10 lần.
Bây giờ tỉnh mới đề nghị điều chỉnh hợp đồng, bảo không bán đá cục nữa nhưng đối tác bảo chưa hết hợp đồng trong khi mình ký với người ta mấy chục năm.
Mỗi năm có thể mất một hòn đảo vì xuất khẩu cát
Cũng liên quan đến những yếu kém trong quản lý, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho rằng, hiện nay nước ta đang thất thu về tài nguyên, do còn ràng buộc bởi cơ chế xin cho.
Rồi cơ quan nào cũng muốn tham gia vào cấp phép, địa phương cũng đòi cấp. Trong 3 năm, địa phương cấp 3.800 giấy phép, trong khi suốt 10 năm, Bộ Tài nguyên - Môi trường chỉ cấp khoảng hơn 100 giấy.
Theo Bộ trưởng, đấy là do một câu sơ hở của luật sửa 2005. Trước đây cho quyền chủ tịch địa phương cấp phép các mỏ vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và một số mỏ nhỏ lẻ, phân tán và các mỏ không nằm trong quy hoạch. Những vi phạm vừa rồi ở các tỉnh chết ở câu "không nằm trong quy hoạch".
Vì khoáng sản "không nằm trong quy hoạch" rất lớn. Các địa phương không biết hữu ý hay vô ý, "nhưng tôi cho là vô tình thôi", đã chia các mỏ lớn ra thành mỏ nhỏ. Chia các mỏ nhỏ để cấp. May mà cũng ngăn chặn được một số nơi, ông Nguyên nói.
Một thực trạng được Bộ trưởng Nguyên nêu ra là cách đây 10 năm, mỏ cho không ai lấy, trái ngược với bây giờ. Vì tài nguyên của thế giớí đã biến mất, cạn kiệt dần.
“Chúng tôi đi khảo sát ở Trung Quốc, họ mua một số khoáng sản quan trọng của Việt Nam về làm mỏ tự nhiên, để đấy, lấp lại, vài chục năm sau mới khai thác. Bên cạnh chúng ta có một bạn hàng lớn như thế nên gần như là động lực cho xuất khẩu”.
Bộ trưởng cũng nêu ví dụ về hạt cát. Do là vật liệu xây dựng thông thường nên giao cho địa phương quản. Địa phương nghĩ hạt cát đơn giản nhưng khai thác xuất khẩu cát là dễ "ăn" nhất, bao nhiêu Singapore mua hết. Năm ngoái rộ lên phong trào xuất khẩu cát. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì mỗi năm chúng ta mất một hòn đảo.
Theo quy định của dự luật mới thì việc phân cấp cho địa phương sẽ “chặt” hơn. Dự liệu rằng có thể các đại biểu các tỉnh có nhiều ý kiến nhưng từ thực tế như vừa qua thì phải tính toán lại.
Theo dự thảo luật Chính phủ sẽ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố khu vực phân cấp cho địa phương. Sau khi luật đi vào cuộc sống, từ 6 tháng đến 1 năm, Bộ chịu trách nhiệm phải công bố hết cho địa phương.
Một nội dung khác tại dự luật được Bộ trưởng nhấn mạnh là quy định về đấu thầu. Về tài chính, nếu không đấu thầu, không đấu giá, không tài nào thu được tiền. Từng có chuyện là khi một số tổ chức nước ngoài vào liên kết với Việt Nam xin khai thác mỏ, ta cho phép rồi thì họ bèn đưa mỏ của chúng ta ra thị trường chứng khoán thế giới bán. Họ đầu tư khoảng vài ba chục triệu USD nhưng bán tới 350 triệu USD.
Nhiều mỏ của ta có giá trị hàng tỉ USD, nếu không có cơ chế đấu giá, đấu thầu để thu lại tiền cho Nhà nước thì tài sản quốc gia sẽ lãng phí.
Theo bộ trưởng, nếu được chế biến sâu thì 5 – 10 năm tới nguồn thu từ khoáng sản có thể bằng thu từ dầu khí (hiện nay mới bằng ¼). Đó là hiệu quả kép, vì sẽ giảm nhập siêu.