“Suy thoái không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo”
Phó chủ tịch Quốc hội nghi ngờ con số tỷ lệ hộ nghèo giảm tại báo cáo của Chính phủ
“Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.
Dù đang khá rầu lòng với bức tranh kinh tế càng mổ xẻ càng thêm ảm đạm, những tiếng cười vẫn không nén được khi nghe câu nói trên của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, tại phiên họp chiều 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với trọng tâm là xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013, phiên thảo luận có mặt khá nhiều quan chức của các bộ, ngành.
Theo báo cáo của Chính phủ, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Cụ thể, chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm được quyết định cho năm vừa qua là 2%, số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 là 1,76% và số thực hiện cả năm là 2,16%. Đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm 7% (số đã báo cáo Quốc hội là 4%).
Băn khoăn về con số này, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói, chưa cần đi thực tế, mà ngay trong báo cáo Chính phủ đã thấy mâu thuẫn rồi.
Bởi tình hình chung là kinh tế thì khó khăn, tạo việc làm không đạt chỉ tiêu, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động ở đạt mức cao.
Chính phủ đã chỉ ra các hạn chế là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông thôn còn chậm, hiệu quả thấp, chưa thực sự tạo được sự chuyển biến trong đời sống của người dân nông thôn.
Rồi, đời sống của người dân, nhất là các đối tượng yếu thế, người nghèo, các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
"Khó thì đánh giá thế, còn ở mặt được thì lại nói công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt nhiều kết quả, riêng đó đã mâu thuẫn rồi", ông Sơn lập luận.
Nhìn vào con số 1,76% của báo cáo đến 9 tháng và 2,16% chỉ sau 3 tháng (đến hết tháng 12/2012), Phó chủ tịch đặt câu hỏi, làm sao mà có thể giảm nhanh đến thế?
"Địa phương báo cáo lên thế nào, chứ đi thực tế thì thấy người nghèo tăng lên chứ không có giảm", ông Sơn quả quyết.
Cho rằng nếu báo cáo ra Quốc hội thì nhiều đại biểu sẽ không đồng tình với chi tiêu này bởi không có cơ sở, ông Sơn đề nghị xem xét lại tỷ lệ giảm hộ nghèo đạt hay không đạt.
"GDP là chỉ tiêu quan trọng nhất, lớn nhất không đạt kéo theo hàng loạt vấn đề khác, chỉ tiêu giảm nghèo đạt cao thế cần xem lại xem có đúng không, nếu không đúng không nên đưa vào làm gì”, ông Sơn phát biểu.
Được mời giải thích, Thứ trưởng Hòa cho biết, tỷ lệ hộ nghèo dược báo cáo từ địa phương lên, số liệu được rà soát hàng năm từ xã trở lên, mỗi xã có danh sách hộ nghèo của từng thôn.
Vẫn theo Thứ trưởng Hòa thì những năm qua ngân sách gặp khó khăn nhưng nhìn chung các dự án, chương trình mục tiêu giảm nghèo dều được quan tâm bố trí kinh phí tương đối đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó là các chính sách trợ giúp người nghèo mấy năm vừa qua đến thời điểm gần đây đã phát huy nhiều tác dụng hơn.
Lý do tiếp theo được ông Hòa nhấn mạnh là “theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.
Dù khẳng định lại là “theo chúng tôi thì có các nguyên nhân như thế” để lý giải cho con số giảm nghèo nhanh vùn vụt như vậy, song Thứ trưởng Hòa cũng thừa nhận còn có sự chưa thống nhất giữa số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo của các địa phương.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào CPI để thống kê điều tra thì con số chưa đến 2%, còn con số của địa phương thì trên 2%. Chúng tôi sẽ có buổi làm việc thêm với Bộ kế hoạch và Đầu tư về các con số này", ông Hòa cho biết.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, sau phát biểu của Thứ trưởng Hòa cũng bày tỏ sự đồng tình với Phó chủ tịch Sơn. “Xóa đói giảm nghèo không phải là việc đơn giản”, ông Giàu nhấn mạnh.
Ông cũng đề nghị các bộ liên quan xem lại sự thống nhất của số liệu, không chỉ riêng với tỷ lệ giảm nghèo.
Niềm tin vào các con số có lẽ cũng là băn khoăn của không ít đại biểu. Riêng với tỷ lệ hộ nghèo ở báo cáo của Chính phủ thì từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 cũng đã không có mấy vị đại biểu của dân tin vào tính xác thực của nó. Thậm chí, một số ý kiến đã thẳng thừng bác bỏ và cho rằng trên thực tế tỷ lệ hộ nghèo chắc chắn cao hơn.
Dù đang khá rầu lòng với bức tranh kinh tế càng mổ xẻ càng thêm ảm đạm, những tiếng cười vẫn không nén được khi nghe câu nói trên của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, tại phiên họp chiều 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với trọng tâm là xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013, phiên thảo luận có mặt khá nhiều quan chức của các bộ, ngành.
Theo báo cáo của Chính phủ, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Cụ thể, chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm được quyết định cho năm vừa qua là 2%, số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 là 1,76% và số thực hiện cả năm là 2,16%. Đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm 7% (số đã báo cáo Quốc hội là 4%).
Băn khoăn về con số này, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói, chưa cần đi thực tế, mà ngay trong báo cáo Chính phủ đã thấy mâu thuẫn rồi.
Bởi tình hình chung là kinh tế thì khó khăn, tạo việc làm không đạt chỉ tiêu, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động ở đạt mức cao.
Chính phủ đã chỉ ra các hạn chế là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông thôn còn chậm, hiệu quả thấp, chưa thực sự tạo được sự chuyển biến trong đời sống của người dân nông thôn.
Rồi, đời sống của người dân, nhất là các đối tượng yếu thế, người nghèo, các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
"Khó thì đánh giá thế, còn ở mặt được thì lại nói công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt nhiều kết quả, riêng đó đã mâu thuẫn rồi", ông Sơn lập luận.
Nhìn vào con số 1,76% của báo cáo đến 9 tháng và 2,16% chỉ sau 3 tháng (đến hết tháng 12/2012), Phó chủ tịch đặt câu hỏi, làm sao mà có thể giảm nhanh đến thế?
"Địa phương báo cáo lên thế nào, chứ đi thực tế thì thấy người nghèo tăng lên chứ không có giảm", ông Sơn quả quyết.
Cho rằng nếu báo cáo ra Quốc hội thì nhiều đại biểu sẽ không đồng tình với chi tiêu này bởi không có cơ sở, ông Sơn đề nghị xem xét lại tỷ lệ giảm hộ nghèo đạt hay không đạt.
"GDP là chỉ tiêu quan trọng nhất, lớn nhất không đạt kéo theo hàng loạt vấn đề khác, chỉ tiêu giảm nghèo đạt cao thế cần xem lại xem có đúng không, nếu không đúng không nên đưa vào làm gì”, ông Sơn phát biểu.
Được mời giải thích, Thứ trưởng Hòa cho biết, tỷ lệ hộ nghèo dược báo cáo từ địa phương lên, số liệu được rà soát hàng năm từ xã trở lên, mỗi xã có danh sách hộ nghèo của từng thôn.
Vẫn theo Thứ trưởng Hòa thì những năm qua ngân sách gặp khó khăn nhưng nhìn chung các dự án, chương trình mục tiêu giảm nghèo dều được quan tâm bố trí kinh phí tương đối đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó là các chính sách trợ giúp người nghèo mấy năm vừa qua đến thời điểm gần đây đã phát huy nhiều tác dụng hơn.
Lý do tiếp theo được ông Hòa nhấn mạnh là “theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.
Dù khẳng định lại là “theo chúng tôi thì có các nguyên nhân như thế” để lý giải cho con số giảm nghèo nhanh vùn vụt như vậy, song Thứ trưởng Hòa cũng thừa nhận còn có sự chưa thống nhất giữa số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo của các địa phương.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào CPI để thống kê điều tra thì con số chưa đến 2%, còn con số của địa phương thì trên 2%. Chúng tôi sẽ có buổi làm việc thêm với Bộ kế hoạch và Đầu tư về các con số này", ông Hòa cho biết.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, sau phát biểu của Thứ trưởng Hòa cũng bày tỏ sự đồng tình với Phó chủ tịch Sơn. “Xóa đói giảm nghèo không phải là việc đơn giản”, ông Giàu nhấn mạnh.
Ông cũng đề nghị các bộ liên quan xem lại sự thống nhất của số liệu, không chỉ riêng với tỷ lệ giảm nghèo.
Niềm tin vào các con số có lẽ cũng là băn khoăn của không ít đại biểu. Riêng với tỷ lệ hộ nghèo ở báo cáo của Chính phủ thì từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 cũng đã không có mấy vị đại biểu của dân tin vào tính xác thực của nó. Thậm chí, một số ý kiến đã thẳng thừng bác bỏ và cho rằng trên thực tế tỷ lệ hộ nghèo chắc chắn cao hơn.