Tái cơ cấu kinh tế: 5 “phải” và 8 “chưa”
Liên quan đến tái cơ cấu kinh tế, có 5 chữ “phải” mà Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện trong thời gian tới
Chủ tịch Quốc hội vừa ký chứng thực Nghị quyết 86 về nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, nêu rõ yêu cầu Chính phủ cần bổ sung một loạt nội dung cho công việc này.
Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ bổ sung, hoàn thiện đề án tái cơ cấu trong đó lượng hóa nội dung mô hình tăng trưởng, nêu rõ mục tiêu, lộ trình, phương thức phân bổ lại nguồn lực, huy động sự tham gia của xã hội, gắn quá trình tái cơ cấu nền kinh tế với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gắn tái cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
5 chữ “phải”
Cụ thể hơn, có 5 chữ “phải” mà Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện trong thời gian tới.
Đó là Chính phủ phải hoàn thành phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và từng địa phương chậm nhất là cuối quý 2/2015.
Phải tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2015 trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; coi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ khoa học, công nghệ cao là nhân tố quyết định để tăng năng suất lao động; phát triển thị trường lao động đồng bộ với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cân đối cung cầu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ; tăng tính liên kết giữa các địa phương trong vùng...
Chữ “phải” thứ ba là Quốc hội yêu cầu Chính phủ trình dự án luật quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn, bảo đảm kỷ cương, tính thống nhất trong công tác quy hoạch.
Thứ tư là trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm 2011 - 2015, Chính phủ phải xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015).
Cuối cùng là, trong các năm tiếp theo, phải triển khai mạnh mẽ các giải pháp để bảo đảm đạt các mục tiêu, định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, triển khai hiệu quả, đồng bộ ba đột phá chiến lược, chú trọng các yếu tố góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế gồm phát triển tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, yếu tố năng suất tổng hợp.
Và 8 chữ “chưa”
Chỉ ra những kết quả hạn chế của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế 3 năm qua, Quốc hội nhắc đến 8 chữ “chưa”.
Một là, mô hình tăng trưởng mới chưa thực sự định hình.
Hai là, chưa xác định được toàn diện mối quan hệ giữa tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm và tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.
Ba là, công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp chế tạo phát triển chậm, công nghiệp lắp ráp còn chiếm tỷ trọng lớn.
Bốn là, chưa có giải pháp đột phá và đồng bộ để khai thác các lợi thế của sản xuất nông nghiệp.
Năm là, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào khu vực công.
Sáu là, đầu tư vào ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Bảy là, tiến độ thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa có chuyển biến mang tính đột phá. Việc phân công, phân cấp, phân quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu nhà nước còn chồng chéo, quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới.
Tám là, một số giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu chưa mang lại hiệu quả, chưa thật sự phối hợp chặt chẽ với các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng còn chậm.
Tương ứng với 8 chữ “chưa” về kết quả, cũng là 8 chữ “chưa” về nguyên nhân.
Các hạn chế của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chủ yếu từ các nguyên nhân chủ quan, nhất là các đề án tái cơ cấu chưa được lượng hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể và triển khai một cách đồng bộ; việc phê duyệt đề án chậm so với yêu cầu, vẫn còn bộ, ngành, địa phương đến nay chưa có đề án tái cơ cấu; nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, còn lúng túng; cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính gắn với tái cơ cấu nền kinh tế còn thiếu đồng bộ, chưa có đột phá mạnh mẽ; trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu thiếu cụ thể.
Sự kết hợp của các cấp, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc tái cơ cấu nền kinh tế chưa chủ động, thiếu gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý và chất lượng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, xác định và xử lý trách nhiệm chưa thực hiện thường xuyên và nghiêm túc; công tác vận động, tuyên truyền để cả xã hội tham gia vào quá trình tái cơ cấu còn hạn chế.
Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ bổ sung, hoàn thiện đề án tái cơ cấu trong đó lượng hóa nội dung mô hình tăng trưởng, nêu rõ mục tiêu, lộ trình, phương thức phân bổ lại nguồn lực, huy động sự tham gia của xã hội, gắn quá trình tái cơ cấu nền kinh tế với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gắn tái cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
5 chữ “phải”
Cụ thể hơn, có 5 chữ “phải” mà Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện trong thời gian tới.
Đó là Chính phủ phải hoàn thành phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và từng địa phương chậm nhất là cuối quý 2/2015.
Phải tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2015 trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; coi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ khoa học, công nghệ cao là nhân tố quyết định để tăng năng suất lao động; phát triển thị trường lao động đồng bộ với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cân đối cung cầu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ; tăng tính liên kết giữa các địa phương trong vùng...
Chữ “phải” thứ ba là Quốc hội yêu cầu Chính phủ trình dự án luật quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn, bảo đảm kỷ cương, tính thống nhất trong công tác quy hoạch.
Thứ tư là trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm 2011 - 2015, Chính phủ phải xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015).
Cuối cùng là, trong các năm tiếp theo, phải triển khai mạnh mẽ các giải pháp để bảo đảm đạt các mục tiêu, định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, triển khai hiệu quả, đồng bộ ba đột phá chiến lược, chú trọng các yếu tố góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế gồm phát triển tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, yếu tố năng suất tổng hợp.
Và 8 chữ “chưa”
Chỉ ra những kết quả hạn chế của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế 3 năm qua, Quốc hội nhắc đến 8 chữ “chưa”.
Một là, mô hình tăng trưởng mới chưa thực sự định hình.
Hai là, chưa xác định được toàn diện mối quan hệ giữa tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm và tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.
Ba là, công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp chế tạo phát triển chậm, công nghiệp lắp ráp còn chiếm tỷ trọng lớn.
Bốn là, chưa có giải pháp đột phá và đồng bộ để khai thác các lợi thế của sản xuất nông nghiệp.
Năm là, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào khu vực công.
Sáu là, đầu tư vào ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Bảy là, tiến độ thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa có chuyển biến mang tính đột phá. Việc phân công, phân cấp, phân quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu nhà nước còn chồng chéo, quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới.
Tám là, một số giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu chưa mang lại hiệu quả, chưa thật sự phối hợp chặt chẽ với các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng còn chậm.
Tương ứng với 8 chữ “chưa” về kết quả, cũng là 8 chữ “chưa” về nguyên nhân.
Các hạn chế của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chủ yếu từ các nguyên nhân chủ quan, nhất là các đề án tái cơ cấu chưa được lượng hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể và triển khai một cách đồng bộ; việc phê duyệt đề án chậm so với yêu cầu, vẫn còn bộ, ngành, địa phương đến nay chưa có đề án tái cơ cấu; nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, còn lúng túng; cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính gắn với tái cơ cấu nền kinh tế còn thiếu đồng bộ, chưa có đột phá mạnh mẽ; trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu thiếu cụ thể.
Sự kết hợp của các cấp, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc tái cơ cấu nền kinh tế chưa chủ động, thiếu gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý và chất lượng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, xác định và xử lý trách nhiệm chưa thực hiện thường xuyên và nghiêm túc; công tác vận động, tuyên truyền để cả xã hội tham gia vào quá trình tái cơ cấu còn hạn chế.