Tái cơ cấu nền kinh tế và mục tiêu ưu tiên
Không thể tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế nếu không bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế
Đổi mới thể chế kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, giảm nhanh lạm phát, tái lập lòng tin…, rất nhiều ưu tiên được đề nghị xác lập để quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có thể diễn ra thành công, trong các tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức trong hai ngày 8 và 9/4 tại Đà Nẵng.
Gắn với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đều nhấn mạnh những ưu tiên và cả những lực cản cần phải vượt qua để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra toàn diện, thực chất.
TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, không thể tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế nếu không bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế, một trong 3 đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này thì đây là lĩnh vực dù đầu tư ít tốn kém nhất, mang lại hiệu quả nhất, nhưng cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng “nhóm lợi ích”.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Lê Xuân Bá thì kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục là nhiệm vụ ưu tiên cả trước mắt và trong suốt kế hoạch 5 năm 2011-2015. Bởi vì, đây chính là tiền đề cho quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Đề cập cấp độ ưu tiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên nói rằng, thực tiễn nhiều năm cho thấy để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay (thực tế vẫn đang trong xu hướng khó khăn hơn), không thể không ưu tiên cho nhiệm vụ tái cơ cấu (với mục tiêu là làm cho việc thay đổi mô hình tăng trưởng thực sự diễn ra). Nhưng để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội.
Đây phải là hai mục tiêu - nhiệm vụ ưu tiên cao nhất, ông Thiên nhấn mạnh.
Đi vào từng lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, gồm tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước và thị trường tài chính, các tham luận cũng kiến nghị không ít giải pháp cần làm để “xoay chuyển thực tiễn”.
Với các doanh nghiệp nhà nước, Phó viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Đình Cung nhìn nhận việc áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh bằng cách loại bỏ các đặc quyền, lợi thế của tập đoàn, tổng công ty là không dễ dàng, không thể chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật và hoàn thành trong một thời gian ngắn.
Nhưng, việc phải làm, thì không thể không làm. Và một trong số các giải pháp được ông Cung kiến nghị là năm 2013 ban hành quy chế công bố thông tin áp dụng đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo các chuẩn mực ít nhất tương tự như đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cũng đến từ CIEM, Phó viện trưởng Võ Trí Thành cho rằng môi trường thể chế kinh tế và tài chính Việt nam nhìn chung còn nhiều yếu kém. Trong khi đề án rái cơ cấu hệ thống ngân hàng và đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán (đang được hoàn thiện) vẫn chưa có các nhóm giải pháp mang tính bao trùm, có hệ thống và liên thông giữa các thị trường cấu thành.
Bổ khuyết các nhóm giải pháp mà hai đề án chưa đưa ra, đồng thời, chi tiết hóa một số giải pháp trong các đề án, nội dung số 1, theo vị chuyên gia này là tái cấu trúc hệ thống tài chính theo hướng cân đối hơn thông qua lành mạnh hóa thị trường tín dụng và nâng cao vai trò thị trường chứng khoán trong huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp.
Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có thể được coi là một đề án khá hoàn hảo xét theo nghĩa “giải pháp tốt thứ nhì”, đặt trong bối cảnh thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, “sẽ không thể có được một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hoạt động an toàn, hiệu quả tồn tại trên một nền kinh tế thực ốm yếu với một môi trường pháp lý lỏng lẻo, kém hiệu lực và một môi trường kinh doanh đầy bất ổn …”, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế của Maritime Bank bình luận.
Ở lĩnh vực tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công, TS. Trần Du Lịch đề nghị trước hết cần xác định rõ chức năng của Nhà nước trong kinh tế thị trường. Đây là cơ sở để đổi mới nội dung thể chế kinh tế nói chung và tái cấu trúc đầu tư công nói riêng.
Còn theo TS. Trần Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, một trong các vấn đề quan trọng là thiết lập mô hình tài chính cho các dự án đầu tư công để kết hợp các nguồn vốn công, nguồn vốn tư nhân và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong cùng một dự án.
Nói tóm lại, tái cấu trúc nền kinh tế là cần đánh giá lại các chính sách kinh tế để trên cơ sở đó hoạch định cho được những chính sách kinh tế mới để mở đường cho nền kinh tế phát triển bền vững, TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam góp thêm quan điểm.
Gắn với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đều nhấn mạnh những ưu tiên và cả những lực cản cần phải vượt qua để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra toàn diện, thực chất.
TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, không thể tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế nếu không bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế, một trong 3 đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này thì đây là lĩnh vực dù đầu tư ít tốn kém nhất, mang lại hiệu quả nhất, nhưng cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng “nhóm lợi ích”.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Lê Xuân Bá thì kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục là nhiệm vụ ưu tiên cả trước mắt và trong suốt kế hoạch 5 năm 2011-2015. Bởi vì, đây chính là tiền đề cho quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Đề cập cấp độ ưu tiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên nói rằng, thực tiễn nhiều năm cho thấy để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay (thực tế vẫn đang trong xu hướng khó khăn hơn), không thể không ưu tiên cho nhiệm vụ tái cơ cấu (với mục tiêu là làm cho việc thay đổi mô hình tăng trưởng thực sự diễn ra). Nhưng để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội.
Đây phải là hai mục tiêu - nhiệm vụ ưu tiên cao nhất, ông Thiên nhấn mạnh.
Đi vào từng lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, gồm tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước và thị trường tài chính, các tham luận cũng kiến nghị không ít giải pháp cần làm để “xoay chuyển thực tiễn”.
Với các doanh nghiệp nhà nước, Phó viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Đình Cung nhìn nhận việc áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh bằng cách loại bỏ các đặc quyền, lợi thế của tập đoàn, tổng công ty là không dễ dàng, không thể chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật và hoàn thành trong một thời gian ngắn.
Nhưng, việc phải làm, thì không thể không làm. Và một trong số các giải pháp được ông Cung kiến nghị là năm 2013 ban hành quy chế công bố thông tin áp dụng đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo các chuẩn mực ít nhất tương tự như đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cũng đến từ CIEM, Phó viện trưởng Võ Trí Thành cho rằng môi trường thể chế kinh tế và tài chính Việt nam nhìn chung còn nhiều yếu kém. Trong khi đề án rái cơ cấu hệ thống ngân hàng và đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán (đang được hoàn thiện) vẫn chưa có các nhóm giải pháp mang tính bao trùm, có hệ thống và liên thông giữa các thị trường cấu thành.
Bổ khuyết các nhóm giải pháp mà hai đề án chưa đưa ra, đồng thời, chi tiết hóa một số giải pháp trong các đề án, nội dung số 1, theo vị chuyên gia này là tái cấu trúc hệ thống tài chính theo hướng cân đối hơn thông qua lành mạnh hóa thị trường tín dụng và nâng cao vai trò thị trường chứng khoán trong huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp.
Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có thể được coi là một đề án khá hoàn hảo xét theo nghĩa “giải pháp tốt thứ nhì”, đặt trong bối cảnh thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, “sẽ không thể có được một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hoạt động an toàn, hiệu quả tồn tại trên một nền kinh tế thực ốm yếu với một môi trường pháp lý lỏng lẻo, kém hiệu lực và một môi trường kinh doanh đầy bất ổn …”, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế của Maritime Bank bình luận.
Ở lĩnh vực tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công, TS. Trần Du Lịch đề nghị trước hết cần xác định rõ chức năng của Nhà nước trong kinh tế thị trường. Đây là cơ sở để đổi mới nội dung thể chế kinh tế nói chung và tái cấu trúc đầu tư công nói riêng.
Còn theo TS. Trần Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, một trong các vấn đề quan trọng là thiết lập mô hình tài chính cho các dự án đầu tư công để kết hợp các nguồn vốn công, nguồn vốn tư nhân và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong cùng một dự án.
Nói tóm lại, tái cấu trúc nền kinh tế là cần đánh giá lại các chính sách kinh tế để trên cơ sở đó hoạch định cho được những chính sách kinh tế mới để mở đường cho nền kinh tế phát triển bền vững, TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam góp thêm quan điểm.