Tăng sức cạnh tranh bằng phần mềm quản lý khách hàng
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý hiện đang được xem là vấn đề nóng của các doanh nghiệp Việt Nam
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý hiện đang được xem là vấn đề nóng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng đầu tư cho công nghệ quản lý hiện đại trong đó có việc ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM-Customer Relationship Management). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này.
CRM được xây dựng từ ý tưởng giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, một yêu cầu tất yếu tác động đến sự sống còn của một doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh.
Với sự trợ giúp hiệu quả của một chương trình CRM, các doanh nghiệp có thể có được sự phân tích thấu đáo về khách hàng cả ở dạng tiềm năng và thân thiết. Từ đó định ra các giá trị thực mà khách hàng có khả năng mang lại cho doanh nghiệp. Một hệ thống CRM tốt còn giúp doanh nghiệp phân loại các nhóm khách hàng theo các thị trường mục tiêu nhằm có chính sách chăm sóc hợp lý hơn.
Ở một phương diện khác, CRM còn hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược marketing nhờ một hệ thống thông tin trong suốt về hồ sơ các khách hàng, giúp đơn giản hóa quá trình tiếp thị và bán hàng.
Hiện nay, CRM đang được ứng dụng rất mạnh ở châu Á, nhất là tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, tin học vì hoạt động dịch vụ luôn gắn liền với khách hàng. Tại Ấn Độ và Trung Quốc, các doanh nghiệp có quy mô từ trên 20 nhân viên trở lên đều bắt đầu quan tâm đến CRM. Còn tại các nước châu Mỹ, có tới 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều sử dụng CRM.
Mặc dù CRM được biết đến tại Việt Nam từ rất sớm, thậm chí cùng lúc với thế giới, vào những năm 1995-1996, nhưng số lượng các doanh nghiệp ứng dụng CRM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều. Theo một khảo sát chưa đầy đủ, mới chỉ có khoảng 1000 doanh nghiệp ứng dụng CRM vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian đầu, những công ty đầu tiên tiếp cận với ứng dụng này chủ yếu là các công ty nước ngoài và liên doanh. TRV (Technology Resources Vietnam), công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và bán giải pháp phần mềm, là một trong những đơn vị đi tiên phong ứng dụng CRM ở Việt Nam từ năm 1996. Từ đó cho tới nay, CRM đã trở thành là “một phần không thể thiếu” của doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Hồng Thái, Phó giám đốc TRV, ứng dụng CRM không chỉ đơn giản là để tăng doanh thu mà CRM đã trở thành công cụ hành nghề hàng ngày của các nhà tư vấn TRV. Với hệ thống CRM, thông tin về khách hàng, được tập hợp từ nhiều đầu mối, sẽ giúp người tư vấn đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
Nói cách khác, tài nguyên của TRV chính là thời gian của các nhà tư vấn. Chính CRM giúp TRV khai thác hiệu quả hơn chất xám của họ.
Nếu như trước kia, các chương trình CRM chủ yếu do một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thì nay, một số doanh nghiệp phần mềm trong nước như Đan Phong, ATI... đã cho ra thị trường sản phẩm này với mức giá rẻ hơn tới vài chục lần.
* Mới đây nhất, ngày 17/1/2007, Công ty Cổ phần Phần mềm BSC cũng đã chính thức đưa ra thị trường phần mềm quản lý quan hệ khách hàng BSC Venus phiên bản.net (V.net) hoàn toàn mới. Đây cũng được xem là sản phẩm CRM có các tính năng mở rộng, hoàn thiện nhất từ trước tới nay, đáp ứng hầu hết nhu cầu của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và quản lý.
Cụ thể, V.net lần đầu tiên đưa ra nhiều tính năng mới như module kế toán kinh doanh, quản lý bảo hành liên hoàn, dự báo kinh doanh và sắp xếp dữ liệu tức thời ngay tại bảng dữ liệu động. Trong phân loại và dự báo, V.net cho phép dự báo đơn đặt hàng theo nhiều sản phẩm, đơn giá, chiết khấu và theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo đơn hàng, theo thời gian đặt hàng, theo các chu trình bán hàng, theo từng khách hàng, với từng cán bộ kinh doanh cụ thể hay cả doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng đầu tư cho công nghệ quản lý hiện đại trong đó có việc ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM-Customer Relationship Management). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này.
CRM được xây dựng từ ý tưởng giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, một yêu cầu tất yếu tác động đến sự sống còn của một doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh.
Với sự trợ giúp hiệu quả của một chương trình CRM, các doanh nghiệp có thể có được sự phân tích thấu đáo về khách hàng cả ở dạng tiềm năng và thân thiết. Từ đó định ra các giá trị thực mà khách hàng có khả năng mang lại cho doanh nghiệp. Một hệ thống CRM tốt còn giúp doanh nghiệp phân loại các nhóm khách hàng theo các thị trường mục tiêu nhằm có chính sách chăm sóc hợp lý hơn.
Ở một phương diện khác, CRM còn hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược marketing nhờ một hệ thống thông tin trong suốt về hồ sơ các khách hàng, giúp đơn giản hóa quá trình tiếp thị và bán hàng.
Hiện nay, CRM đang được ứng dụng rất mạnh ở châu Á, nhất là tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, tin học vì hoạt động dịch vụ luôn gắn liền với khách hàng. Tại Ấn Độ và Trung Quốc, các doanh nghiệp có quy mô từ trên 20 nhân viên trở lên đều bắt đầu quan tâm đến CRM. Còn tại các nước châu Mỹ, có tới 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều sử dụng CRM.
Mặc dù CRM được biết đến tại Việt Nam từ rất sớm, thậm chí cùng lúc với thế giới, vào những năm 1995-1996, nhưng số lượng các doanh nghiệp ứng dụng CRM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều. Theo một khảo sát chưa đầy đủ, mới chỉ có khoảng 1000 doanh nghiệp ứng dụng CRM vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian đầu, những công ty đầu tiên tiếp cận với ứng dụng này chủ yếu là các công ty nước ngoài và liên doanh. TRV (Technology Resources Vietnam), công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và bán giải pháp phần mềm, là một trong những đơn vị đi tiên phong ứng dụng CRM ở Việt Nam từ năm 1996. Từ đó cho tới nay, CRM đã trở thành là “một phần không thể thiếu” của doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Hồng Thái, Phó giám đốc TRV, ứng dụng CRM không chỉ đơn giản là để tăng doanh thu mà CRM đã trở thành công cụ hành nghề hàng ngày của các nhà tư vấn TRV. Với hệ thống CRM, thông tin về khách hàng, được tập hợp từ nhiều đầu mối, sẽ giúp người tư vấn đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
Nói cách khác, tài nguyên của TRV chính là thời gian của các nhà tư vấn. Chính CRM giúp TRV khai thác hiệu quả hơn chất xám của họ.
Nếu như trước kia, các chương trình CRM chủ yếu do một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thì nay, một số doanh nghiệp phần mềm trong nước như Đan Phong, ATI... đã cho ra thị trường sản phẩm này với mức giá rẻ hơn tới vài chục lần.
* Mới đây nhất, ngày 17/1/2007, Công ty Cổ phần Phần mềm BSC cũng đã chính thức đưa ra thị trường phần mềm quản lý quan hệ khách hàng BSC Venus phiên bản.net (V.net) hoàn toàn mới. Đây cũng được xem là sản phẩm CRM có các tính năng mở rộng, hoàn thiện nhất từ trước tới nay, đáp ứng hầu hết nhu cầu của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và quản lý.
Cụ thể, V.net lần đầu tiên đưa ra nhiều tính năng mới như module kế toán kinh doanh, quản lý bảo hành liên hoàn, dự báo kinh doanh và sắp xếp dữ liệu tức thời ngay tại bảng dữ liệu động. Trong phân loại và dự báo, V.net cho phép dự báo đơn đặt hàng theo nhiều sản phẩm, đơn giá, chiết khấu và theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo đơn hàng, theo thời gian đặt hàng, theo các chu trình bán hàng, theo từng khách hàng, với từng cán bộ kinh doanh cụ thể hay cả doanh nghiệp.