Tạo điều kiện để dân thể hiện chính kiến về Hiến pháp
Phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến đóng góp được trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu
Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này tại phát biểu khai mạc hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, sáng 8/1.
Việc lấy ý kiến, theo Chủ tịch là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự, tạo điều kiện có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp.
Một trong các mục tiêu quan trọng của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền về việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hướng tới, theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh là giáo dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức “tự đề kháng” năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Ông Huynh cũng nhấn mạnh yêu cầu phải làm cho mọi người nhận thức được rõ việc lấy ý kiến nhân dân không phải là một việc mang tính hình thức, mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
“Phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến đóng góp được trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu”, ông Huynh nhấn mạnh.
Khẳng định các cơ quan thông tin đại chúng là lực lượng rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý, ông Huynh nói trách nhiệm của các cơ quan báo chí là mở chuyên trang, chuyên mục, giúp nhân dân tiếp cận đầy đủ văn bản dự thảo, có nhiều hình thức thu nhận góp ý và phản ánh khách quan, toàn diện, kịp thời, nhanh chóng ý kiến nhân dân, hướng dẫn nhân dân thảo luận.
“Đồng thời, báo chí phải chủ động và tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái thù địch”, ông Huynh yêu cầu.
Báo cáo về những nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, dự thảo sửa đổi Hiến pháp có 11 chương, 124 điều, so với Hiến pháp năm 1992 đã giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới.
Về mặt kết cấu và nhiều nội dung cụ thể cũng đã có một số thay đổi, theo Phó chủ tịch Uông Chu Lưu.
Theo đó, điểm rất mới là dự thảo bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) theo tinh thần của Cương lĩnh.
Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực, ông Lưu nói.
Bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo ông Lưu là tiếp tục được khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn.
Dự thảo cũng quy định rõ hơn, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6) mà không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992. Nội dung này được thể hiện nhất quán trong toàn bộ dự thảo Hiến pháp, ông Lưu cho biết.
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân sẽ tiếp tục từ nay cho đến khi Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh tại hội nghị.
Việc lấy ý kiến, theo Chủ tịch là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự, tạo điều kiện có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp.
Một trong các mục tiêu quan trọng của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền về việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hướng tới, theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh là giáo dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức “tự đề kháng” năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Ông Huynh cũng nhấn mạnh yêu cầu phải làm cho mọi người nhận thức được rõ việc lấy ý kiến nhân dân không phải là một việc mang tính hình thức, mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
“Phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến đóng góp được trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu”, ông Huynh nhấn mạnh.
Khẳng định các cơ quan thông tin đại chúng là lực lượng rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý, ông Huynh nói trách nhiệm của các cơ quan báo chí là mở chuyên trang, chuyên mục, giúp nhân dân tiếp cận đầy đủ văn bản dự thảo, có nhiều hình thức thu nhận góp ý và phản ánh khách quan, toàn diện, kịp thời, nhanh chóng ý kiến nhân dân, hướng dẫn nhân dân thảo luận.
“Đồng thời, báo chí phải chủ động và tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái thù địch”, ông Huynh yêu cầu.
Báo cáo về những nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, dự thảo sửa đổi Hiến pháp có 11 chương, 124 điều, so với Hiến pháp năm 1992 đã giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới.
Về mặt kết cấu và nhiều nội dung cụ thể cũng đã có một số thay đổi, theo Phó chủ tịch Uông Chu Lưu.
Theo đó, điểm rất mới là dự thảo bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) theo tinh thần của Cương lĩnh.
Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực, ông Lưu nói.
Bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo ông Lưu là tiếp tục được khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn.
Dự thảo cũng quy định rõ hơn, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6) mà không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992. Nội dung này được thể hiện nhất quán trong toàn bộ dự thảo Hiến pháp, ông Lưu cho biết.
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân sẽ tiếp tục từ nay cho đến khi Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh tại hội nghị.