Táo quân 2016 sẽ tương tác với khán giả qua Zalo
Táo quân 2016 có thể được xem là chương trình truyền hình tương tác đầu tiên qua di động ở Việt Nam
Lần đầu tiên khán giả có thể vừa xem truyền hình vừa tương tác qua điện thoại để nhận “lộc” xuân. Hoạt động này là sự kết hợp của Zalo và chương trình Táo quân nhằm mang đến những trải nghiệm mới, hiện đại, tạo ra niềm vui cho khán giả trước thềm năm mới Bính Thân 2016.
Táo quân 2016 có thể được xem là chương trình truyền hình tương tác đầu tiên qua di động ở Việt Nam. Trong lúc xem Táo quân 2016, khán giả chỉ cần mở ứng dụng Zalo trên di động để tương tác với chương trình. Một thông báo phản hồi dưới dạng “overlay sticker” sẽ hiện ra kèm theo thông tin cụ thể về phần “lộc” xuân.
Song song với việc phát sóng chương trình trên kênh truyền hình quốc gia, 6 triệu phần lộc cũng được phát trên Zalo trong đêm giao thừa chào năm mới. Giá trị lớn nhất của phần “lộc” này có thể lên đến 20 triệu đồng.
Vì đây là lần đầu tiên triển khai một hình thức mới mẻ trong Táo quân, cách thức tương tác được Zalo chú trọng xây dựng sao cho đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Sau nhiều năm bị đánh giá là “chưa có đột phá”, năm nay, Táo quân đã chủ trương thay đổi "format" chương trình theo hướng hiện đại hơn, chú trọng tương tác với người xem thay vì khán giả theo dõi chương trình thụ động như mọi năm.
Về mặt nội dung, với phương châm phản ánh thực trạng Việt Nam trong năm qua, các vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm như thực phẩm kém chất lượng, bán hàng đa cấp bất chính đến chuyện ngôn tình, soái ca đều được lồng ghép trong chương trình.
Zalo hiện là OTT phổ biến nhất Việt Nam với hơn 45 triệu người dùng. Sự kết hợp với Zalo và Táo quân có thể sẽ là tiền đề cho làn sóng tương tác trên truyền hình qua di động ở Việt Nam trong thời gian tới.
Táo quân 2016 có thể được xem là chương trình truyền hình tương tác đầu tiên qua di động ở Việt Nam. Trong lúc xem Táo quân 2016, khán giả chỉ cần mở ứng dụng Zalo trên di động để tương tác với chương trình. Một thông báo phản hồi dưới dạng “overlay sticker” sẽ hiện ra kèm theo thông tin cụ thể về phần “lộc” xuân.
Song song với việc phát sóng chương trình trên kênh truyền hình quốc gia, 6 triệu phần lộc cũng được phát trên Zalo trong đêm giao thừa chào năm mới. Giá trị lớn nhất của phần “lộc” này có thể lên đến 20 triệu đồng.
Vì đây là lần đầu tiên triển khai một hình thức mới mẻ trong Táo quân, cách thức tương tác được Zalo chú trọng xây dựng sao cho đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Sau nhiều năm bị đánh giá là “chưa có đột phá”, năm nay, Táo quân đã chủ trương thay đổi "format" chương trình theo hướng hiện đại hơn, chú trọng tương tác với người xem thay vì khán giả theo dõi chương trình thụ động như mọi năm.
Về mặt nội dung, với phương châm phản ánh thực trạng Việt Nam trong năm qua, các vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm như thực phẩm kém chất lượng, bán hàng đa cấp bất chính đến chuyện ngôn tình, soái ca đều được lồng ghép trong chương trình.
Zalo hiện là OTT phổ biến nhất Việt Nam với hơn 45 triệu người dùng. Sự kết hợp với Zalo và Táo quân có thể sẽ là tiền đề cho làn sóng tương tác trên truyền hình qua di động ở Việt Nam trong thời gian tới.