“Tập đoàn kinh tế không nên thuần tuý chạy theo lợi nhuận…”
Tổng doanh thu từ các hoạt động đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của Petro Vietnam mới chỉ khoảng 3%
Gần đây báo chí đã nói về nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), đã xao nhãng trong việc đầu tư, kinh doanh những lĩnh vực chính được nhà nước giao để đầu tư vào các lĩnh vực khác: bất động sản, chứng khoán, ngân hàng...
Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petro Vietnam vừa có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.
Hiện nay, Petro Vietnam đã thành lập bao nhiêu công ty, đầu tư vào bao nhiêu dự án ngoài lĩnh vực dầu khí và vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài dầu khí đã chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của Petro Vietnam?
Hiện giờ chúng tôi còn có khoảng hơn 10 đơn vị trực thuộc, chủ yếu là các tổng công ty như Tổng công ty Cổ phần Điện lực – Dầu khí, Tổng công ty Cổ phần Du lịch dầu khí, Công ty Tài chính dầu khí… và các công ty con trực thuộc các tổng công ty này.
Ở các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… chúng tôi đều thành lập công ty nhưng vốn sở hữu góp cũng thấp như bất động sản chỉ góp vốn khoảng 11%; công ty truyền thông, chúng tôi cũng chỉ góp 30% vốn…
Điện lực thì không tính là lĩnh vực đầu tư ngoài ngành vì đây là điện chạy khí, cũng là lĩnh vực năng lượng.
Còn ngân hàng thì có đề nghị góp vốn thành lập nhưng chưa được phép.
Nhưng xem lại, tổng doanh thu từ các hoạt động đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của chúng tôi mới chỉ khoảng 3%. Rất thấp.
Trong những thời điểm nhất định, do gặp khó khăn lớn trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, một số tập đoàn, kinh tế Nhà nước thường có xu hướng muốn mở rộng sang các lĩnh vực khác như bất động sản, ngân hàng… để tìm kiếm lợi nhuận nhanh. Ông có quan điểm gì về vấn đề này?
Tôi hoàn toàn nhất trí là không nên để các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra ngoài quá nhiều so với lĩnh vực lõi của mình vì nếu anh là dầu khí mà có 40 – 50% từ doanh thu dầu khí thì anh không còn là doanh nghiệp về dầu khí nữa.
Vinashin mà có 50% doanh thu từ đóng tàu thì anh cũng chẳng còn là Vinashin… Dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển của doanh nghiệp là kinh doanh đa ngành thì anh vẫn nên bám vào ngành chính. Nhưng theo tôi, tỷ lệ thì nó phải tuỳ từng đơn vị. Tập đoàn Dầu khí thì không thể 30% được vì 30% vốn lớn lắm. Dầu khí thì không nên quá 10%.
Còn các tập đoàn khác thì tuỳ vào điều kiện của họ. Quan trọng là có hiệu quả hay không thôi. Như Tập đoàn Petronas theo tôi biết, khoảng một nửa doanh thu, vốn đầu tư của họ là ra ngoài lĩnh vực dầu khí: bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Cứ có dự án gì hiệu quả là họ làm…
Với doanh nghiệp thì lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất. Nhưng với các tập đoàn, Tổng công ty của Nhà nước ngoài yêu cầu sản xuất, kinh doanh phải có lãi thì còn có nhiệm vụ bình ổn giá cả, tham gia cân đối vĩ mô ở những vật tư, ngành hàng chiến lược… nên anh không thể thuần tuý theo đuổi lợi nhuận.
Với ngành dầu khí thì dễ hơn vì lợi nhuận đầu tư vào các ngành khác không thể so sánh được với việc kinh doanh dầu khí cho dù kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực dầu khí cũng có rủi ro lớn.
Hiện nay, sản lượng khai thác trong nước của Petro Vietnam ngày càng cạn kiệt nên chúng tôi cũng có xu hướng tìm kiếm, thăm dò khai thác ra bên ngoài. Hiện nay, chúng tôi đã ký được hợp đồng khai thác với 13 nước và đã mang được dầu về từ Malaysia. Sắp tới là Indonesia, Algeria...
Kết quả hoạt động kinh doanh của các tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Petro Vietnam có hiệu quả thế nào? Trong định hướng kinh doanh sắp tới của Petro Vietnam, Petro Vietnam xác định mở rộng đầu tư như thế nào, nhất là trong những lĩnh vực không phải dầu khí?
Hiệu quả các đơn vị đã hoạt động trước năm 2006 nhìn chung là tốt. Còn các doanh nghiệp mới thành lập sau năm 2006 thì chúng tôi đã thành lập hai đoàn thanh tra để đi kiểm tra, đánh giá lại.
Hiện nay, chúng tôi cho rằng, Tập đoàn Petronas của Malaysia là mô hình rất tốt và Petro Vietnam đang điều chỉnh để phát triển, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đuổi kịp Petronas. Năm vừa rồi, doanh thu của ngành dầu khí mới đạt 14 tỉ USD (Petronas đạt 52 tỉ USD) nhưng đến năm 2015, khi các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn đã đi vào hoạt động thì doanh thu cũng đã cực lớn.
Hiện nay, chúng tôi đã có mức đóng góp vào ngân sách chỉ sau TP.HCM và sau 2010 sẽ vượt thành phố. Định hướng là đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư nhưng chúng tôi vẫn xác định các hoạt động đầu tư về tìm kiếm, khai thác, chế biến, tàng trữ, lọc hoá dầu vẫn là chủ yếu, không thể tách rời.
Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petro Vietnam vừa có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.
Hiện nay, Petro Vietnam đã thành lập bao nhiêu công ty, đầu tư vào bao nhiêu dự án ngoài lĩnh vực dầu khí và vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài dầu khí đã chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của Petro Vietnam?
Hiện giờ chúng tôi còn có khoảng hơn 10 đơn vị trực thuộc, chủ yếu là các tổng công ty như Tổng công ty Cổ phần Điện lực – Dầu khí, Tổng công ty Cổ phần Du lịch dầu khí, Công ty Tài chính dầu khí… và các công ty con trực thuộc các tổng công ty này.
Ở các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… chúng tôi đều thành lập công ty nhưng vốn sở hữu góp cũng thấp như bất động sản chỉ góp vốn khoảng 11%; công ty truyền thông, chúng tôi cũng chỉ góp 30% vốn…
Điện lực thì không tính là lĩnh vực đầu tư ngoài ngành vì đây là điện chạy khí, cũng là lĩnh vực năng lượng.
Còn ngân hàng thì có đề nghị góp vốn thành lập nhưng chưa được phép.
Nhưng xem lại, tổng doanh thu từ các hoạt động đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của chúng tôi mới chỉ khoảng 3%. Rất thấp.
Trong những thời điểm nhất định, do gặp khó khăn lớn trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, một số tập đoàn, kinh tế Nhà nước thường có xu hướng muốn mở rộng sang các lĩnh vực khác như bất động sản, ngân hàng… để tìm kiếm lợi nhuận nhanh. Ông có quan điểm gì về vấn đề này?
Tôi hoàn toàn nhất trí là không nên để các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra ngoài quá nhiều so với lĩnh vực lõi của mình vì nếu anh là dầu khí mà có 40 – 50% từ doanh thu dầu khí thì anh không còn là doanh nghiệp về dầu khí nữa.
Vinashin mà có 50% doanh thu từ đóng tàu thì anh cũng chẳng còn là Vinashin… Dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển của doanh nghiệp là kinh doanh đa ngành thì anh vẫn nên bám vào ngành chính. Nhưng theo tôi, tỷ lệ thì nó phải tuỳ từng đơn vị. Tập đoàn Dầu khí thì không thể 30% được vì 30% vốn lớn lắm. Dầu khí thì không nên quá 10%.
Còn các tập đoàn khác thì tuỳ vào điều kiện của họ. Quan trọng là có hiệu quả hay không thôi. Như Tập đoàn Petronas theo tôi biết, khoảng một nửa doanh thu, vốn đầu tư của họ là ra ngoài lĩnh vực dầu khí: bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Cứ có dự án gì hiệu quả là họ làm…
Với doanh nghiệp thì lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất. Nhưng với các tập đoàn, Tổng công ty của Nhà nước ngoài yêu cầu sản xuất, kinh doanh phải có lãi thì còn có nhiệm vụ bình ổn giá cả, tham gia cân đối vĩ mô ở những vật tư, ngành hàng chiến lược… nên anh không thể thuần tuý theo đuổi lợi nhuận.
Với ngành dầu khí thì dễ hơn vì lợi nhuận đầu tư vào các ngành khác không thể so sánh được với việc kinh doanh dầu khí cho dù kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực dầu khí cũng có rủi ro lớn.
Hiện nay, sản lượng khai thác trong nước của Petro Vietnam ngày càng cạn kiệt nên chúng tôi cũng có xu hướng tìm kiếm, thăm dò khai thác ra bên ngoài. Hiện nay, chúng tôi đã ký được hợp đồng khai thác với 13 nước và đã mang được dầu về từ Malaysia. Sắp tới là Indonesia, Algeria...
Kết quả hoạt động kinh doanh của các tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Petro Vietnam có hiệu quả thế nào? Trong định hướng kinh doanh sắp tới của Petro Vietnam, Petro Vietnam xác định mở rộng đầu tư như thế nào, nhất là trong những lĩnh vực không phải dầu khí?
Hiệu quả các đơn vị đã hoạt động trước năm 2006 nhìn chung là tốt. Còn các doanh nghiệp mới thành lập sau năm 2006 thì chúng tôi đã thành lập hai đoàn thanh tra để đi kiểm tra, đánh giá lại.
Hiện nay, chúng tôi cho rằng, Tập đoàn Petronas của Malaysia là mô hình rất tốt và Petro Vietnam đang điều chỉnh để phát triển, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đuổi kịp Petronas. Năm vừa rồi, doanh thu của ngành dầu khí mới đạt 14 tỉ USD (Petronas đạt 52 tỉ USD) nhưng đến năm 2015, khi các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn đã đi vào hoạt động thì doanh thu cũng đã cực lớn.
Hiện nay, chúng tôi đã có mức đóng góp vào ngân sách chỉ sau TP.HCM và sau 2010 sẽ vượt thành phố. Định hướng là đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư nhưng chúng tôi vẫn xác định các hoạt động đầu tư về tìm kiếm, khai thác, chế biến, tàng trữ, lọc hoá dầu vẫn là chủ yếu, không thể tách rời.