“Tập đoàn”, “quan bạc” và “tên trộm thông minh”
Có lẽ chưa có bản tập hợp chất vấn nào mà một cái tên của một tập đoàn xuất hiện ở cả trang đầu tiên lẫn trang cuối cùng
Nếu so về số lần xuất hiện thì “quan bạc” và “tên trộm” thua xa “tập đoàn”, song đây đều là những dấu ấn mới ở lần tập hợp mới nhất, đầy đủ nhất về ý kiến chất vấn của đại biểu tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.
Khác với các kỳ họp trước, bản tập hợp lần này đã thống kê cả chất vấn của đại biểu gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những chất vấn của đại biểu gửi trước kỳ họp thứ tám.
Đã, đang và sẽ là vấn đề làm nóng nghị trường, song có lẽ chưa có bản tập hợp chất vấn nào mà một cái tên của một tập đoàn xuất hiện ở cả trang đầu tiên lẫn trang cuối cùng và được nhắc đến với mật độ dày đặc tại hơn 70 trang còn lại.
Đó chính là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Bên cạnh 11 chất vấn Thủ tướng, có đến mấy chục chất vấn khác, liên quan đến nhiều bộ trưởng và trưởng ngành khác, được bắt đầu từ tập đoàn này.
2/4 chất vấn của đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cũng là về Vinashin, và ở cả hai chất vấn này đều có sự quan ngại về “tên trộm thông minh”.
Với Tổng thanh tra Chính phủ, ông Hải chất vấn việc thanh tra hoãn đi hoãn lại thanh tra Vinashin, đề nghị được trả lời trách nhiệm của đoàn thanh tra sẽ được xem xét đến đâu, do trình độ chưa tương xứng hay có tiêu cực nào khác.
Vẫn câu hỏi này dành cho Tổng kiểm toán Nhà nước. Ông Hải cho rằng, nếu hai câu hỏi này không được làm rõ trách nhiệm thì nhận định của doanh nhân Nguyễn Trần Bạt hoàn toàn đúng. Đó là: “Hiện tượng Vinashin bộc lộ cho Đảng, Chính phủ và Quốc hội của chúng ta hiểu rằng: nếu có những tên trộm thông minh hơn thì nó có thể khoắng hết tài sản quốc gia, bởi vì chúng ta không có hệ thống báo động về các tai họa tài chính”.
Đáng chú ý, gửi chất vấn đến Tổng thanh tra Chính phủ, đại biểu Vũ Quang Hải ghi rằng, ông đã gửi chất vấn đến Tổng thanh tra với nội dung vì sao có tới 11 lần thanh tra mà Vinashin vẫn để lại hậu quả nặng nề. Nhưng chờ đợi gần 3 tháng mà không nhận được trả lời nên ông buộc phải “chất vấn chồng lên chất vấn”.
“Nếu quá bận hay vì lý do nào đó chưa trả lời được thì đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gửi kết luận của các đoàn thanh tra thanh tra Vinashin, kể cả các kết luận chưa được công bố để đại biểu tự nghiên cứu và xem xét vì sao một vấn đề nghiêm trọng như vậy chậm được trả lời”, ông Hải đề nghị.
Trong thời gian kỳ họp diễn ra, đại biểu Hải đã nhận được công văn của Tổng thanh tra Chính phủ trả lời về nội dung trên.
Theo đó, nếu tính thêm cả cuộc kiểm tra do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện từ tháng 1 đến cuối tháng 6/2010 và cuộc thanh tra mà Thanh tra Chính phủ vừa kết thúc tuần qua thì từ năm 2006 đến nay đã có ít nhất 13 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát với Vinashin.
Cũng theo Tổng thanh tra, cuối năm 2008, Thanh tra Chính phủ đã chủ động đưa tên Vinashin vào chương trình thanh tra năm 2009, được Thủ tướng phê duyệt. Nhưng ngày 23/4/2009, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng với nội dung để tập trung phát triển sản xuất chống suy thoái kinh tế, nhất trí lùi thời gian thanh tra tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Năm 2010, kế hoạch thanh tra tiếp tục bị đình lại để tránh trùng lặp với đoàn làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Và, cuộc thanh tra toàn diện Vinashin chỉ được tiến hành vào tháng 7 năm nay, khi mà mọi sai phạm của tập đoàn này đã được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ và Chính phủ ban hành kế hoạch tái cơ cấu.
Thanh tra Chính phủ đã chủ động nắm tình hình, xây dựng kế hoạch, chương trình và kịp thời ra quyết định thanh tra đối với Vinashin. Không có việc Thanh tra Chính phủ trì hoãn thanh tra và cũng không có việc Chính phủ đã chặn lại không cho thanh tra đối với Vinashin, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết.
Trao đổi với báo chí vào chiều 12/11 vừa qua, ông Truyền cũng nói: “Tinh thần của Thủ tướng chỉ đạo là phải làm khẩn trương để có báo cáo chính thức. Nếu kịp hoàn thành thì sẽ báo cáo trước Quốc hội ngay trong kỳ họp, không kịp thì sau đó cũng sẽ báo cáo đầy đủ”.
Phân vân không biết “báo cáo chính thức” này có được gửi đến trước phiên chất vấn đầu tiên diễn ra hay không, đại biểu Vũ Quang Hải cho rằng, nếu chưa thật sự đầy đủ thì cũng nên có báo cáo ban đầu để đại biểu nắm được nhiều thông tin hơn về tập đoàn này. Và vì thế, đại biểu Hải vẫn chưa hết lo về “tên trộm thông minh” tại chất vấn được nêu trước kỳ họp.
Cũng được gửi từ khi chưa khai mạc kỳ họp thứ tám là chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Thám (Tp.HCM). Tại đây, đại biểu Thám chất vấn vì sao trong thời gian qua tình trạng quan… bạc (quan chức đánh bạc bị bắt quả tang) liên tiếp xảy ra, gây bất bình trong nhân dân, các cơ quan thẩm quyền đã xem xét, xử lý các vụ việc vi phạm kể trên đạt kết quả ra sao?
Trong thời gian tới, với chức trách của mình, bộ trưởng (tập hợp chất vấn không nêu đại biểu chất vấn bộ trưởng nào - PV) sẽ làm gì để ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm minh các vụ quan chức tham gia đánh bạc?
Khó có thể kể hết những vấn đề mà các vị đại biểu đã nhấn mạnh qua gần 200 chất vấn (tính đến hết ngày 14/11). Song có thể thấy theo sát Vinashin về độ đậm đặc là thiếu điện và quy hoạch nguồn điện thời gian tới (17 câu hỏi). 12 câu hỏi liên quan đến vấn đề biên chế và cũng bằng ấy nội dung chất vấn liên quan đến kiểm soát giá cả các mặt hàng (chưa tính giá vật tư nông nghiệp). Cạnh đó còn có 11 câu hỏi về bauxite, 7 câu hỏi về nguy cơ và giải pháp đảm bảo an toàn cho từ các hồ thủy điện…
Không ít các chất vấn này đã được trả lời bằng văn bản, song không nhận được nhiều sự hài lòng từ người hỏi. Và đó cũng chính là một phần lý do vì sao các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại mỗi kỳ họp vẫn luôn được đón đợi.
Khác với các kỳ họp trước, bản tập hợp lần này đã thống kê cả chất vấn của đại biểu gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những chất vấn của đại biểu gửi trước kỳ họp thứ tám.
Đã, đang và sẽ là vấn đề làm nóng nghị trường, song có lẽ chưa có bản tập hợp chất vấn nào mà một cái tên của một tập đoàn xuất hiện ở cả trang đầu tiên lẫn trang cuối cùng và được nhắc đến với mật độ dày đặc tại hơn 70 trang còn lại.
Đó chính là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Bên cạnh 11 chất vấn Thủ tướng, có đến mấy chục chất vấn khác, liên quan đến nhiều bộ trưởng và trưởng ngành khác, được bắt đầu từ tập đoàn này.
2/4 chất vấn của đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cũng là về Vinashin, và ở cả hai chất vấn này đều có sự quan ngại về “tên trộm thông minh”.
Với Tổng thanh tra Chính phủ, ông Hải chất vấn việc thanh tra hoãn đi hoãn lại thanh tra Vinashin, đề nghị được trả lời trách nhiệm của đoàn thanh tra sẽ được xem xét đến đâu, do trình độ chưa tương xứng hay có tiêu cực nào khác.
Vẫn câu hỏi này dành cho Tổng kiểm toán Nhà nước. Ông Hải cho rằng, nếu hai câu hỏi này không được làm rõ trách nhiệm thì nhận định của doanh nhân Nguyễn Trần Bạt hoàn toàn đúng. Đó là: “Hiện tượng Vinashin bộc lộ cho Đảng, Chính phủ và Quốc hội của chúng ta hiểu rằng: nếu có những tên trộm thông minh hơn thì nó có thể khoắng hết tài sản quốc gia, bởi vì chúng ta không có hệ thống báo động về các tai họa tài chính”.
Đáng chú ý, gửi chất vấn đến Tổng thanh tra Chính phủ, đại biểu Vũ Quang Hải ghi rằng, ông đã gửi chất vấn đến Tổng thanh tra với nội dung vì sao có tới 11 lần thanh tra mà Vinashin vẫn để lại hậu quả nặng nề. Nhưng chờ đợi gần 3 tháng mà không nhận được trả lời nên ông buộc phải “chất vấn chồng lên chất vấn”.
“Nếu quá bận hay vì lý do nào đó chưa trả lời được thì đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gửi kết luận của các đoàn thanh tra thanh tra Vinashin, kể cả các kết luận chưa được công bố để đại biểu tự nghiên cứu và xem xét vì sao một vấn đề nghiêm trọng như vậy chậm được trả lời”, ông Hải đề nghị.
Trong thời gian kỳ họp diễn ra, đại biểu Hải đã nhận được công văn của Tổng thanh tra Chính phủ trả lời về nội dung trên.
Theo đó, nếu tính thêm cả cuộc kiểm tra do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện từ tháng 1 đến cuối tháng 6/2010 và cuộc thanh tra mà Thanh tra Chính phủ vừa kết thúc tuần qua thì từ năm 2006 đến nay đã có ít nhất 13 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát với Vinashin.
Cũng theo Tổng thanh tra, cuối năm 2008, Thanh tra Chính phủ đã chủ động đưa tên Vinashin vào chương trình thanh tra năm 2009, được Thủ tướng phê duyệt. Nhưng ngày 23/4/2009, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng với nội dung để tập trung phát triển sản xuất chống suy thoái kinh tế, nhất trí lùi thời gian thanh tra tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Năm 2010, kế hoạch thanh tra tiếp tục bị đình lại để tránh trùng lặp với đoàn làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Và, cuộc thanh tra toàn diện Vinashin chỉ được tiến hành vào tháng 7 năm nay, khi mà mọi sai phạm của tập đoàn này đã được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ và Chính phủ ban hành kế hoạch tái cơ cấu.
Thanh tra Chính phủ đã chủ động nắm tình hình, xây dựng kế hoạch, chương trình và kịp thời ra quyết định thanh tra đối với Vinashin. Không có việc Thanh tra Chính phủ trì hoãn thanh tra và cũng không có việc Chính phủ đã chặn lại không cho thanh tra đối với Vinashin, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết.
Trao đổi với báo chí vào chiều 12/11 vừa qua, ông Truyền cũng nói: “Tinh thần của Thủ tướng chỉ đạo là phải làm khẩn trương để có báo cáo chính thức. Nếu kịp hoàn thành thì sẽ báo cáo trước Quốc hội ngay trong kỳ họp, không kịp thì sau đó cũng sẽ báo cáo đầy đủ”.
Phân vân không biết “báo cáo chính thức” này có được gửi đến trước phiên chất vấn đầu tiên diễn ra hay không, đại biểu Vũ Quang Hải cho rằng, nếu chưa thật sự đầy đủ thì cũng nên có báo cáo ban đầu để đại biểu nắm được nhiều thông tin hơn về tập đoàn này. Và vì thế, đại biểu Hải vẫn chưa hết lo về “tên trộm thông minh” tại chất vấn được nêu trước kỳ họp.
Cũng được gửi từ khi chưa khai mạc kỳ họp thứ tám là chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Thám (Tp.HCM). Tại đây, đại biểu Thám chất vấn vì sao trong thời gian qua tình trạng quan… bạc (quan chức đánh bạc bị bắt quả tang) liên tiếp xảy ra, gây bất bình trong nhân dân, các cơ quan thẩm quyền đã xem xét, xử lý các vụ việc vi phạm kể trên đạt kết quả ra sao?
Trong thời gian tới, với chức trách của mình, bộ trưởng (tập hợp chất vấn không nêu đại biểu chất vấn bộ trưởng nào - PV) sẽ làm gì để ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm minh các vụ quan chức tham gia đánh bạc?
Khó có thể kể hết những vấn đề mà các vị đại biểu đã nhấn mạnh qua gần 200 chất vấn (tính đến hết ngày 14/11). Song có thể thấy theo sát Vinashin về độ đậm đặc là thiếu điện và quy hoạch nguồn điện thời gian tới (17 câu hỏi). 12 câu hỏi liên quan đến vấn đề biên chế và cũng bằng ấy nội dung chất vấn liên quan đến kiểm soát giá cả các mặt hàng (chưa tính giá vật tư nông nghiệp). Cạnh đó còn có 11 câu hỏi về bauxite, 7 câu hỏi về nguy cơ và giải pháp đảm bảo an toàn cho từ các hồ thủy điện…
Không ít các chất vấn này đã được trả lời bằng văn bản, song không nhận được nhiều sự hài lòng từ người hỏi. Và đó cũng chính là một phần lý do vì sao các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại mỗi kỳ họp vẫn luôn được đón đợi.