Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng: Nhiều chiều Vinashin
Đại biểu Quốc hội muốn nghe ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về nhiều vấn đề liên quan đến Vinashin
Theo tập hợp mới nhất những ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tám, trong 21 chất vấn đã được gửi đến Thủ tướng, có nhiều câu hỏi rất cụ thể về Vinashin.
Theo thông lệ, tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn tại nghị trường. Song ngay từ đầu kỳ họp, nhiều chất vấn bằng văn bản đã gửi đến người đứng đầu Chính phủ. Theo đó, có những đại biểu chỉ chất vấn về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với nhiều nội dung khác nhau.
Cử tri muốn biết ý kiến cá nhân Thủ tướng
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đặt vấn đề: báo cáo của Chính phủ đã đánh giá nguyên nhân yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Vinashin là do sự độc đoán, chuyên quyền của người lãnh đạo tập đoàn và sự thiếu kiểm soát của cơ quan quản lý. Những cá nhân độc đoán chuyên quyền và có hành vi vi phạm pháp luật của Vinashin đã bị khởi tố, tạm giam, còn cơ quan quản lý thiếu sự kiểm soát là cơ quan nào và sẽ bị xử lý như thế nào thì chưa nghe nói. Xin Thủ tướng cho biết để trả lời cho cử tri.
Ai làm trưởng các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, xin công khai danh tính để Quốc hội biết, xem xét trách nhiệm của những người này, đại biểu Nghĩa hỏi tiếp.
Cũng liên quan đến trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, theo đại biểu Lê Việt Trường, cử tri mong muốn Thủ tướng cho biết ý kiến cá nhân của Thủ tướng là các đoàn đã được giao thanh, kiểm tra (11 đoàn) thuộc trường hợp nào trong số các trường hợp sau đây: do trình độ, năng lực yếu kém nên không phát hiện được vấn đề; đủ trình độ, năng lực phát hiện được nhưng do nể nang mà cho qua, hay vì động cơ hoặc sức ép nào đó mà quyết định cho qua?
Ngoài ra, cả đại biểu Lê Thị Dung (An Giang), Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) và Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cũng muốn hỏi về trách nhiệm của Thủ tướng trong “sự kiện” Vinashin.
Chất vấn cả trách nhiệm của Phó thủ tướng trực tiếp phụ trách và bộ trưởng các bộ liên quan, đại biểu Đặng Văn Khanh mở ngoặc đơn đề nghị Thủ tướng “không nên nói chung chung như báo cáo”, vì đây là tập đoàn thuộc Chính phủ, và sự việc xảy ra không phải trong một thời gian ngắn.
Còn nhiều nữa những nội dung chất vấn liên quan đến Vinashin. Đại biểu Mai Hữu Tín (Bình Dương) đề nghị cung cấp cho đại biểu điều lệ tổ chức hoạt động cũng như quy chế quản lý tài chính của tập đoàn này, theo như báo cáo của Chính phủ là sẽ được ban hành trong tháng 10/2010.
Còn đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) muốn biết: tình hình nợ, lộ trình trả nợ, nguồn trả nợ, khả năng trả nợ và các giải pháp tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.
Lĩnh vực nào là đột phá chống tham nhũng?
So với kỳ họp cuối năm trước, số chất vấn gửi đến Thủ tướng giảm khá nhiều ( kỳ họp cuối năm 2009 Thủ tướng nhận được 35 chất vấn) nhưng những câu hỏi về trách nhiệm trên nhiều lĩnh vực thì dường như chưa hề giảm.
Đại biểu Đặng Văn Khanh đề nghị Thủ tướng khẳng định trước Quốc hội và cử tri có tiếp tục triển khai dự án bauxite Tây Nguyên nữa không. Nếu tiếp tục thực hiện thì hiệu quả kinh tế - quốc phòng - an ninh - môi trường ra sao? Và, nếu xảy ra sự cố bùn đỏ như Hungary thì ai chịu trách nhiệm (kể cả khi đó Thủ tướng đã nghỉ công tác)?
Băn khoăn của đại biểu Trương Thị Ánh (Tp.HCM) lại là sắp tới Thủ tướng sẽ chọn lĩnh vực đột phá nào để việc đấu tranh phòng chống tham nhũng ngày càng hiệu quả hơn?
Đưa vào chất vấn những bức xúc của cử tri về thiếu điện, giá cả tăng liên tục, đại biểu Nguyễn Minh Hà (Hà Nội) đề nghị Chính phủ phải có giải pháp để kiềm chế lạm phát để ổn định cuộc sống nhân dân.
Những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên khoáng sản, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế… cũng được một số vị đại biểu đặt ra với người đứng đầu Chính phủ.
Tại kỳ họp này, trong tổng số khoảng 200 chất vấn được gửi đến các thành viên Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đều nhận được duy nhất một chất vấn. Theo đó, ba vấn đề đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đặt ra với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đều liên quan đến tình trạng thiếu điện kéo dài và chậm được khắc phục.
Đại biểu Vũ Quang Hải cho biết, ông đã gửi chất vấn đến Phó thủ tướng sau kỳ họp thứ bảy nhưng chưa được trả lời. Và, tại kỳ họp này, ông rất mong sẽ nhận được câu trả lời từ Thủ tướng, nếu Phó thủ tướng không đăng đàn trả lời chất vấn.
Theo chương trình của kỳ họp này, vào sáng 24/11, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Nhiều vị đại biểu Quốc hội cho biết sẽ trực tiếp nêu câu hỏi khi Thủ tướng đăng đàn, với mong muốn làm rõ những vấn đề cử tri và đại biểu cùng quan tâm, từ đó sẽ có những giải pháp thiết thực để ổn định vĩ mô, nâng cao hiệu quả hiệu lực điều hành, giải quyết những vấn đề bức xúc của cuộc sống.
Theo thông lệ, tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn tại nghị trường. Song ngay từ đầu kỳ họp, nhiều chất vấn bằng văn bản đã gửi đến người đứng đầu Chính phủ. Theo đó, có những đại biểu chỉ chất vấn về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với nhiều nội dung khác nhau.
Cử tri muốn biết ý kiến cá nhân Thủ tướng
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đặt vấn đề: báo cáo của Chính phủ đã đánh giá nguyên nhân yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Vinashin là do sự độc đoán, chuyên quyền của người lãnh đạo tập đoàn và sự thiếu kiểm soát của cơ quan quản lý. Những cá nhân độc đoán chuyên quyền và có hành vi vi phạm pháp luật của Vinashin đã bị khởi tố, tạm giam, còn cơ quan quản lý thiếu sự kiểm soát là cơ quan nào và sẽ bị xử lý như thế nào thì chưa nghe nói. Xin Thủ tướng cho biết để trả lời cho cử tri.
Ai làm trưởng các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, xin công khai danh tính để Quốc hội biết, xem xét trách nhiệm của những người này, đại biểu Nghĩa hỏi tiếp.
Cũng liên quan đến trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, theo đại biểu Lê Việt Trường, cử tri mong muốn Thủ tướng cho biết ý kiến cá nhân của Thủ tướng là các đoàn đã được giao thanh, kiểm tra (11 đoàn) thuộc trường hợp nào trong số các trường hợp sau đây: do trình độ, năng lực yếu kém nên không phát hiện được vấn đề; đủ trình độ, năng lực phát hiện được nhưng do nể nang mà cho qua, hay vì động cơ hoặc sức ép nào đó mà quyết định cho qua?
Ngoài ra, cả đại biểu Lê Thị Dung (An Giang), Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) và Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cũng muốn hỏi về trách nhiệm của Thủ tướng trong “sự kiện” Vinashin.
Chất vấn cả trách nhiệm của Phó thủ tướng trực tiếp phụ trách và bộ trưởng các bộ liên quan, đại biểu Đặng Văn Khanh mở ngoặc đơn đề nghị Thủ tướng “không nên nói chung chung như báo cáo”, vì đây là tập đoàn thuộc Chính phủ, và sự việc xảy ra không phải trong một thời gian ngắn.
Còn nhiều nữa những nội dung chất vấn liên quan đến Vinashin. Đại biểu Mai Hữu Tín (Bình Dương) đề nghị cung cấp cho đại biểu điều lệ tổ chức hoạt động cũng như quy chế quản lý tài chính của tập đoàn này, theo như báo cáo của Chính phủ là sẽ được ban hành trong tháng 10/2010.
Còn đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) muốn biết: tình hình nợ, lộ trình trả nợ, nguồn trả nợ, khả năng trả nợ và các giải pháp tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.
Lĩnh vực nào là đột phá chống tham nhũng?
So với kỳ họp cuối năm trước, số chất vấn gửi đến Thủ tướng giảm khá nhiều ( kỳ họp cuối năm 2009 Thủ tướng nhận được 35 chất vấn) nhưng những câu hỏi về trách nhiệm trên nhiều lĩnh vực thì dường như chưa hề giảm.
Đại biểu Đặng Văn Khanh đề nghị Thủ tướng khẳng định trước Quốc hội và cử tri có tiếp tục triển khai dự án bauxite Tây Nguyên nữa không. Nếu tiếp tục thực hiện thì hiệu quả kinh tế - quốc phòng - an ninh - môi trường ra sao? Và, nếu xảy ra sự cố bùn đỏ như Hungary thì ai chịu trách nhiệm (kể cả khi đó Thủ tướng đã nghỉ công tác)?
Băn khoăn của đại biểu Trương Thị Ánh (Tp.HCM) lại là sắp tới Thủ tướng sẽ chọn lĩnh vực đột phá nào để việc đấu tranh phòng chống tham nhũng ngày càng hiệu quả hơn?
Đưa vào chất vấn những bức xúc của cử tri về thiếu điện, giá cả tăng liên tục, đại biểu Nguyễn Minh Hà (Hà Nội) đề nghị Chính phủ phải có giải pháp để kiềm chế lạm phát để ổn định cuộc sống nhân dân.
Những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên khoáng sản, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế… cũng được một số vị đại biểu đặt ra với người đứng đầu Chính phủ.
Tại kỳ họp này, trong tổng số khoảng 200 chất vấn được gửi đến các thành viên Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đều nhận được duy nhất một chất vấn. Theo đó, ba vấn đề đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đặt ra với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đều liên quan đến tình trạng thiếu điện kéo dài và chậm được khắc phục.
Đại biểu Vũ Quang Hải cho biết, ông đã gửi chất vấn đến Phó thủ tướng sau kỳ họp thứ bảy nhưng chưa được trả lời. Và, tại kỳ họp này, ông rất mong sẽ nhận được câu trả lời từ Thủ tướng, nếu Phó thủ tướng không đăng đàn trả lời chất vấn.
Theo chương trình của kỳ họp này, vào sáng 24/11, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Nhiều vị đại biểu Quốc hội cho biết sẽ trực tiếp nêu câu hỏi khi Thủ tướng đăng đàn, với mong muốn làm rõ những vấn đề cử tri và đại biểu cùng quan tâm, từ đó sẽ có những giải pháp thiết thực để ổn định vĩ mô, nâng cao hiệu quả hiệu lực điều hành, giải quyết những vấn đề bức xúc của cuộc sống.