10:40 23/09/2016

Tập đoàn vận tải biển lớn nhất thế giới tách làm đôi

Đan Nguyên

Đồng thời, tập đoàn sẽ hạn chế tối đa đặt mua tàu mới mà thay vào đó sẽ đẩy mạnh thâu tóm các công ty vận tải nhỏ hơn để tận dụng tốt nhất tài nguyên và hạ tầng sẵn có

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Maersk sẽ chuẩn bị có thêm 27 tàu biển theo đơn đặt hàng từ trước đó, nhưng trong ngắn hạn sẽ không có thêm đơn hàng đặt mua tàu nào - Ảnh: Daithiorouke</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Maersk sẽ chuẩn bị có thêm 27 tàu biển theo đơn đặt hàng từ trước đó, nhưng trong ngắn hạn sẽ không có thêm đơn hàng đặt mua tàu nào - Ảnh: Daithiorouke</span>
Tập đoàn vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk sẽ tách ra thành hai công ty chịu trách nhiệm hai mảng kinh doanh riêng bao gồm vận tải và năng lượng. Kế hoạch này là một phần trong chương trình đại cải tổ tập đoàn Maersk, theo tin từ Bloomberg.

Nhận xét về động thái mới nhất của Maersk, trong thư gửi khách hàng của mình, các chuyên gia phân tích thuộc Goldman Sachs viết: “Việc Maersk chia tách tập đoàn sẽ giúp phát huy tối đa những thế mạnh sẵn có, tập trung thêm nhiều nguồn lực tài chính và nhân sự vào mảng vận tải vốn được coi như lợi thế cạnh tranh nổi trội của Maersk. Maersk sẽ rút dần khỏi mảng năng lượng, điều đó sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí”.

Đầu tháng 7/2016, CEO của Maersk, ông Soren Skou đã công bố về kế hoạch kinh doanh sắp tới của tập đoàn. Theo đó, tập đoàn sẽ hạn chế tối đa đặt mua tàu mới mà thay vào đó sẽ đẩy mạnh thâu tóm các công ty vận tải nhỏ hơn để tận dụng tốt nhất tài nguyên và hạ tầng sẵn có, ông Skou tin hiện nay thế giới đã có đủ số lượng tàu vận chuyển cần thiết nên không cần thiết phải đóng mới tàu nữa.

Maersk sẽ chuẩn bị có thêm 27 tàu biển theo đơn đặt hàng từ trước đó, nhưng trong ngắn hạn sẽ không có thêm đơn hàng đặt mua tàu nào để tránh gây ra tình trạng thừa thãi tàu, ông Skou khẳng định.

Từ khi tập đoàn vận tải biển lớn thứ 6 của Hàn Quốc, Hanjin Shipping, sụp đổ, Maersk đã nhận được thêm rất nhiều đơn hàng.

Giới đầu tư tài chính Đan Mạch đánh giá cao động thái mới nhất của Maersk. Sau khi thông tin trên được công bố ra thị trường, cổ phiếu Maersk đã tăng 4,2%. Từ đầu năm 2016 đến nay, cổ phiếu Maersk tăng 11%.

Đồn đoán về kế hoạch cải tổ tập đoàn này đã xuất hiện trên thị trường tài chính Đan Mạch từ khoảng giữa tháng 6/2016, cùng thời gian này, CEO của tập đoàn khi đó là ông Nils Smedegaard Andersen bị sa thải.

Ngay khi thông tin về kế hoạch chia đôi tập đoàn được xác nhận, cổ phiếu Maersk tăng 12% trong một phiên giao dịch. Giới đầu tư cho rằng giá trị của Maersk sẽ tăng lên rất nhiều khi các bộ phận kinh doanh khác nhau hoạt động độc lập.

Cùng với kế hoạch chia tách tập đoàn, Maersk công bố thay giám đốc tài chính và giám đốc chiến lược để cải tổ đội ngũ quản lý.

Nhiều tổ chức tài chính Đan Mạch đã lập tức khuyến nghị khách hàng nên mua thêm cổ phiếu của Maersk bởi họ tin kế hoạch tái cấu trúc tập đoàn sẽ mang lại nhiều thành công, ước tính trong 3 năm tới, mỗi năm tập đoàn tiết kiệm được khoảng 600 triệu USD chi phí.

Ban điều hành của Maersk tin rằng họ sẽ cần phải tìm được chiến lược tốt hơn để quản lý hoạt động kinh doanh năng lượng.