Tàu do thám Trung Quốc bám theo chiến hạm Mỹ
Cũng trong ngày 15/6, Nhật Bản cho biết một tàu do thám khác của Trung Quốc đã xâm nhập vào hải phận nước này
Một tàu do thám của Trung Quốc đã bám theo hàng không mẫu hạm John C. Stennis của Mỹ ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương ngày 15/6 khi chiến hạm này cùng với tàu chiến của Nhật Bản và Ấn Độ tiến hành tập trận chung ở vùng biển mà Bắc Kinh coi là “sân sau” của mình - hãng tin Reuters dẫn lời vị chỉ huy tàu Mỹ cho biết.
Cuộc phô trương sức mạnh hải quân lần này của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Tokyo và Washington lo ngại về việc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Tây Thái Bình Dương bằng đội tàu ngầm và chiến hạm trên mặt biển, song song với việc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông bằng cách mở rộng và bồi lấp trái phép các hòn đảo nhân tạo.
Cũng trong ngày 15/6, Nhật Bản cho biết một tàu do thám khác của Trung Quốc đã xâm nhập vào hải phận nước này ở phía Nam đảo Kyushu. Trong khi đó, Trung Quốc nói nước này hành động theo luật pháp và tuân thủ nguyên tắc về tự do hàng hải.
“Có một tàu Trung Quốc di chuyển cách chúng ta khoảng 7-10 dặm”, thuyền trưởng Gregory C. Huffman của hàng không mẫu hạm Stennis nói với các phóng viên có mặt trên tàu này, sau khi con tàu đón những chiến đấu cơ F18 tham gia cuộc tập trận. Ông Huffman cho biết thêm, con tàu Trung Quốc đã bám theo tàu Mỹ từ Biển Đông.
Phát ngôn viên Lu Kang của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không biết gì về vấn đề này.
Bắc Kinh xem việc ra vào Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với việc vận chuyển hàng hóa tới các đại dương còn lại của thế giới, cũng như thể hiện sức mạnh hải quân của mình.
Ngăn cản sự tiếp cận của Trung Quốc đối với phía Tây Thái Bình Dương là 200 hòn đảo trải từ nhóm đảo chính của Nhật Bản qua biển Hoa Đông, tới khu vực cách đảo Đài Loan khoảng 100 km. Nhật Bản hiện đang củng cố lực lượng tại các đảo này bằng các trạm radar và hệ thống tên lửa đối hạm.
Trong cuộc tập trận lần này, tàu Stennis cùng với 9 tàu hải quân khác, bao gồm một tàu sân bay Nhật Bản và một số tàu khu trục cỡ nhỏ của Ấn Độ tập trận ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Okinawa của Nhật. Máy bay tuần tra xuất phát từ các căn cứ ở Nhật cũng tham gia vào cuộc tập trận thường niên có tên là Malabar này.
Bằng cách tham gia cuộc tập trận, Nhật Bản thắt chặt các mối quan hệ liên minh mà Tokyo hy vọng sẽ giúp đối trọng với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc. Căng thẳng giữa hai nước đã gia tăng trong thời gian gần đây sau khi một chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên di chuyển trong phạm vi 24 dặm từ quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Lo ngại sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển, Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ có kế hoạch cử thêm tàu tới Đông Á để làm việc cùng Hạm đội 7 đang đóng quân tại Nhật Bản, một quan chức Mỹ tiết lộ ngày 14/6.
Đối với Ấn Độ, cuộc tập trận lần này là một cơ hội để phô trương lực lượng gần vùng biển phía Đông của Trung Quốc và phát tín hiệu rằng New Dehli không hài lòng với hoạt động hải quân gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã cử 4 tàu đi qua Biển Đông, với trạm dừng chân ở Philippines và Việt Nam trước khi đến với cuộc tập trận.
Cuộc phô trương sức mạnh hải quân lần này của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Tokyo và Washington lo ngại về việc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Tây Thái Bình Dương bằng đội tàu ngầm và chiến hạm trên mặt biển, song song với việc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông bằng cách mở rộng và bồi lấp trái phép các hòn đảo nhân tạo.
Cũng trong ngày 15/6, Nhật Bản cho biết một tàu do thám khác của Trung Quốc đã xâm nhập vào hải phận nước này ở phía Nam đảo Kyushu. Trong khi đó, Trung Quốc nói nước này hành động theo luật pháp và tuân thủ nguyên tắc về tự do hàng hải.
“Có một tàu Trung Quốc di chuyển cách chúng ta khoảng 7-10 dặm”, thuyền trưởng Gregory C. Huffman của hàng không mẫu hạm Stennis nói với các phóng viên có mặt trên tàu này, sau khi con tàu đón những chiến đấu cơ F18 tham gia cuộc tập trận. Ông Huffman cho biết thêm, con tàu Trung Quốc đã bám theo tàu Mỹ từ Biển Đông.
Phát ngôn viên Lu Kang của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không biết gì về vấn đề này.
Bắc Kinh xem việc ra vào Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với việc vận chuyển hàng hóa tới các đại dương còn lại của thế giới, cũng như thể hiện sức mạnh hải quân của mình.
Ngăn cản sự tiếp cận của Trung Quốc đối với phía Tây Thái Bình Dương là 200 hòn đảo trải từ nhóm đảo chính của Nhật Bản qua biển Hoa Đông, tới khu vực cách đảo Đài Loan khoảng 100 km. Nhật Bản hiện đang củng cố lực lượng tại các đảo này bằng các trạm radar và hệ thống tên lửa đối hạm.
Trong cuộc tập trận lần này, tàu Stennis cùng với 9 tàu hải quân khác, bao gồm một tàu sân bay Nhật Bản và một số tàu khu trục cỡ nhỏ của Ấn Độ tập trận ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Okinawa của Nhật. Máy bay tuần tra xuất phát từ các căn cứ ở Nhật cũng tham gia vào cuộc tập trận thường niên có tên là Malabar này.
Bằng cách tham gia cuộc tập trận, Nhật Bản thắt chặt các mối quan hệ liên minh mà Tokyo hy vọng sẽ giúp đối trọng với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc. Căng thẳng giữa hai nước đã gia tăng trong thời gian gần đây sau khi một chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên di chuyển trong phạm vi 24 dặm từ quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Lo ngại sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển, Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ có kế hoạch cử thêm tàu tới Đông Á để làm việc cùng Hạm đội 7 đang đóng quân tại Nhật Bản, một quan chức Mỹ tiết lộ ngày 14/6.
Đối với Ấn Độ, cuộc tập trận lần này là một cơ hội để phô trương lực lượng gần vùng biển phía Đông của Trung Quốc và phát tín hiệu rằng New Dehli không hài lòng với hoạt động hải quân gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã cử 4 tàu đi qua Biển Đông, với trạm dừng chân ở Philippines và Việt Nam trước khi đến với cuộc tập trận.