G7 lo ngại biển Đông, Trung Quốc “vô cùng thất vọng”
Tuyên bố của G7 được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh có lời đề nghị G7 không thảo luận về các tranh chấp
Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 27/5 đã bày tỏ sự lo ngại về căng thẳng trên biển gia tăng ở khu vực châu Á, đồng thời kêu gọi giải quyết tranh chấp không bằng con đường vũ lực.
“Chúng tôi lo ngại về tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng căn bản của việc quản lý và giải quyết một cách hòa bình cách tranh chấp”, tuyên bố chung khép lại cuộc họp thượng đỉnh kéo dài của G7 có đoạn viết.
Tuy nhiên, tuyên bố này không đề cập danh tính cụ thể của bất kỳ một quốc gia nào.
G7 - nhóm nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada - cũng nhắc lại rằng “tự do hàng hải và hàng không” cần phải được tôn trọng.
Các nhà lãnh đạo khối này nói các tuyên bố chủ quyền cần được đưa ra dựa trên luật pháp quốc tế và các quốc gia cần kiềm chế để tránh có “những hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng”, tránh “sử dụng vũ lực hoặc áp đặt để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình”.
Tuyên bố này của G7 được xem là nhằm vào Trung Quốc và được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh có lời đề nghị G7 không thảo luận về các tranh chấp trong khu vực.
Theo hãng tin Reuters, sau khi G7 đưa ra tuyên bố nói trên, Trung Quốc ngay lập tức đã có phản ứng, rằng nước này “vô cùng thất vọng” trước những gì mà G7 nói về biển Đông.
Trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Hội nghị thượng đỉnh G77 do Nhật Bản đăng cai đã thổi phồng vấn đề biển Đông và nói quá về căng thẳng trên vùng biển này. Điều đó không có lợi cho ổn định trên Biển Đông và không phù hợp với vị thế của G7 là một nền tảng để quản lý nền kinh tế của các quốc gia phát triển”.
“Trung Quốc vô cùng thất vọng với những gì mà Nhật Bản và G7 đã làm”, bà Oánh nói.
Hôm 24/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói Tokyo hoan nghênh sự nổi lên hòa bình của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh lập trường của nước này về phản đối những hành động nhằm mục đích thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực.
Trong tuyên bố chung kết thúc kỳ họp thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo G7 cũng nhất trí rằng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu là một “ưu tiên cấp bách”. G7 cũng cảnh báo nếu nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) thì sự kiện đó sẽ gây ra nhiều thách thức mới cho nền kinh tế thế giới.
“Chúng tôi lo ngại về tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng căn bản của việc quản lý và giải quyết một cách hòa bình cách tranh chấp”, tuyên bố chung khép lại cuộc họp thượng đỉnh kéo dài của G7 có đoạn viết.
Tuy nhiên, tuyên bố này không đề cập danh tính cụ thể của bất kỳ một quốc gia nào.
G7 - nhóm nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada - cũng nhắc lại rằng “tự do hàng hải và hàng không” cần phải được tôn trọng.
Các nhà lãnh đạo khối này nói các tuyên bố chủ quyền cần được đưa ra dựa trên luật pháp quốc tế và các quốc gia cần kiềm chế để tránh có “những hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng”, tránh “sử dụng vũ lực hoặc áp đặt để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình”.
Tuyên bố này của G7 được xem là nhằm vào Trung Quốc và được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh có lời đề nghị G7 không thảo luận về các tranh chấp trong khu vực.
Theo hãng tin Reuters, sau khi G7 đưa ra tuyên bố nói trên, Trung Quốc ngay lập tức đã có phản ứng, rằng nước này “vô cùng thất vọng” trước những gì mà G7 nói về biển Đông.
Trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Hội nghị thượng đỉnh G77 do Nhật Bản đăng cai đã thổi phồng vấn đề biển Đông và nói quá về căng thẳng trên vùng biển này. Điều đó không có lợi cho ổn định trên Biển Đông và không phù hợp với vị thế của G7 là một nền tảng để quản lý nền kinh tế của các quốc gia phát triển”.
“Trung Quốc vô cùng thất vọng với những gì mà Nhật Bản và G7 đã làm”, bà Oánh nói.
Hôm 24/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói Tokyo hoan nghênh sự nổi lên hòa bình của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh lập trường của nước này về phản đối những hành động nhằm mục đích thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực.
Trong tuyên bố chung kết thúc kỳ họp thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo G7 cũng nhất trí rằng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu là một “ưu tiên cấp bách”. G7 cũng cảnh báo nếu nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) thì sự kiện đó sẽ gây ra nhiều thách thức mới cho nền kinh tế thế giới.