Tết này Hà Nội ít hoa tươi
Vào dịp Tết, nhu cầu đối với các loại hoa thường tăng mạnh, với người dân trồng hoa đây là dịp để họ mong chờ vào vụ thu hoạch
Tết cổ truyền là dịp nhu cầu đối với hoa tươi tăng mạnh. Vì vậy, với những người trồng hoa tại xã Tây Tựu (Từ Liêm - Hà Nội) đây là vụ thu hoạch lớn nhất trong năm. Nhưng năm nay, sự khắc nghiệt của thời tiết đã khiến không ít vườn hoa không thể thu hoạch vào trúng dịp Tết.
Với hơn 300 ha chuyên canh hoa, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã, Tây Tựu được xem là nơi cung cấp lượng hoa lớn không chỉ cho thị trường Hà Nội mà cả các tỉnh xung quanh.
Nhưng diễn biến thất thường của thời tiết, cùng với đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã khiến cho nhiều vườn hồng, vườn cúc, thược dược… tại đây không thể ra hoa phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.
Bác Hiển một người trồng hoa tại xóm Thạch Khê, Tây Tựu 2 không khỏi ngậm ngùi khi gần 3 sào cúc của gia đình sau hơn 3 tháng chăm sóc, nhưng dịp Tết này vẫn không thể cho thu hoạch.
Theo nhẩm tính của bác, nếu cúc cho thu hoạch vào dịp Tết, với giá bán khoảng 1.000 đồng/bông, một sào thu được khoảng 20 triệu đồng, trừ một nửa chi phí, còn có chút lời. Nếu thu sau Tết, nắng ấm, lượng hoa cung cấp ra thị trường nhiều, giá bán chỉ được 500 đồng/bông, coi như suốt mấy tháng chăm sóc chẳng được một chút công nào.
Gia đình bà Thường, thôn Thượng có 5 sào cúc, vào dịp này cũng chỉ có 1 sào cho thu hoạch. Tuy giá bán ngay tại vườn hiện đang là 2.000 đồng/bông, một sào thu được 50 triệu đồng. Nhưng theo bà, chi phí cho một sào cúc gồm cây giống, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, điện thắp sáng… cho đến khi thu hoạch vào khoảng 10 triệu đồng. Hiện khoản thu này mới bằng số tiền của gia đình bà đầu tư cho cả ruộng.
Cũng theo bà Thường, năm nay, các chủ vườn hoa cúc tùy theo từng giống dài ngày, hay ngắn ngày đa phần cũng chỉ cho thu hoạch ở mức 1/2 diện tích.
Các hộ trồng hoa hồng tại Tây Tựu cũng trong tình trạng tương tự, dù loài hoa này cho thu hoạch quanh năm. Những người dân trồng hoa ở đây cho biết, do thời tiết rét đậm trong những ngày vừa qua đã khiến lượng hoa có thể cho thu hoạch vào dịp Tết năm nay ở mức khá thấp. Tại vườn hiện hồng đỏ được bán với giá 4.000 đồng/bông.
“Đến Tết, nếu thời tiết tiếp tục rét, giá bán tại vườn có thể lên tới 10.000 đồng/bông. Nhưng nếu thời tiết ấm dần lên, lượng hoa cung cấp ra thị trường nhiều, giá bán sẽ bị giảm xuống”, chị Mai, một chủ vườn cho hay.
Mặc dù hiện nay, theo chị Mai các hộ nông dân cũng đã áp dụng một số biện pháp khoa học nhằm thúc hay kìm để hoa nở đúng độ, nhưng thời tiết vẫn là yếu tố quan trọng. “Thời tiết “cho” bao nhiêu, người dân hưởng chừng đó, chứ kìm hay thúc được hoa thì người trồng hoa đã không phải lo thời tiết nữa”, chị nói.
Chia sẻ về sự “éo le” của thời tiết đối với người trồng hoa, kinh doanh hoa, bác Nguyệt, Tây Tựu 2 còn kể, năm trước, chừng 25 – 26 tháng Chạp, trời lạnh, cúc cắt tại vườn đã lên tới 5.000 đồng/bông. Nhiều hộ vì nghĩ giá sẽ tiếp tục lên, nên chưa muốn cắt, nhưng chỉ một hai hôm sau, trời bỗng trở nắng, nồm ẩm, giá hoa giảm 50%, bán còn không có người mua.
Còn nói về vườn loa kèn nhà mình, bác Nguyệt cho biết, đầu tư 1 sào hoa mất khoảng 20 triệu đồng, năm trước nhờ thời tiết thuận lợi, ruộng hoa 1 sào đã cho gia đình bác thu hoạch tới 70 triệu đồng. Nhưng năm nay, thời tiết khắc nghiệt đã khiến cho nhiều củ chẳng thể mọc cây. Củ lên cây thì lại không cho hoa.
Vụ trước, cây thường cao trên 50 cm mới cho hoa, năm nay, nhiều cây không thể phát triển, chiều cao mới chừng 30 cm đã ra hoa, “với những cây như thế, có ra hoa cũng không thể bán”, bác Nguyệt chia sẻ. Không chỉ gia đình bác, năm nay hầu hết các hộ trồng loa kèn đều có một vụ mùa kém thu, thậm chí cần “thâm” cả vào vốn.
Một số vườn ly, như của anh Kiên, khu Cửa Đình, thôn 2, tuy cho thu hoạch đúng vụ, nhưng theo anh giá bán cũng chỉ ở mức 30.000 – 50.000 đồng/cây, do không được đẹp như năm trước. Vào dịp Tết năm ngoái, những cây đẹp, nhiều nụ, nhiều hoa anh đã bán tới 70.000 đồng/cây.
Tuy nhiên, những người trồng hồng còn có thể trông chờ vào dịp thu hoạch sau tết vì ngày lễ tình yêu đang đến gần. Các hộ trồng cúc hay những loại hoa khác, mặc dù vẫn có thể bán cho người dân chơi rằm, phục vụ thanh minh, nhưng chắc chắn sẽ không thể được mức giá cao như hồi trong Tết.
Với hơn 300 ha chuyên canh hoa, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã, Tây Tựu được xem là nơi cung cấp lượng hoa lớn không chỉ cho thị trường Hà Nội mà cả các tỉnh xung quanh.
Nhưng diễn biến thất thường của thời tiết, cùng với đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã khiến cho nhiều vườn hồng, vườn cúc, thược dược… tại đây không thể ra hoa phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.
Bác Hiển một người trồng hoa tại xóm Thạch Khê, Tây Tựu 2 không khỏi ngậm ngùi khi gần 3 sào cúc của gia đình sau hơn 3 tháng chăm sóc, nhưng dịp Tết này vẫn không thể cho thu hoạch.
Theo nhẩm tính của bác, nếu cúc cho thu hoạch vào dịp Tết, với giá bán khoảng 1.000 đồng/bông, một sào thu được khoảng 20 triệu đồng, trừ một nửa chi phí, còn có chút lời. Nếu thu sau Tết, nắng ấm, lượng hoa cung cấp ra thị trường nhiều, giá bán chỉ được 500 đồng/bông, coi như suốt mấy tháng chăm sóc chẳng được một chút công nào.
Gia đình bà Thường, thôn Thượng có 5 sào cúc, vào dịp này cũng chỉ có 1 sào cho thu hoạch. Tuy giá bán ngay tại vườn hiện đang là 2.000 đồng/bông, một sào thu được 50 triệu đồng. Nhưng theo bà, chi phí cho một sào cúc gồm cây giống, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, điện thắp sáng… cho đến khi thu hoạch vào khoảng 10 triệu đồng. Hiện khoản thu này mới bằng số tiền của gia đình bà đầu tư cho cả ruộng.
Cũng theo bà Thường, năm nay, các chủ vườn hoa cúc tùy theo từng giống dài ngày, hay ngắn ngày đa phần cũng chỉ cho thu hoạch ở mức 1/2 diện tích.
Các hộ trồng hoa hồng tại Tây Tựu cũng trong tình trạng tương tự, dù loài hoa này cho thu hoạch quanh năm. Những người dân trồng hoa ở đây cho biết, do thời tiết rét đậm trong những ngày vừa qua đã khiến lượng hoa có thể cho thu hoạch vào dịp Tết năm nay ở mức khá thấp. Tại vườn hiện hồng đỏ được bán với giá 4.000 đồng/bông.
“Đến Tết, nếu thời tiết tiếp tục rét, giá bán tại vườn có thể lên tới 10.000 đồng/bông. Nhưng nếu thời tiết ấm dần lên, lượng hoa cung cấp ra thị trường nhiều, giá bán sẽ bị giảm xuống”, chị Mai, một chủ vườn cho hay.
Mặc dù hiện nay, theo chị Mai các hộ nông dân cũng đã áp dụng một số biện pháp khoa học nhằm thúc hay kìm để hoa nở đúng độ, nhưng thời tiết vẫn là yếu tố quan trọng. “Thời tiết “cho” bao nhiêu, người dân hưởng chừng đó, chứ kìm hay thúc được hoa thì người trồng hoa đã không phải lo thời tiết nữa”, chị nói.
Chia sẻ về sự “éo le” của thời tiết đối với người trồng hoa, kinh doanh hoa, bác Nguyệt, Tây Tựu 2 còn kể, năm trước, chừng 25 – 26 tháng Chạp, trời lạnh, cúc cắt tại vườn đã lên tới 5.000 đồng/bông. Nhiều hộ vì nghĩ giá sẽ tiếp tục lên, nên chưa muốn cắt, nhưng chỉ một hai hôm sau, trời bỗng trở nắng, nồm ẩm, giá hoa giảm 50%, bán còn không có người mua.
Còn nói về vườn loa kèn nhà mình, bác Nguyệt cho biết, đầu tư 1 sào hoa mất khoảng 20 triệu đồng, năm trước nhờ thời tiết thuận lợi, ruộng hoa 1 sào đã cho gia đình bác thu hoạch tới 70 triệu đồng. Nhưng năm nay, thời tiết khắc nghiệt đã khiến cho nhiều củ chẳng thể mọc cây. Củ lên cây thì lại không cho hoa.
Vụ trước, cây thường cao trên 50 cm mới cho hoa, năm nay, nhiều cây không thể phát triển, chiều cao mới chừng 30 cm đã ra hoa, “với những cây như thế, có ra hoa cũng không thể bán”, bác Nguyệt chia sẻ. Không chỉ gia đình bác, năm nay hầu hết các hộ trồng loa kèn đều có một vụ mùa kém thu, thậm chí cần “thâm” cả vào vốn.
Một số vườn ly, như của anh Kiên, khu Cửa Đình, thôn 2, tuy cho thu hoạch đúng vụ, nhưng theo anh giá bán cũng chỉ ở mức 30.000 – 50.000 đồng/cây, do không được đẹp như năm trước. Vào dịp Tết năm ngoái, những cây đẹp, nhiều nụ, nhiều hoa anh đã bán tới 70.000 đồng/cây.
Tuy nhiên, những người trồng hồng còn có thể trông chờ vào dịp thu hoạch sau tết vì ngày lễ tình yêu đang đến gần. Các hộ trồng cúc hay những loại hoa khác, mặc dù vẫn có thể bán cho người dân chơi rằm, phục vụ thanh minh, nhưng chắc chắn sẽ không thể được mức giá cao như hồi trong Tết.