Thăm nơi phóng vệ tinh Vinasat-1
Sáng sớm ngày 19/4 theo giờ Việt Nam, vệ tinh Vinasat-1 sẽ rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ châu Âu
Trước khi vệ tinh Vinasat-1 rời bệ phóng, người viết đã được tới thăm những địa điểm quan trọng nhất của sân bay vũ trụ châu Âu tại Kourou ở French Guyana (lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp ở Nam Mỹ), trong đó có trung tâm điều khiển tên lửa Jupiter, bệ phóng đã được chuẩn bị sẵn sàng để lắp ráp tên lửa…
Các công trình thuộc sân bay vũ trụ Kourou được xây dựng trên những bãi đất trống nằm rải rác trong rừng. Sân bay trải dài trên diện tích 750 km2, được so sánh với diện tích của cả thành phố New York. Bao quanh sân bay là rừng nhiệt đới, phía Đông là bờ biển Đại Tây Dương dài 50 km và phía Nam là thành phố vũ trụ Kourou.
Ông Mario de Lépine, Giám đốc Truyền thông Hãng hàng không - vũ trụ Arianespace đích thân dẫn chúng tôi đến thăm những cơ sở đầu não của sân bay vũ trụ được xem là lớn nhất thế giới này. Nơi đầu tiên chúng tôi đến thăm là Trung tâm Điều khiển Jupiter. Tòa nhà này nằm cách bệ phóng tên lửa Ariane khoảng 7 km, có chức năng tiếp nhận tất cả các thông tin liên quan đến việc phóng tên lửa.
Trước khi thực hiện bất cứ vụ phóng nào, người ta sẽ thực hiện đếm ngược và hành trình bay của tên lửa Ariane 5 sẽ được kiểm soát chặt chẽ cho đến khi vệ tinh mà nó mang theo được đưa vào đúng quỹ đạo xác định. Giám đốc phụ trách bay của Arianespace sẽ ra lệnh phóng. Việc phóng vệ tinh Vinasat-1 vào ngày mai (19/4) cũng sẽ được thực hiện đúng theo những bước này.
Tiếp tục đến thăm trung tâm kiểm soát bệ phóng số 3 nằm khá gần bệ phóng, chúng tôi được dẫn vào một phòng kính bao quát toàn bộ hoạt động của trung tâm kiểm soát bệ phóng ở bên dưới.
Phòng kính này có nhiều ghế ngồi, nhưng ông Mario de Lépine nhấn mạnh rằng những chỗ ngồi này không dành cho báo chí, quan chức hay khách du lịch mà chỉ dành cho các chuyên gia theo dõi quá trình kiểm soát bệ phóng.
Khi chúng tôi đến, có rất ít chuyên gia làm việc ở phòng kiểm soát. Nhưng vào ngày phóng vệ tinh Vinasat-1, 200 chuyên gia sẽ có mặt tại đây miệt mài bên các máy tính chuyên dụng kiểm soát hệ thống điện và chất lỏng ở bệ phóng.
Khi đèn xanh được bật lên báo hiệu mọi thứ trên bệ phóng đã hoạt động chính xác, 7 phút đếm ngược trước thời điểm phóng bắt đầu. Kể từ lúc đó, tất cả các thao tác sẽ được tự động thực hiện và mọi nỗ lực can thiệp của con người sẽ trở nên vô hiệu.
Theo ông Mario de Lépine, tòa nhà sẽ đóng cửa tuyệt đối trong ngày phóng vệ tinh và chỉ các chuyên gia có nhiệm vụ mới được vào. Có một điều lạ ở dưới sân tòa nhà là tất cả các xe đều quay đầu ra ngoài.
Ông Mario de Lépine giải thích rằng do tính chất nguy hiểm của trung tâm điều khiển, xe ô tô phải được sắp xếp như vậy để trong trường hợp xảy ra sự cố, các nhân viên tại đây chạy ra xe và có thể thoát ra ngoài ngay lập tức.
Các địa điểm tiếp theo là phòng lắp ráp các bộ phận của tên lửa đẩy, phòng ráp vệ tinh vào tên lửa và xưởng chứa tên lửa đã có vệ tinh. Nhìn lên quả tên lửa Ariane 5 to lớn sừng sững, bên trong đã có vệ tinh Vinasat-1, chúng tôi có những cảm xúc khá đặc biệt. Giờ G đang đến gần.
Vào lúc 10 giờ sáng 17/4, tên lửa nặng tổng cộng 800 tấn này sẽ được chuyên chở tới bệ phóng bằng đường ray để sẵn sàng mang vệ tinh Vinasat-1 lên không trung vào chiều tối 18/4 giờ địa phương (sáng sớm 19/4 giờ Việt Nam).
Điểm đến thăm cuối cùng của chúng tôi là bệ phóng tên lửa Ariane 5. Từ phía xa, chúng tôi đã nhìn thấy tháp nước mà theo ông Mario de Lépine cao tới 90m và chứa 1.500m3 nước đặt ngay cạnh bệ phóng.
Khi tên lửa được phóng lên, nước từ tháp này sẽ được bơm vào bệ phóng với tốc độ 30m3/giây nhằm làm giảm tiếng ồn và làm nguội đường thoát lửa của tên lửa. Bốn tháp chống sét cao sừng sững cũng được dựng ngay kế bên để bảo vệ tên lửa cùng vệ tinh tuyệt đối an toàn.
Lúc Ariane 5 khai hỏa, để đảm bảo an toàn, những người chứng kiến như chúng tôi sẽ phải đứng cách bệ phóng 3km. Nhưng ông Mario de Lépine cho biết, lửa là thứ chúng tôi có thể nhìn rõ nhất khi Ariane 5 bay lên.
* Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cho biết trạm điều khiển vệ tinh mặt đất ở Quế Dương (Hà Tây) đã sẵn sàng kết nối với vệ tinh Vinasat-1 ngay khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo thành công.
Chiều 17/4, kiểm tra tại trạm điều khiển vệ tinh mặt đất Quế Dương, Thứ trưởng Lai cho biết trạm Quế Dương đã có đầy đủ điều kiện để đảm bảo tốt các nhiệm vụ theo dõi định vị, phân tích mọi tham số điện, tham số cơ học để hiệu chỉnh Vinasat 1 trong quá trình khai thác.
Trạm do các chuyên gia Việt Nam và nhà cung cấp vệ tinh Lockheed Martin (Mỹ) xây dựng, lắp đặt, hiệu chỉnh. Các cán bộ kỹ thuật tại đây đều được đào tạo, huấn luyện, thực hành thử tại Mỹ và Bỉ, nơi có các vệ tinh giống như Vinasat 1 của Việt Nam. Họ đã đủ khả năng tiếp cận và nắm bắt được toàn bộ quy trình kỹ thuật để điều khiển, khai thác vệ tinh Vinasat 1.
Ngoài trạm điều khiển vệ tinh mặt đất chính đặt tại Quế Dương (Hà Tây), một trạm điều khiển mặt đất phụ khác được đặt tại Bình Dương, để phòng trường hợp trạm chính xảy ra sự cố.
Các công trình thuộc sân bay vũ trụ Kourou được xây dựng trên những bãi đất trống nằm rải rác trong rừng. Sân bay trải dài trên diện tích 750 km2, được so sánh với diện tích của cả thành phố New York. Bao quanh sân bay là rừng nhiệt đới, phía Đông là bờ biển Đại Tây Dương dài 50 km và phía Nam là thành phố vũ trụ Kourou.
Ông Mario de Lépine, Giám đốc Truyền thông Hãng hàng không - vũ trụ Arianespace đích thân dẫn chúng tôi đến thăm những cơ sở đầu não của sân bay vũ trụ được xem là lớn nhất thế giới này. Nơi đầu tiên chúng tôi đến thăm là Trung tâm Điều khiển Jupiter. Tòa nhà này nằm cách bệ phóng tên lửa Ariane khoảng 7 km, có chức năng tiếp nhận tất cả các thông tin liên quan đến việc phóng tên lửa.
Trước khi thực hiện bất cứ vụ phóng nào, người ta sẽ thực hiện đếm ngược và hành trình bay của tên lửa Ariane 5 sẽ được kiểm soát chặt chẽ cho đến khi vệ tinh mà nó mang theo được đưa vào đúng quỹ đạo xác định. Giám đốc phụ trách bay của Arianespace sẽ ra lệnh phóng. Việc phóng vệ tinh Vinasat-1 vào ngày mai (19/4) cũng sẽ được thực hiện đúng theo những bước này.
Tiếp tục đến thăm trung tâm kiểm soát bệ phóng số 3 nằm khá gần bệ phóng, chúng tôi được dẫn vào một phòng kính bao quát toàn bộ hoạt động của trung tâm kiểm soát bệ phóng ở bên dưới.
Phòng kính này có nhiều ghế ngồi, nhưng ông Mario de Lépine nhấn mạnh rằng những chỗ ngồi này không dành cho báo chí, quan chức hay khách du lịch mà chỉ dành cho các chuyên gia theo dõi quá trình kiểm soát bệ phóng.
Khi chúng tôi đến, có rất ít chuyên gia làm việc ở phòng kiểm soát. Nhưng vào ngày phóng vệ tinh Vinasat-1, 200 chuyên gia sẽ có mặt tại đây miệt mài bên các máy tính chuyên dụng kiểm soát hệ thống điện và chất lỏng ở bệ phóng.
Khi đèn xanh được bật lên báo hiệu mọi thứ trên bệ phóng đã hoạt động chính xác, 7 phút đếm ngược trước thời điểm phóng bắt đầu. Kể từ lúc đó, tất cả các thao tác sẽ được tự động thực hiện và mọi nỗ lực can thiệp của con người sẽ trở nên vô hiệu.
Theo ông Mario de Lépine, tòa nhà sẽ đóng cửa tuyệt đối trong ngày phóng vệ tinh và chỉ các chuyên gia có nhiệm vụ mới được vào. Có một điều lạ ở dưới sân tòa nhà là tất cả các xe đều quay đầu ra ngoài.
Ông Mario de Lépine giải thích rằng do tính chất nguy hiểm của trung tâm điều khiển, xe ô tô phải được sắp xếp như vậy để trong trường hợp xảy ra sự cố, các nhân viên tại đây chạy ra xe và có thể thoát ra ngoài ngay lập tức.
Các địa điểm tiếp theo là phòng lắp ráp các bộ phận của tên lửa đẩy, phòng ráp vệ tinh vào tên lửa và xưởng chứa tên lửa đã có vệ tinh. Nhìn lên quả tên lửa Ariane 5 to lớn sừng sững, bên trong đã có vệ tinh Vinasat-1, chúng tôi có những cảm xúc khá đặc biệt. Giờ G đang đến gần.
Vào lúc 10 giờ sáng 17/4, tên lửa nặng tổng cộng 800 tấn này sẽ được chuyên chở tới bệ phóng bằng đường ray để sẵn sàng mang vệ tinh Vinasat-1 lên không trung vào chiều tối 18/4 giờ địa phương (sáng sớm 19/4 giờ Việt Nam).
Điểm đến thăm cuối cùng của chúng tôi là bệ phóng tên lửa Ariane 5. Từ phía xa, chúng tôi đã nhìn thấy tháp nước mà theo ông Mario de Lépine cao tới 90m và chứa 1.500m3 nước đặt ngay cạnh bệ phóng.
Khi tên lửa được phóng lên, nước từ tháp này sẽ được bơm vào bệ phóng với tốc độ 30m3/giây nhằm làm giảm tiếng ồn và làm nguội đường thoát lửa của tên lửa. Bốn tháp chống sét cao sừng sững cũng được dựng ngay kế bên để bảo vệ tên lửa cùng vệ tinh tuyệt đối an toàn.
Lúc Ariane 5 khai hỏa, để đảm bảo an toàn, những người chứng kiến như chúng tôi sẽ phải đứng cách bệ phóng 3km. Nhưng ông Mario de Lépine cho biết, lửa là thứ chúng tôi có thể nhìn rõ nhất khi Ariane 5 bay lên.
* Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cho biết trạm điều khiển vệ tinh mặt đất ở Quế Dương (Hà Tây) đã sẵn sàng kết nối với vệ tinh Vinasat-1 ngay khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo thành công.
Chiều 17/4, kiểm tra tại trạm điều khiển vệ tinh mặt đất Quế Dương, Thứ trưởng Lai cho biết trạm Quế Dương đã có đầy đủ điều kiện để đảm bảo tốt các nhiệm vụ theo dõi định vị, phân tích mọi tham số điện, tham số cơ học để hiệu chỉnh Vinasat 1 trong quá trình khai thác.
Trạm do các chuyên gia Việt Nam và nhà cung cấp vệ tinh Lockheed Martin (Mỹ) xây dựng, lắp đặt, hiệu chỉnh. Các cán bộ kỹ thuật tại đây đều được đào tạo, huấn luyện, thực hành thử tại Mỹ và Bỉ, nơi có các vệ tinh giống như Vinasat 1 của Việt Nam. Họ đã đủ khả năng tiếp cận và nắm bắt được toàn bộ quy trình kỹ thuật để điều khiển, khai thác vệ tinh Vinasat 1.
Ngoài trạm điều khiển vệ tinh mặt đất chính đặt tại Quế Dương (Hà Tây), một trạm điều khiển mặt đất phụ khác được đặt tại Bình Dương, để phòng trường hợp trạm chính xảy ra sự cố.