Tháng điều chỉnh của chứng khoán: Bán là chủ yếu
Nếu tính trong một khoảng thời gian nhất định, từ đầu tháng 3 đến nay, chỉ số giá chứng khoán giảm nhiều hơn tăng
Tháng 3 này được xem là tháng điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau một thời gian tăng mạnh.
Giá của hầu hết các cổ phiếu đều giảm, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chips. Mặc dù, chu kỳ điều chỉnh này đến sớm hơn hẳn một tháng so với năm 2006, nhưng với những người bám sàn lâu năm thì không mấy khó khăn để cảm nhận được tín hiệu thay đổi đó.
Giới quan sát thì nhận xét rằng, sự suy giảm giá của các cổ phiếu đang diễn ra một cách từ từ nên không gây sốc cho các nhà đầu tư. Nếu tính trong một khoảng thời gian nhất định, từ đầu tháng 3 đến nay, chỉ số giá chứng khoán giảm nhiều hơn tăng, mặc dù số phiên tăng giảm là ngang nhau.
Chỉ riêng trong hai phiên (ngày 16/3 và 19/3), thị trường phục hồi với chỉ số VN-Index tăng hơn 67,7 điểm, song vẫn chưa bằng với mức mất điểm (112 điểm) của ba phiên liền trước đó (ngày 13, 14 và 15/3).
Ngay cả trong những phiên giao dịch thị trường phục hồi thì mức tăng cũng không duy trì liên tục trong cả 3 đợt khớp lệnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3/2007, chỉ số VN-Index giảm hơn 16 điểm, còn 1.117,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 12.201.150 chứng khoán, tương đương tổng giá trị 1.116,268 tỷ đồng.
Điều đáng lưu ý là quy mô đặt lệnh cũng nghiêng nhiều về bán. Tổng khối lượng đặt mua 16.719.790 chứng khoán, giảm 17,10% (khối lượng còn lại chưa khớp là 6.121.590 đơn vị) so với ngày giao dịch trước. Tổng khối lượng đặt bán 20.405.830 đơn vị, tăng 30,09% (khối lượng còn lại chưa khớp là 9.807.630 đơn vị) so với phiên trước.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, so với phiên trước, số chứng khoán tăng giá giảm đi trong khi chứng khoán giảm giá thì tăng lên trong phiên này. Chỉ có 39 loại tăng giá, 53 chứng khoán giảm giá và 17 chứng khoán đứng giá.
Trong đó, những cổ phiếu tăng giá cao nhất lại là những chứng khoán có “vấn đề” như: BTC (tăng 5%), BBT (tăng 4,92%), VTA (tăng 4,85%)... Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất như: PNC (giảm 5%), SCD (giảm 4,94%), COM (giảm 4,88%), BMC (giảm 4,86%), NAV và SAV (giảm 4,76%).
Hai loại chứng chỉ quỹ là VF1 và BF1 đều giảm giá trong đó VF1 giảm mạnh hơn. Giá VF1 giảm 2.000 đồng (- 4,08%), đóng cửa ở mức 47.000 đồng/chứng chỉ. Giá BF1 giảm 100 đồng (-0,56%), đóng cửa ở mức 17.900 đồng/chứng chỉ.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không còn mạnh như trước và lượng mua vào đã tăng hơn so với bán ra. 62 mã chứng khoán đã được nhóm nhà đầu tư này đặt mua với tổng khối lượng 1.279.960 đơn vị, tương đương giá trị 194,261 tỷ đồng, tập trung vào các chứng khoán như: PVD (134.310 cổ phiếu), VNM (117.920 cổ phiếu), VSH (106.390 cổ phiếu), ITA (77.810 cổ phiếu).
Tổng khối lượng bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đạt 614.630 đơn vị, tương đương tổng giá trị 94,542 tỷ đồng với các chứng khoán được bán ra nhiều là PPC (149.040 cổ phiếu), BHS (77.360 cổ phiếu), VNM (64.940 cổ phiếu), PVD (52.400 cổ phiếu).
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm 13,25 điểm (- 2,88%) so với phiên trước đạt 446,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 3.125.600 chứng khoán với tổng giá trị 408,057 tỷ đồng (giảm 23,04% so với phiên trước).
Những cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá lớn nhất trong ngày là SSI (702.700 cổ phiếu), BCC (140.600 cổ phiếu), ACB (119.900 cổ phiếu), HJS (115.800 cổ phiếu).
Giá của hầu hết các cổ phiếu đều giảm, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chips. Mặc dù, chu kỳ điều chỉnh này đến sớm hơn hẳn một tháng so với năm 2006, nhưng với những người bám sàn lâu năm thì không mấy khó khăn để cảm nhận được tín hiệu thay đổi đó.
Giới quan sát thì nhận xét rằng, sự suy giảm giá của các cổ phiếu đang diễn ra một cách từ từ nên không gây sốc cho các nhà đầu tư. Nếu tính trong một khoảng thời gian nhất định, từ đầu tháng 3 đến nay, chỉ số giá chứng khoán giảm nhiều hơn tăng, mặc dù số phiên tăng giảm là ngang nhau.
Chỉ riêng trong hai phiên (ngày 16/3 và 19/3), thị trường phục hồi với chỉ số VN-Index tăng hơn 67,7 điểm, song vẫn chưa bằng với mức mất điểm (112 điểm) của ba phiên liền trước đó (ngày 13, 14 và 15/3).
Ngay cả trong những phiên giao dịch thị trường phục hồi thì mức tăng cũng không duy trì liên tục trong cả 3 đợt khớp lệnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3/2007, chỉ số VN-Index giảm hơn 16 điểm, còn 1.117,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 12.201.150 chứng khoán, tương đương tổng giá trị 1.116,268 tỷ đồng.
Điều đáng lưu ý là quy mô đặt lệnh cũng nghiêng nhiều về bán. Tổng khối lượng đặt mua 16.719.790 chứng khoán, giảm 17,10% (khối lượng còn lại chưa khớp là 6.121.590 đơn vị) so với ngày giao dịch trước. Tổng khối lượng đặt bán 20.405.830 đơn vị, tăng 30,09% (khối lượng còn lại chưa khớp là 9.807.630 đơn vị) so với phiên trước.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, so với phiên trước, số chứng khoán tăng giá giảm đi trong khi chứng khoán giảm giá thì tăng lên trong phiên này. Chỉ có 39 loại tăng giá, 53 chứng khoán giảm giá và 17 chứng khoán đứng giá.
Trong đó, những cổ phiếu tăng giá cao nhất lại là những chứng khoán có “vấn đề” như: BTC (tăng 5%), BBT (tăng 4,92%), VTA (tăng 4,85%)... Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất như: PNC (giảm 5%), SCD (giảm 4,94%), COM (giảm 4,88%), BMC (giảm 4,86%), NAV và SAV (giảm 4,76%).
Hai loại chứng chỉ quỹ là VF1 và BF1 đều giảm giá trong đó VF1 giảm mạnh hơn. Giá VF1 giảm 2.000 đồng (- 4,08%), đóng cửa ở mức 47.000 đồng/chứng chỉ. Giá BF1 giảm 100 đồng (-0,56%), đóng cửa ở mức 17.900 đồng/chứng chỉ.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không còn mạnh như trước và lượng mua vào đã tăng hơn so với bán ra. 62 mã chứng khoán đã được nhóm nhà đầu tư này đặt mua với tổng khối lượng 1.279.960 đơn vị, tương đương giá trị 194,261 tỷ đồng, tập trung vào các chứng khoán như: PVD (134.310 cổ phiếu), VNM (117.920 cổ phiếu), VSH (106.390 cổ phiếu), ITA (77.810 cổ phiếu).
Tổng khối lượng bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đạt 614.630 đơn vị, tương đương tổng giá trị 94,542 tỷ đồng với các chứng khoán được bán ra nhiều là PPC (149.040 cổ phiếu), BHS (77.360 cổ phiếu), VNM (64.940 cổ phiếu), PVD (52.400 cổ phiếu).
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm 13,25 điểm (- 2,88%) so với phiên trước đạt 446,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 3.125.600 chứng khoán với tổng giá trị 408,057 tỷ đồng (giảm 23,04% so với phiên trước).
Những cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá lớn nhất trong ngày là SSI (702.700 cổ phiếu), BCC (140.600 cổ phiếu), ACB (119.900 cổ phiếu), HJS (115.800 cổ phiếu).