The Economist dự báo GDP Việt Nam năm nay
“Các nhà đầu tư quốc tế vẫn quan tâm tới thị trường đầu tư của Việt Nam, nhưng chắc chắn với mức độ thấp hơn”
Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại lần thứ 3 vừa diễn ra ngày 11/1 tại Hà Nội. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao và tập đoàn báo chí The Economist (Anh) tổ chức với chủ đề “Hành trình vào một thế giới mới”.
Tại hội nghị lần thứ 2, diễn ra vào tháng 3/2009, Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan thông tin kinh tế thuộc The Economist (Anh) - đã đưa ra một dự báo gây sốc: tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể chỉ đạt 0,3% trong năm đó (kết quả cuối năm là 5,2%).
Vậy tại hội nghị lần này, EIU có còn dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Justin Wood, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của EIU.
Đây là lần thứ 3 The Economist tham gia tổ chức hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại tại Việt Nam. Qua ba lần tổ chức hội nghị, ông có đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế của Việt Nam?
Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam là vào năm 2008 và cho đến nay đã là lần thứ 3. Nhưng bối cảnh kinh tế của ba lần tổ chức hội nghị tại Việt Nam khá là khác nhau.
Năm 2008, Việt Nam khi đó là một trong những quốc gia hàng đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Và đó là lý do vì sao hội nghị năm 2008 được lấy chủ đề “Việt Nam - Ngôi sao đang lên của châu Á”. Các nhà đầu tư tỏ ra đặc biệt quan tâm tới những triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Nhưng đến nay, bối cảnh quốc tế đã khác đi rất nhiều. Nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề riêng của mình như lạm phát, vấn đề tiền tệ, nợ công... Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế vẫn quan tâm tới thị trường đầu tư của Việt Nam, nhưng chắc chắn với mức độ thấp hơn.
Hiện The Economist đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 500 công ty hàng đầu thế giới liên quan tới những thông tin về thị trường mới nổi. Những năm trước, qua khảo sát của The Economist, Trung Quốc là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất, tiếp đến là Ấn Độ và Việt Nam xếp vị trí thứ 3.
Nhưng năm nay tình hình đã thay đổi, Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất, tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam xếp hạng 4. Việt Nam đã lùi bậc đôi chút nhưng vị trí của các bạn vẫn là khá sáng sủa.
Vấn đề của Việt Nam hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô. Qua những phiên thảo luận với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi đã nhìn thấy những kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế lớn. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để lấy lại ổn định vĩ mô một cách nhanh chóng, lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư quốc tế.
Là một chuyên gia kinh tế của Anh cũng như của châu Âu, ông đánh giá như thế nào về triển vọng kinh tế của châu Âu?
Nền kinh tế châu Âu đã suy thoái và đang tiếp tục phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Châu Âu sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết những vấn đề liên quan tới nợ công. Vấn đề tài chính hay tiền bạc đang là quan tâm hàng đầu của chúng tôi.
Nhưng tôi cho rằng châu Âu sẽ vượt qua khủng hoảng. Châu Âu và nước Anh sẽ cùng phải làm rất nhiều việc trong vòng 3, 4 hay 5 năm nữa để giải quyết những vấn đề về khủng hoảng nợ. Đây có thể sẽ là quá trình tái cơ cấu “đau đớn” nhưng lại rất tốt đối với tương lai của chúng tôi.
Các ông từng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8% trong năm 2008, 0,3% trong năm 2009. Vậy The Economist dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 sẽ là bao nhiêu, thưa ông?
Năm nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ khoảng 5,8%, khá sát với mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% mà Chính phủ Việt Nam đặt ra.
Tôi nghĩ rằng đây sẽ là năm thử thách đối với các nền kinh tế trên thế giới, không chỉ riêng của Việt Nam. Nhưng Việt Nam đã lên những kế hoạch lớn trong phát triển kinh tế của mình. Việt Nam vẫn cần theo đuổi câu chuyển ổn định vĩ mô.
Tôi nghĩ rằng kinh tế Việt Nam sẽ giảm đôi chút, nhưng mức tăng trưởng dự báo 5,8% trong bối cảnh này khá là tốt.
Với viễn cảnh như vậy, ông có lời khuyên gì dành cho những nhà đầu tư quốc tế đã có mặt tại Việt Nam cũng như đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam?
Tôi đã nhìn thấy nhiều chủ trương, hành động đúng đắn của Chính phủ trong ổn định kinh tế. Nhưng tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư vẫn mong muốn được nhìn thấy những bằng chứng rõ ràng hơn. Chính phủ cần theo đuổi chính sách ổn định vĩ mô, giảm bớt tăng trưởng. Chúng tôi cũng thấy được những định hướng rõ ràng trong thu hút đầu tư của Việt Nam, tập trung vào những lĩnh vực không gây ô nhiễm môi trường, không tiêu tốn tài nguyên, những ngành công nghệ cao và những ngành có giá trị gia tăng cao.
Tại hội nghị lần thứ 2, diễn ra vào tháng 3/2009, Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan thông tin kinh tế thuộc The Economist (Anh) - đã đưa ra một dự báo gây sốc: tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể chỉ đạt 0,3% trong năm đó (kết quả cuối năm là 5,2%).
Vậy tại hội nghị lần này, EIU có còn dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Justin Wood, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của EIU.
Đây là lần thứ 3 The Economist tham gia tổ chức hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại tại Việt Nam. Qua ba lần tổ chức hội nghị, ông có đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế của Việt Nam?
Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam là vào năm 2008 và cho đến nay đã là lần thứ 3. Nhưng bối cảnh kinh tế của ba lần tổ chức hội nghị tại Việt Nam khá là khác nhau.
Năm 2008, Việt Nam khi đó là một trong những quốc gia hàng đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Và đó là lý do vì sao hội nghị năm 2008 được lấy chủ đề “Việt Nam - Ngôi sao đang lên của châu Á”. Các nhà đầu tư tỏ ra đặc biệt quan tâm tới những triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Nhưng đến nay, bối cảnh quốc tế đã khác đi rất nhiều. Nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề riêng của mình như lạm phát, vấn đề tiền tệ, nợ công... Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế vẫn quan tâm tới thị trường đầu tư của Việt Nam, nhưng chắc chắn với mức độ thấp hơn.
Hiện The Economist đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 500 công ty hàng đầu thế giới liên quan tới những thông tin về thị trường mới nổi. Những năm trước, qua khảo sát của The Economist, Trung Quốc là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất, tiếp đến là Ấn Độ và Việt Nam xếp vị trí thứ 3.
Nhưng năm nay tình hình đã thay đổi, Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất, tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam xếp hạng 4. Việt Nam đã lùi bậc đôi chút nhưng vị trí của các bạn vẫn là khá sáng sủa.
Vấn đề của Việt Nam hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô. Qua những phiên thảo luận với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi đã nhìn thấy những kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế lớn. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để lấy lại ổn định vĩ mô một cách nhanh chóng, lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư quốc tế.
Là một chuyên gia kinh tế của Anh cũng như của châu Âu, ông đánh giá như thế nào về triển vọng kinh tế của châu Âu?
Nền kinh tế châu Âu đã suy thoái và đang tiếp tục phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Châu Âu sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết những vấn đề liên quan tới nợ công. Vấn đề tài chính hay tiền bạc đang là quan tâm hàng đầu của chúng tôi.
Nhưng tôi cho rằng châu Âu sẽ vượt qua khủng hoảng. Châu Âu và nước Anh sẽ cùng phải làm rất nhiều việc trong vòng 3, 4 hay 5 năm nữa để giải quyết những vấn đề về khủng hoảng nợ. Đây có thể sẽ là quá trình tái cơ cấu “đau đớn” nhưng lại rất tốt đối với tương lai của chúng tôi.
Các ông từng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8% trong năm 2008, 0,3% trong năm 2009. Vậy The Economist dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 sẽ là bao nhiêu, thưa ông?
Năm nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ khoảng 5,8%, khá sát với mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% mà Chính phủ Việt Nam đặt ra.
Tôi nghĩ rằng đây sẽ là năm thử thách đối với các nền kinh tế trên thế giới, không chỉ riêng của Việt Nam. Nhưng Việt Nam đã lên những kế hoạch lớn trong phát triển kinh tế của mình. Việt Nam vẫn cần theo đuổi câu chuyển ổn định vĩ mô.
Tôi nghĩ rằng kinh tế Việt Nam sẽ giảm đôi chút, nhưng mức tăng trưởng dự báo 5,8% trong bối cảnh này khá là tốt.
Với viễn cảnh như vậy, ông có lời khuyên gì dành cho những nhà đầu tư quốc tế đã có mặt tại Việt Nam cũng như đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam?
Tôi đã nhìn thấy nhiều chủ trương, hành động đúng đắn của Chính phủ trong ổn định kinh tế. Nhưng tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư vẫn mong muốn được nhìn thấy những bằng chứng rõ ràng hơn. Chính phủ cần theo đuổi chính sách ổn định vĩ mô, giảm bớt tăng trưởng. Chúng tôi cũng thấy được những định hướng rõ ràng trong thu hút đầu tư của Việt Nam, tập trung vào những lĩnh vực không gây ô nhiễm môi trường, không tiêu tốn tài nguyên, những ngành công nghệ cao và những ngành có giá trị gia tăng cao.