Thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng dầu lửa
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi đang có nguy cơ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới
Sản lượng dầu lửa của Libya - quốc gia sở hữu trữ lượng “vàng đen” lớn nhất châu Phi và đang đứng bên bờ vực nội chiến - đã giảm ít nhất 20% do các công ty dầu khí quốc tế cắt giảm hoạt động.
Tờ Financial Times cho biết, cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi đang có nguy cơ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/2), giá dầu thô quốc tế đã tăng vọt sau khi hai hãng dầu lửa lớn nhất tại Libya là Eni của Italy và Repson của Tây Ban Nha tuyên bố tạm ngưng hoạt động ở nước này. Theo thông tin trên tờ Wall Street Journal, Libya đã đóng cửa toàn bộ các cảng biển của nước này, bao gồm các cảng xuất khẩu dầu.
Trước sự leo thang của cuộc khủng hoảng tại Lybia, ông Ali Naimi, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, tuyên bố, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẵn sàng tăng sản lượng để bù đắp sản lượng mất mát ở Libya. Tuy nhiên, ông Naimi khẳng định, ở thời điểm hiện tại, thị trường dầu lửa quốc tế vẫn có đủ nguồn cung.
“Cho dù điều gì đang xảy ra ở Libya thì thị trường dầu lửa thế giới tới lúc này vẫn chưa gặp phải sự gián đoạn nguồn cung. Khi tình trạng thiếu cung dầu xảy ra, chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh ngay lập tức”, ông Naimi nói. Lybia có trữ lượng dầu ước tính lên tới 44,3 triệu thùng, lớn nhất tại khu vực châu Phi và lớn thứ 9 trên thế giới.
Hiện công suất khai thác dầu dự trữ của Saudi Arabia - quốc gia “anh cả” của OPEC - là 4 triệu thùng/ngày, đủ khả năng để bù đắp cho sản lượng dầu suy giảm của Libya. Bộ trưởng Naimi nhấn mạnh, Saudi có thể khắc phục bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào.
“Chúng tôi đã nhiều lần phản ứng với các cuộc khủng hoảng nổi lên”, ông Naimi nói. Trước đây, Saudi Arabia đã tăng sản lượng trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, trong thời gian công nhân dầu lửa đình công ở Venezuela hồi cuối năm 2002, và khi Mỹ tấn công Iraq năm 2003.
Cũng với thái độ quan ngại về nguy cơ xảy ra khủng hoảng dầu lửa, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa tuyên bố sẽ sử dụng tới dự trữ dầu lửa chiến lược trong trường hợp cần thiết. Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Nobuo Tanaka, Giám đốc IEA, cho biết, vấn đề sử dụng dự trữ dầu lửa chiến lược khi nào và ở đâu sẽ được đưa ra thảo luận trong tuần này.
“Chúng tôi đã nhất trí với OPEC là khi xảy ra gián đoạn nguồn cung dầu, OPEC sẽ tăng sản lượng. Và nếu cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng tới dự trữ dầu chiến lược”, ông Tanaka cho hay về sự phối hợp hành động giữa OPEC và IEA.
Giá dầu thô thế giới đã giảm nhẹ sau khi 2 tổ chức trên ra tuyên bố trấn an thị trường. Tuy nhiên, giá dầu thô Brent tại thị trường London vẫn đóng cửa phiên 22/2 ở mức 107 USD/thùng, cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi.
Hãng Repsol ngày 22/2 tuyên bố đã đóng cửa mỏ dầu khổng lồ El Sharara ở Libya. Đây là mỏ dầu có sản lượng 250.000 thùng mỗi ngày. Hãng Basf của Đức cũng đóng cửa mỏ dầu với sản lượng 100.000 thùng mỗi ngày ở nước này. Hãng Eni thì tuyên bố đã đóng cửa một số mỏ dầu và khí nhất định mà không đưa ra chi tiết cụ thể.
Việc đóng cửa các mỏ dầu nói trên đưa mức sản lượng hao hụt tại Libya lên mức ít nhất 350.000 thùng/ngày, tương đương 22% tổng sản lượng dầu hàng ngày của nước này, ngang với nhu cầu tiêu thụ dầu thô hàng ngày của Hy Lạp. Các chuyên gia cho rằng, mức hao hụt sản lượng còn có thể cao hơn nếu hãng Eni công bố cụ thể mức cắt giảm sản lượng của họ. Theo số liệu của IEA, sản lượng dầu của Libya trong tháng 1 là 1,6 triệu thùng/ngày.
Lãnh đạo các hãng dầu lửa cho biết, các vụ đóng cửa mỏ dầu còn tăng trong những ngày tới khi mà các nhà thầu phụ điều hành mỏ dầu rời đi, có nguy cơ đưa ngành dầu lửa của Libya vào trạng thái tê liệt.
“Bất ổn tại phần lớn các khu vực ở Bắc Phi và Trung Đông hiện là rất lớn và khó lường. Điều này sẽ hỗ trợ mạnh cho giá dầu. Giá nhiên liệu này còn có thể tăng thêm”, ông Ian Taylor, Giám đốc điều hàng của Vitol, một trong những hãng giao dịch dầu lửa lớn nhất thế giới phát biểu.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ John Kerry, hôm qua đã lên tiếng kêu gọi các công ty dầu lửa ngừng hoạt động tại Libya. “Tất cả các công ty dầu lửa của Mỹ và các quốc gia khác nên ngừng ngay hoạt động tại Libya cho tới khi tình trạng bạo lực chống lại dân thường ở nước này xuống thang”, ông Kerry nói.
Ông Kerry cũng thúc giục chính quyền Tổng thống Barack Obama cân nhắc tái áp dụng lệnh trừng phạt dầu thô đối với Libya. Lệnh trừng phạt này đã được bãi bỏ thời chính quyền Tổng thống George W. Bush.
Tờ Financial Times cho biết, cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi đang có nguy cơ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/2), giá dầu thô quốc tế đã tăng vọt sau khi hai hãng dầu lửa lớn nhất tại Libya là Eni của Italy và Repson của Tây Ban Nha tuyên bố tạm ngưng hoạt động ở nước này. Theo thông tin trên tờ Wall Street Journal, Libya đã đóng cửa toàn bộ các cảng biển của nước này, bao gồm các cảng xuất khẩu dầu.
Trước sự leo thang của cuộc khủng hoảng tại Lybia, ông Ali Naimi, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, tuyên bố, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẵn sàng tăng sản lượng để bù đắp sản lượng mất mát ở Libya. Tuy nhiên, ông Naimi khẳng định, ở thời điểm hiện tại, thị trường dầu lửa quốc tế vẫn có đủ nguồn cung.
“Cho dù điều gì đang xảy ra ở Libya thì thị trường dầu lửa thế giới tới lúc này vẫn chưa gặp phải sự gián đoạn nguồn cung. Khi tình trạng thiếu cung dầu xảy ra, chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh ngay lập tức”, ông Naimi nói. Lybia có trữ lượng dầu ước tính lên tới 44,3 triệu thùng, lớn nhất tại khu vực châu Phi và lớn thứ 9 trên thế giới.
Hiện công suất khai thác dầu dự trữ của Saudi Arabia - quốc gia “anh cả” của OPEC - là 4 triệu thùng/ngày, đủ khả năng để bù đắp cho sản lượng dầu suy giảm của Libya. Bộ trưởng Naimi nhấn mạnh, Saudi có thể khắc phục bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào.
“Chúng tôi đã nhiều lần phản ứng với các cuộc khủng hoảng nổi lên”, ông Naimi nói. Trước đây, Saudi Arabia đã tăng sản lượng trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, trong thời gian công nhân dầu lửa đình công ở Venezuela hồi cuối năm 2002, và khi Mỹ tấn công Iraq năm 2003.
Cũng với thái độ quan ngại về nguy cơ xảy ra khủng hoảng dầu lửa, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa tuyên bố sẽ sử dụng tới dự trữ dầu lửa chiến lược trong trường hợp cần thiết. Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Nobuo Tanaka, Giám đốc IEA, cho biết, vấn đề sử dụng dự trữ dầu lửa chiến lược khi nào và ở đâu sẽ được đưa ra thảo luận trong tuần này.
“Chúng tôi đã nhất trí với OPEC là khi xảy ra gián đoạn nguồn cung dầu, OPEC sẽ tăng sản lượng. Và nếu cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng tới dự trữ dầu chiến lược”, ông Tanaka cho hay về sự phối hợp hành động giữa OPEC và IEA.
Giá dầu thô thế giới đã giảm nhẹ sau khi 2 tổ chức trên ra tuyên bố trấn an thị trường. Tuy nhiên, giá dầu thô Brent tại thị trường London vẫn đóng cửa phiên 22/2 ở mức 107 USD/thùng, cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi.
Hãng Repsol ngày 22/2 tuyên bố đã đóng cửa mỏ dầu khổng lồ El Sharara ở Libya. Đây là mỏ dầu có sản lượng 250.000 thùng mỗi ngày. Hãng Basf của Đức cũng đóng cửa mỏ dầu với sản lượng 100.000 thùng mỗi ngày ở nước này. Hãng Eni thì tuyên bố đã đóng cửa một số mỏ dầu và khí nhất định mà không đưa ra chi tiết cụ thể.
Việc đóng cửa các mỏ dầu nói trên đưa mức sản lượng hao hụt tại Libya lên mức ít nhất 350.000 thùng/ngày, tương đương 22% tổng sản lượng dầu hàng ngày của nước này, ngang với nhu cầu tiêu thụ dầu thô hàng ngày của Hy Lạp. Các chuyên gia cho rằng, mức hao hụt sản lượng còn có thể cao hơn nếu hãng Eni công bố cụ thể mức cắt giảm sản lượng của họ. Theo số liệu của IEA, sản lượng dầu của Libya trong tháng 1 là 1,6 triệu thùng/ngày.
Lãnh đạo các hãng dầu lửa cho biết, các vụ đóng cửa mỏ dầu còn tăng trong những ngày tới khi mà các nhà thầu phụ điều hành mỏ dầu rời đi, có nguy cơ đưa ngành dầu lửa của Libya vào trạng thái tê liệt.
“Bất ổn tại phần lớn các khu vực ở Bắc Phi và Trung Đông hiện là rất lớn và khó lường. Điều này sẽ hỗ trợ mạnh cho giá dầu. Giá nhiên liệu này còn có thể tăng thêm”, ông Ian Taylor, Giám đốc điều hàng của Vitol, một trong những hãng giao dịch dầu lửa lớn nhất thế giới phát biểu.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ John Kerry, hôm qua đã lên tiếng kêu gọi các công ty dầu lửa ngừng hoạt động tại Libya. “Tất cả các công ty dầu lửa của Mỹ và các quốc gia khác nên ngừng ngay hoạt động tại Libya cho tới khi tình trạng bạo lực chống lại dân thường ở nước này xuống thang”, ông Kerry nói.
Ông Kerry cũng thúc giục chính quyền Tổng thống Barack Obama cân nhắc tái áp dụng lệnh trừng phạt dầu thô đối với Libya. Lệnh trừng phạt này đã được bãi bỏ thời chính quyền Tổng thống George W. Bush.